• Cuộc Khủng Hoảng Thời Đại Của Sách Self-Help - Viết Gì Để Nổi Tiếng? 

    Cuộc Khủng Hoảng Thời Đại Của Sách Self-Help - Viết Gì Để Nổi Tiếng? 

    Trước đây, để có được một tập sách, người ta phải nâng niu từng thếp giấy, mài từng nghiên mực, cân nhắc cẩn thận. Để có được tài liệu lưu trữ, người ta phải khắc từng chữ trên văn bia. Công nghệ in phát triển, nhu cầu sử dụng sách gia tăng, tinh thần sáng tác được thôi thúc trong môi trường tự do, gần như ai cũng có thể trở thành tác giả. Sách của chúng ta, không phải chỉ có các nhà văn, học giả đặt bút. Ngày nay, một cầu thủ cũng có thể tự bán sách về cuộc đời mình, chỉ cần được công ty sách tiếp nhận và nhà xuất bản đồng thuận. Sách không chỉ thực hiện nhiệm vụ văn hóa nghệ thuật nữa, mà được coi như một phương tiện đánh bóng tên tuổi. Có cầu tất có cung, khi người ta cần một điểm nương tựa, một niềm tin, người ta tìm đến những con chữ, hay đúng hơn là người viết ra con chữ đó. Và thế rồi cuộc “khủng hoảng” nổ ra, sách self-help Việt Nam như cơn bão đổ bộ, gây ra cái chết lâm sàng cho những sáng tác văn học. Cùng WeStudy tìm hiểu nhé. 

  • Làm Thế Nào Để Giảm Sử Dụng Mạng Xã Hội Và Đọc Nhiều Sách Hơn Trong Năm Nay?

    Đầu năm mới, hầu hết chúng ta đều tự đề ra những mục tiêu cần đạt được trong 12 tháng sắp tới. Hãy tưởng tượng sẽ tuyệt vời ra sao khi bạn có thể tận dụng khoảng thời gian trống thật hữu ích bằng việc đọc sách thay vì ngồi không lướt web. Cảm giác dằn vặt và nỗi ám ảnh “ăn không ngồi rồi” sẽ không còn đeo bám bạn. Bạn biết không, bình quân mỗi năm người Việt chỉ đọc chưa tới 3 cuốn sách trong khi thời gian dành cho mạng xã hội, đặc biệt ở bạn trẻ lại lên tới 7 – 8 tiếng/ngày. Mạng xã hội sở hữu ma lực hấp dẫn ta không ngờ và đường ra thì rối rắm như một mê cung. Bạn đã bao lần tự nhủ sẽ hạn chế mạng xã hội rồi lại đâu vào đấy sau vài ngày? Bây giờ, hãy đọc kỹ 5 bí quyết mà WeStudy nêu ra dưới đây và xem liệu bạn có tìm được tấm bản đồ để thoát khỏi mê cung kia, hoặc bạn có thể mãi chẳng bao giờ có cảm giác cứ qua thêm một tuần là mình đọc thêm được một cuốn sách mới.

  • Nhìn Lại Xu Hướng Sách Nói: Có Một Thứ "Gia Vị" Bị Bỏ Quên

    Nhìn Lại Xu Hướng Sách Nói: Có Một Thứ "Gia Vị" Bị Bỏ Quên

    Trong vài năm trở lại đây, sách nói đã tạo ra một thị trường không nhỏ cho mình, với những cái tên không mấy xa lạ như Fonos, Waka, Gác sách, Hẻm Audio,... Không khó để tìm thấy trên các ứng dụng độc quyền của các công ty sách, hoặc trên Podcast, Youtube những tệp âm thanh lưu trữ nội dung của những cuốn sách thú vị. Thị trường này không chỉ tạo ra một ngách tăng trưởng doanh số cho các nhà phát hành, mà còn là động lực cho các cá nhân tham gia mạnh mẽ hơn vào việc sáng tạo nội dung. Sách nói, người đọc, nhạc dẫn,... đã là một yếu tố trong hoạt động giải trí, nâng cao trí tuệ của chúng ta. Thế nhưng, đâu đó trong những cuốn sách nói vẫn còn thiếu một chút gia vị, thứ gia vị khiến cho sách nói trở nên cuốn hút hơn, đặc biệt hơn. Cùng WeStudy tìm kiếm thứ gia vị đó nhé!!

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất