Nhiều thập kỷ trước khi công nghệ kỹ thuật số thay đổi cách chúng ta tạo ra và thưởng thức các bức ảnh, Garry Winogrand đã chụp được hơn 1 triệu bức bằng chiếc Leica 35mm của mình, dựng lên một bức chân dung toàn vẹn về nước Mỹ từ cuối những năm 1950 đến đầu những năm 1980.
Bạn muốn theo đuổi nhiếp ảnh nhưng chưa chọn được thị trường ngách? Hãy thử xem qua danh sách dưới đây; từ con người cho đến thiên nhiên hùng vĩ, từ đường phố cho đến sàn diễn thời trang, tất cả đều là những khía cạnh độc đáo của nghệ thuật nhiếp ảnh mỗi thể loại đều mang đến trải nghiệm không trộn lẫn.
Dorothea Lange đã tạo ra một trong những bức ảnh mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại, và cũng định hình nên khái niệm về những “nhiếp ảnh gia dấn thân”. Di sản nhiếp ảnh của bà là sự kết hợp nhuần nhuyễn hai lĩnh vực – nghệ thuật và báo chí – những ràng buộc và đạo đức hoàn toàn riêng biệt vẫn có thể song hành và cùng nhau, chúng thay đổi thế giới.
Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao nhiều bức ảnh đẹp khác lại không có mặt trong danh sách này của TIME. “Đẹp” không phải tiêu chí — một số bức được chọn vì chúng định hình cách chúng ta suy nghĩ, một số vì chúng trực tiếp thay đổi cách chúng ta sống, và một số vì nó đánh dấu một số bước ngoặt lịch sử của thời đại.
Trước khi TV và Internet phổ biến như hiện nay, những bức ảnh đăng trên TIME đã có ảnh hưởng to lớn đến cách nhìn nhận của nhiều người về thế giới này. Nhiếp ảnh gia không chỉ là nhiếp ảnh gia, anh ta còn là người kể chuyện. Anh ta kể chuyện bằng chiếc máy ảnh, và câu chuyện anh ta kể được lưu lại qua những bức hình.
Dưới đây là 10 bức ảnh đứng đầu danh sách của TIME cùng câu chuyện đằng sau chúng. Hãy cùng khám phá!
Bức ảnh kinh điển này được chụp vào ngày sinh nhật lần thứ 72 của nhà vật lý đại tài Albert Einstein, sau khi ông trở về từ lễ kỷ niệm tại Câu lạc bộ Princeton vào ngày 14 tháng 3 năm 1951.
Nhiếp ảnh không chỉ là một hình thức nghệ thuật, mà còn là cửa sổ mở ra thế giới với những góc nhìn và cảm xúc độc đáo. Trong lịch sử nhiếp ảnh, có những nghệ sĩ đã khắc họa tạo hình về cuộc sống, cảnh quan, con người và nhiều khía cạnh đa dạng khác của thế giới qua ống kính của họ.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua một số nhiếp ảnh gia nổi tiếng và những tác phẩm nổi bật của họ, từ những cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp đến những khoảnh khắc cảm động về cuộc sống con người.
Nếu thích theo dõi những người nổi tiếng, rất có thể bạn sẽ tò mò ai là người đứng sau những bức hình lung linh của họ. Ngay đây là danh sách bao gồm 10 “nhiếp ảnh gia của những người nổi tiếng”, đi kèm đó là tài khoản Instagram riêng của họ để bạn tiện theo dõi.
Được chụp vào năm 1967 bởi nhiếp ảnh gia Rocco Morabito, bức ảnh này được gọi là The Kiss of Life (Nụ hôn của sự sống) — cho thấy cảnh người thợ điện J. D. Thompson đang hô hấp bằng miệng cho Randall G. Champion sau khi anh này bất tỉnh vì bị điện giật.
The Kiss of Life là một khoảnh khắc hiếm có mà người nghệ sĩ thâu tóm được toàn bộ sự việc vào trong khung hình, và là bức ảnh để đời trong sự nghiệp cầm máy của Rocco Morabito.
Ngày 15 tháng 4 năm 1954, đạo diễn Billy Wilder đang quay một cảnh của bộ phim The Seven Year Itch trên Đại lộ Lexington giữa Phố 52 và 53 ở New York.
Trong kịch bản, Monroe và bạn diễn Tom Ewell bước ra khỏi rạp chiếu phim và một làn gió nhẹ (có vẻ là không nhẹ cho lắm) lướt qua làm váy của Monroe tốc lên.
Ngay cả khi bạn chưa xem phim, bạn chắc hẳn đã nhìn qua bức ảnh này đâu đó. Đã gần 70 năm trôi qua, mặc dù Monroe rất thích cảnh quay này, nhưng không phải ai cũng biết chính nó đã trực tiếp dẫn đến việc cuộc ly hôn của bà và cầu thủ bóng chày nổi tiếng Joe DiMaggio.
Được chụp bởi Robert Wiles vào năm 1947, sau đó được tạp chí Life đăng tải toàn trang và được Time mệnh danh là "Vụ tự tử đẹp nhất mọi thời đại", bức ảnh này đóng băng khoảnh khắc biểu tượng khi Evelyn McHale nhảy xuống từ tầng 86 của Tòa Empire State.
Đây là bức ảnh mang tính biểu tượng Burst of Joy của nhiếp ảnh gia Slava "Sal" Veder được chụp vào năm 1973. Bạn có thể thấy rõ niềm vui tràn ngập trong đó, khi gia đình Robert Stirm đón anh trở về sau 6 năm ở Việt Nam.
Mặc dù bức ảnh khiến người xem mường tượng tới một kết thúc có hậu theo kiểu “hạnh phúc mãi mãi về sau” như truyện cổ tích - khi mà Stirm đã trải qua vô vàn sóng gió, thất vọng, tuyệt vọng rồi đoàn tụ với gia đình, đằng sau đó lại là một câu chuyện dài, trầm buồn và trái ngược hoàn toàn.
Cho đến giờ, ngay cả khi Diego Maradona đã qua đời, bàn thắng “The Hand of God (Bàn Tay của Chúa)” của ông cách đây 37 năm vẫn gây tranh cãi bậc nhất lịch sử bóng đá thế giới — diễn ra trong trận Tứ kết World Cup 1986 trên sân Estadio Azteca ở Mexico City.
Để bắt đầu bài viết này, chúng tôi xin được chọn câu tuyên ngôn của nhiếp ảnh gia Helmut Newton - một người đã cống hiến hết mình cho nhiếp ảnh thời trang để làm câu tuyên ngôn: Nghề nghiệp chụp ảnh chân dung của tôi là quyến rũ, giải trí và tiêu khiển. Cái quyến rũ vì khai thác được nét đẹp của chủ thể, cái giải trí vì thỏa mãn được nhu cầu thư giãn cùng nghệ thuật của thị giả. Còn tiêu khiển, tức là nhiếp ảnh cũng không nằm ngoài cái vòng “chơi đùa” của con người với cuộc đời. Sách có chuyện hài hước, phim có tình tiết vui tai, và rồi nhiếp ảnh, nó cũng sẽ có một niềm vui nhất định để thỏa lòng ai chọn nó. Bản thân nhiếp ảnh đã là một ống kính “lộng lẫy”. Sự “lộng lẫy” không phải phi thực tế, mà nó “lộng lẫy” vì nó ở trong chính cuộc đời. Lộng lẫy vì được phục vụ cuộc đời, phục vụ con người. Đó mới chính là cái đẹp của nhiếp ảnh. Đề cập đến một số “thể loại” ống kính khai phá cuộc đời, WeStudy sẽ giúp bạn tìm thấy “ống kính” phù hợp với bản thân.
Nhiếp ảnh ra đời vào đầu thế kỷ 19, và chỉ sau gần 200 năm lịch sử, nó đã trở thành một công cụ cực kỳ phổ biến với con người ngày nay.
Suốt gần 200 năm hình thành và phát triển đó, lịch sử đã chứng kiến rất nhiều thiên tài có khả năng thần sầu trong việc “đóng băng” những khoảnh khắc đặc biệt của lịch sử, thời thế và cuộc sống này.
Ansel Adams – bậc thầy nhiếp ảnh đen trắng, Henri Cartier-Bresson với biệt danh “cha đẻ của nhiếp ảnh đường phố” hay Dorothea Lange – nhiếp ảnh gia của người lao động với bức ảnh nổi tiếng The Migrant Mother,... hãy cùng tôi khám phá trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Trong nhiều năm, các nhiếp ảnh gia chỉ có một lựa chọn duy nhất để chụp ảnh, đó là phim ảnh vật lý. Công nghệ phim đã tồn tại hơn một thế kỷ và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, nhưng trong những thập kỷ gần đây, một hình thức chụp ảnh mới đã nổi lên: chụp ảnh kỹ thuật số. Máy ảnh kỹ thuật số ngày nay không đắt tiền và chúng tạo ra hình ảnh kỹ thuật số chất lượng cao. Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa nhiếp ảnh chuyên dụng vẫn sử dụng máy ảnh phim truyền thống, làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt về phim và kỹ thuật số.
Dù bạn mới tập tành chụp ảnh hay đã cầm máy lâu năm, dù bạn muốn có khởi đầu vững chắc để dấn thân vô nghề nhiếp ảnh hay đơn giản chỉ là tự mình chụp lấy những bức hình đẹp, làm thế nào để nâng cao kỹ năng chụp ảnh luôn là câu mà bạn thường xuyên tự hỏi mình.
Bạn sẽ để tôi trả lời câu hỏi này giúp bạn chứ? Trong bài viết này, tôi đưa tới bạn quy tắc vô cùng phổ biến trong nhiếp ảnh, và là kiến thức nền tảng mà bất cứ trường lớp đào tạo nhiếp ảnh nào cũng đều phải giảng dạy qua: Tỷ lệ vàng (The Golden Ratio).
“Wait for Me, Daddy” là tấm ảnh mang tính biểu tượng được chụp bởi nhiếp ảnh gia Claude P. Dettloff của tờ The Province vào ngày 1 tháng 10 năm 1940, khi Trung đoàn British Columbia diễu hành trên Đường số 8 tại ngã tư Columbia, New Westminster, Canada.
Theo một báo cáo vào tháng 12 năm 2021 của 1WorldSync, 87% người tiêu dùng đã mua sản phẩm trực tuyến mà trước đó họ đã mua tại cửa hàng. Các doanh nghiệp thương mại điện tử phải biết cách tiếp thị và bán hàng thông qua kênh đang mở rộng nhanh chóng này. Và tầm quan trọng của việc chụp ảnh sản phẩm chất lượng là không thể bỏ qua.
Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá các xu hướng chụp ảnh sản phẩm và cách chúng sẽ định hình hoạt động tiếp thị và thương mại điện tử vào năm 2023.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Quảng trường Thời đại nhộn nhịp trở lại khi ngài thị trưởng La Guardia thông báo Nhật Bản đã đầu hàng vô điều kiện trước phe Đồng minh, chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Dòng người đổ ra đường ăn mừng chiến thắng, hòa chung không khí ngày hòa bình trở lại trên mảnh đất này. Vì vậy, ngày 14 và 15 tháng 8 còn được gọi là ngày V-J (V-J Day: Victory over Japan Day).
Được chụp bởi Alfred Eisenstaedt tại New York trong không khí nhộn nhịp ngày hôm đó, bức ảnh The Kiss làm ngưng đọng khoảnh khắc mang tính biểu tượng khi một thủy thủ hôn một cô y tá trên Quảng trường Thời đại. Bức ảnh trở nên phổ biến khi được đăng tải trên tạp chí Life, là một minh chứng điển hình về sức mạnh của nhiếp ảnh đường phố trong thực tế.
Một tuần sau, nó được đăng tải trên tạp chí Life và sớm trở thành một hiện tượng nhiếp ảnh bấy giờ. Tới nay, The Kiss được xem là một bức ảnh mang tính biểu tượng, đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử nước Mỹ.
Ngày 5 tháng 8 năm 1987, sau khi ca cấy ghép tim kéo dài suốt 23 tiếng kết thúc, nhiếp ảnh gia người Mỹ, James Stansfield của National Geographic đã chụp được bức ảnh nổi tiếng mà bạn đang chiêm ngưỡng.
Bạn có thể thấy rõ sự mỏi mệt trong ánh mắt của bác sĩ Zbigniew Religa đang theo dõi tình trạng bệnh nhân trên thiết bị y tế. Đồng nghiệp nữ đã hỗ trợ ông trong quá trình phẫu thuật, ngủ gục tại góc phòng vì kiệt sức. Trên sàn vẫn còn vương vết máu, những thiết bị y tế và những cuộn dây thòng lòng.
Khi bấm máy chụp bức ảnh này, có lẽ chính James Stansfield cũng không ngờ rằng tác phẩm của anh sẽ được góp tên trong 100 bức ảnh quan trọng nhất lịch sử.
Bởi thành công của ca phẫu thuật này đã mở đường cho sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực phẫu thuật tim của Ba Lan nói riêng và ngành y học toàn cầu nói chung.
Nhưng câu chuyện đằng sau tấm ảnh mới là thứ khiến nó trở nên vĩ đại..