Năm 1998, khi Madonna còn hẹn hò với Scottie Pippen, đồng đội của Michael Jordan, Vua Bóng Rổ đã bước tới nàng và bông đùa rằng: “Này, bỏ gã ta đi, tôi có thể ‘chiều’ cô tốt hơn nhiều.”
“Mike à, anh phải chấp nhận rằng anh không thể thắng mọi thứ được,” Madonna trả lời.
Michael Jordan, kẻ hiếu thắng nhất trong những kẻ hiếu thắng, không ngờ lại ăn phải một vố đau tới vậy. Nhưng biết làm gì ngoài chấp nhận đây, vì Madonna vẫn quấn quýt bên Scottie không rời, dẫu cho Michael áp đảo người đồng đội về cả kỹ năng, danh tiếng và tài sản.
Bài học rút ra từ câu chuyện trên có thể tóm tắt vỏn vẹn trong câu nói của Madonna: bạn không thể có mọi thứ được. Nhưng chẳng ai muốn thừa nhận điều đó cả.
Với Lý thuyết Bốn lò lửa dưới đây, tôi không chỉ khiến họ phải chấp nhận sự thật ấy, mà hơn thế nữa, giúp họ giải quyết được bài toán hóc búa muôn thuở mang tên cân bằng cuộc sống. Hướng dẫn giải bài được ghi như dưới đây.
Trong cuốn tiểu thuyết Khi lỗi thuộc về những vì sao, sau khi Augustus được Hazel tặng một cuốn sách rất hay nhưng cái kết lại chưng hửng, hai người đã quyết định tìm tới gặp trực tiếp tác giả để hỏi cho ra nhẽ.
Họ đến nhà ông ta trên đỉnh cao của hân hoan để rồi rơi bịch xuống đất vì một cú ngã thất vọng đau điếng: kẻ cầm bút viết nên câu chuyện với lời văn hoa mỹ kia, hoá ra lại là một lão già trung niên béo mập, nghiện rượu, hết sức thô lỗ cục cằn. Ông ta tỏ ra khó chịu trước chuyến viếng thăm không báo trước và thậm chí còn lăng mạ bệnh ung thư của Hazel.
Quá tuyệt vọng, cặp đôi thất thểu bỏ về.
Bạn có để ý trường hợp này rất quen thuộc với giới nhà văn không? Nghiện rượu, cáu kỉnh, chửi bới cùng bộ dạng lếch thếch – phải nói là John Green đã phác hoạ đúng bộ dạng một nhà văn trong thực tế, đầy thói hư tật xấu và xem chừng không đáng ngưỡng mộ cho lắm so với những gì họ viết trên trang giấy. Nhưng bạn có nghĩ rằng họ không thể làm khác đi, rằng họ cũng chỉ là nạn nhân của tài năng của chính họ?
Câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên, một cách dễ dàng hơn.
Xuất thân quyền quý, duy trì được đời sống thượng lưu trong suốt cuộc đời, Leo Tolstoy chắc chắn là một tấm gương "vượt sướng" điển hình trong thế giới văn học. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng khám phá 5 bài học lớn từ cuộc đời vĩ đại của một đại văn hào nước Nga, một thiên tài văn chương mà nhân loại từng sản sinh ra nhé.
Năm 1971, Chiến tranh Việt Nam vẫn đang căng thẳng, nước Mỹ phát hiện một sự thật đầy lo ngại: hơn 15% quân nhân Mỹ ở Việt Nam nghiện heroin. Bạn hẳn thấy con số trên khá bình thường, cho tới khi biết 15% binh lính Mỹ tại Việt Nam năm đó là gần 24.000. Trước tình hình trên, Chính phủ Mỹ lập tức xây dựng chương trình cai nghiện cho những người này.
Trong 10 tháng đầu sau khi trở về Hoa Kỳ, kết quả mà đội ngũ nghiên cứu đưa về là tỷ lệ tái nghiện vỏn vẹn ở mức 5%. Bằng cách nào đó, nhiều quân nhân thậm chí còn cai nghiện thành công mà không cần tới sự giúp đỡ chính thức nào. Báo cáo nghiên cứu này đã khiến nhiều người đặt nghi vấn về tính xác thực của nó, tuy vậy sau hơn 50 năm, cùng với sự giúp đỡ từ các nhà tâm lý học, sự thật về kỳ tích ngoạn mục này mới được đưa ra ánh sáng.
Điều thú vị hơn là, cách mà các binh lính đã cai nghiện thành công, cũng là cách bạn có thể học tập và áp dụng để loại bỏ những thói quen xấu của mình.
Khi phóng bút, một người viết luôn cố gắng đứng trên quan điểm trung lập, là người ngoài cuộc nhìn vào trận mạc để bình phẩm. Nếu thế giới có hàng triệu người căm ghét self-help, tôi không phải một trong số đó. Nhưng tôi cũng hề hâm mộ chúng mấy, dù thường thì tôi cũng hay đọc.
Trong bài viết này, mang theo tinh thần đó, tôi sẽ giải thích cho bạn tại sao thể loại sách self-help, vốn từng được coi là “văn học thông thái”, giờ đây lại biến tướng và bị nhiều độc giả rẻ rúng, khinh mạt. Để bắt đầu, trước hết hãy cùng lần về những năm tháng trước công nguyên, thời điểm self-help ra đời.
Ờ thì.. có vẻ người thành công nào cũng có thói quen đọc sách thì phải. Ít nhất theo những gì chúng ta biết là thế. Nhưng việc họ khuyên người khác nên đọc sách theo họ, thật sự là một việc làm vô bổ. Dưới đây là lý do của tôi.
Có một số ngày tôi thức dậy và thấy năng lượng trong mình như cạn kiệt. Đôi khi là do tôi ngủ không ngon giấc, đôi khi là bởi tôi quá lười, tôi chẳng muốn lết dậy và làm gì cả. Làm thế nào để nhấc mông dậy làm việc trong khi tâm trí chỉ thúc giục bạn đi ngủ, đi nằm – bạn không muốn làm bất cứ gì cả?
Dưới đây là những điều mà giới nhà báo không nói với bạn về “các tỷ phú bỏ học giữa chừng thành công nhất” và lý do tại sao bạn không nên bắt chước Bill Gates, Mark Zuckerberg và đặc biệt là Steve Jobs bỏ học đại học.
Tại sao chúng ta luôn có động lực để làm một vài chuyện trong khi không muốn động chân động tay với một số nhiệm vụ khác? Tại sao chúng ta hứng khởi lên dây cót rồi lại từ bỏ mục tiêu đã đề ra chỉ sau một vài ngày? Sự khác biệt đến từ đâu? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng bàn về hiệu ứng tâm lý đằng sau hiện tượng trên mang tên Nguyên tắc Goldilocks, và cách bạn có thể tận dụng nguyên tắc này để duy trì động lực trong học tập, công việc cũng như cuộc sống của mình.
Nếu một ngày bạn thức dậy và nhận thấy mình không còn yêu công việc mình đang làm như ngày trước nữa, tình trạng đó có thể chỉ kéo dài trong vòng vài ngày. Nhưng sẽ thế nào nếu đã vài tuần rồi mọi chuyện vẫn không tiến triển? Bạn thấy cơ thể vẫn ổn nhưng tâm trí thì kiệt quệ. Bạn không muốn làm bất cứ gì cả. Đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang trải qua hội chứng burn-out (kiệt sức), một khái niệm rất quen thuộc ngày nay. Cuối cùng thì nó cũng gõ cửa nhà bạn, tìm đến bạn và hành hạ bạn. Dưới đây là những gì bạn cần biết về hiện tượng này và cách để thoát ra khỏi nó.
Theo Henry Ford trong cuốn tiểu sử Cuộc đời và Sự nghiệp của tôi, trên đời có hai loại lãng phí mà mọi người đều mắc phải: một là tiêu xài hoang phí tiền của, hai là quá chậm chạp và để cho đồng tiền của mình nằm chết một chỗ. Đa phần chúng ta chỉ đánh đồng việc lãng phí với vế thứ nhất. Và như vậy, “những người tiết kiệm quá sẽ có nguy cơ bị xếp chung với những kẻ chậm chạp”, Ford viết.
Nhiều người lầm tưởng các thiên tài sáng tạo như Charles Dickens và Charles Darwin phải làm việc tới quên ăn quên ngủ mới trở nên vĩ đại tới vậy. Sự thật hoàn toàn ngược lại: họ có thể bị coi là “lười biếng” nếu xét theo tiêu chuẩn thời nay. Cả Dickens lẫn Darwin đều là người ủng hộ trung thành của phong cách "ngày làm việc 4 giờ" trước cả khi thuật ngữ này ra đời. Nhưng bằng cách nào đó, họ vẫn đạt được những thành công vang dội. Bí quyết có phải chỉ nằm ở tài năng hay không?
Làm thế nào để dẫn dắt và lãnh đạo một tập thể thành công ở tầm thế giới trong suốt một thời gian dài? Sir Alex Ferguson nằm trong số hiếm hoi những người làm được điều đó.
Nổi tiếng là người có tính cách nóng như lửa, Alex Ferguson lãnh đạo những tài năng tại Manchester United bằng tinh thần kỷ luật thép, phong cách huấn luyện cứng rắn không khoan nhượng, kể cả với những siêu sao hàng đầu như Cristiano Ronaldo, David Beckham, Eric Cantona — những người xem ông như thủ lĩnh tinh thần.
Trong cuốn sách Dẫn dắt: Lãnh đạo chứ không quản lý của mình, Sir Alex viết: “Phần lớn công việc lãnh đạo là khai thác được thêm 5% năng lực mà các cá nhân không biết là họ có.” Ông giãi bày những hồi tưởng của mình về quãng thời gian gắn bó với United và chia sẻ thật tâm về những bí quyết mà nhà lãnh đạo có thể sử dụng để truyền cảm hứng tới đội ngũ của mình.
Một bài viết sẽ giúp bạn hiểu tại sao "Cần cù bù thông minh" thực chất không phải một lời khuyên mà là một quy luật để xây dựng công thức chung về thành công.
“Rome wasn’t built in a day” là một câu thành ngữ vô cùng phổ biến trong tiếng Anh. Ý nghĩa của nó chỉ đơn giản là: bạn không thể trông chờ một việc gì đó quan trọng được hoàn thành trong thời gian ngắn được.
Tuy nhiên, thực chất đây mới chỉ là vế đầu trong câu nói của một nhà viết kịch thời Elizabeth tên John Heywood. Câu nói hoàn chỉnh gồm 2 vế, và vế sau như phần lớn trường hợp — quan trọng hơn vế đầu.
Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ chỉ cho bạn thông điệp của Heywood đã bị méo mó nhường nào, và các tác hại khôn lường của việc chẻ đôi câu nói, lấy phần đầu bỏ phần đuôi rồi đem rao giảng như một lời khuyên răn đầy triết lý.
Trong bài viết này, tôi đi sâu vào giải thích 5 câu hỏi chính sau: Tại sao đọc là cách học tốt nhất? Tại sao đọc nhiều chưa hẳn đã tốt? Tại sao chúng ta không thu được lợi ích tối đa từ việc đọc? Tại sao ta đọc nhiều nhưng không học được gì? Và cuối cùng, tại sao ta phải đọc đi đọc lại những cuốn sách hay?
Ban đầu, tôi dự định sẽ lập danh sách các tác phẩm văn học kinh điển từng được viết theo cảm nhận của tôi. Tuy nhiên, tôi thích thì chưa hẳn người khác đã thích và ngược lại, người khác thích có khi tôi lại chẳng ưa. Vì vậy, hẳn sẽ khách quan hơn nếu tôi tổng hợp lại theo một danh sách có sẵn từ một cái tên uy tín (chắc chắn rồi). Và cái tên mà tôi lựa chọn ở đây là tờ TIME. Vì danh sách được tổng hợp từ năm 1923 trở đi, tức là sẽ có một vài cuốn kinh điển ra đời trước đó như Ulysses (1922) hay Anna Karenina (1877) sẽ không có mặt. Gửi lời xin lỗi chân thành tới những James Joyce, Leo Tolstoy hay Mark Twain, còn giờ thì chúng ta vào chủ đề chính luôn nhé.