Sáng Tạo

Subcategories

Kỷ lục Guinness liệt Agatha Christie là nhà văn bán chạy nhất mọi thời đại, và nhân vật nổi tiếng nhất của bà, Hercules Poirot, chỉ đứng sau Sherlock Holmes của Arthur Doyle Conan trong làng văn học trinh thám. Ít ai biết, nghiệp viết lách đến với Agatha một cách hết sức tình cờ, từ một lời thách đố của chị gái bà để viết một câu chuyện trinh thám. Và thế là một niềm đam mê trọn đời bắt đầu.. 

Từng bị 22 nhà xuất bản từ chối, Dune đến nay đã bán được hơn 20 triệu bản toàn cầu, có lẽ là cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng hay nhất mọi thời đại, và Star Wars sẽ không tồn tại nếu không có nó. 

"Hầu hết chúng ta chỉ tìm thấy giọng nói của chính mình sau khi từng nghe giống giọng rất nhiều người khác."

Stephen King, nhà văn giả tưởng lớn nhất thời đại chúng ta, đã chấp bút viết nên cuốn tự truyện “Chuyện nghề viết” vào đầu những năm 90. Trong cuốn sách, ông tóm gọn cả hành trình viết lách của mình trong chưa đầy 100 trang giấy, và dành cả phần còn lại để đưa ra những lời khuyên cho các nhà văn trẻ, hoặc rộng hơn, những người bán chữ nuôi miệng. 

Nếu bạn là một người viết, bạn nên đọc tác phẩm này. Nếu bạn là một tác giả, bạn phải đọc tác phẩm này. Và nếu bạn chẳng phải nhà văn hay bất cứ gì tương tự, bạn chỉ là một độc giả yêu thích thứ văn chương kỳ ảo của Stephen King, chẳng cần nói, bạn sẽ tự động tìm đọc cuốn sách này. 

Còn dưới đây, là bản tóm tắt những lời khuyên thiết thực nhất rút ra từ sự nghiệp viết lách của ông. Hãy đọc đi, vì biết đâu bạn sẽ tìm thấy hạt ngọc nào trong đó. 

Susan Sontag là một trong những cây bút phê bình sâu sắc nhất mà thế kỷ 20 từng sản sinh ra. Trưởng thành tại Mỹ giữa thời buổi loạn lạc, xã hội đầy rẫy biến động cùng những mưu toan chính trị, Sontag đã lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu, cho ra mắt hàng loạt các tiểu luận, cũng như tác phẩm ngắn dài, bàn về các chủ đề rộng lớn như chiến tranh, nghệ thuật, văn hoá, bệnh tật, và, là một nhà vận động nhân quyền tích cực trong suốt cuộc đời. 

Dưới đây là những lời khuyên quý giá, những quan niệm sâu sắc về cuộc sống cũng như sự nghiệp viết văn của Sontag. Đó là những gì tinh túy nhất, được bà chắt lọc qua hàng thập kỷ bút chiến gian khổ, tới các nhà văn non trẻ, hoặc những người mong muốn lấy ngòi bút làm công cụ đấu tranh của mình.  

Một trong những câu hỏi quen thuộc nhất với giới sáng tạo là “Làm thế nào để nảy ra ý tưởng mới?”. Chúng ta vẫn luôn tự hỏi mình câu hỏi ấy hàng ngày, và, kể cả các tay sáng tạo tài ba nhất, không phải tự thân sinh ra đã có một cái đầu đầy ắp ý tưởng. Tất cả đều có bí quyết, và dưới đây là 5 bí quyết của các bậc thầy để trả lời câu hỏi họ vẫn luôn được (hoặc bị) hỏi: “Bạn lấy ý tưởng từ đâu?” 

Câu chuyện bắt đầu từ đâu nhỉ? 

Có lẽ là vào những năm thơ ấu của Stan Lee, thời mà bút danh Stan Lee chưa ra đời mà vẫn còn là cậu bé Stanley Lieber, đang ngồi ngấu nghiến một tạp chí tên là The Spider: Master of Men. 

The Spider là một người hùng không có siêu năng lực, anh chỉ là một người đàn ông đội mũ chiến đấu với kẻ xấu. Anh đeo một chiếc nhẫn có biểu tượng con nhện, và khi anh tung đòn kết liễu, con nhện sẽ in lại trên hàm của gã kia. 

Nhiều năm sau, cậu bé Stanley ngày nào giờ đã gần 40 tuổi, đang ngồi gõ máy thì thấy một con ruồi bò trên tường. “Jesus, chẳng phải sẽ rất oách nếu một siêu anh hùng có thể bám vào tường và di chuyển như một côn trùng hay sao?” ông nghĩ thầm; 

Hai ý tưởng gặp nhau, và, bùm, Spider-Man ra đời. 

Đó chính xác là hai tia sáng đã khơi mào cho ý tưởng về Nhện Nhọ. Nhưng hành trình biến ý tưởng đó thành một dạng vật chất, một anh hùng có tâm tư tình cảm riêng, lại không hề dễ dàng, đầy tréo ngoe và có phần… nực cười. Nực cười ra sao, bạn đọc tới cuối bài sẽ rõ. 

Bạn bị bí ý tưởng và mất động lực sáng tạo? Đừng lo, Toni Morrison biết giải pháp. 

Trong Câu chuyện đồ chơi 2 (Toy Story 2), kẻ lấy trộm Woody, Al McWhiggin (chủ cửa hàng Al's Toys Barn) đã gọi thợ bảo dưỡng đến sửa lại Woody khi cánh tay của món đồ chơi bị rơi ra. "Vậy khi nào thì ông xong?" Al hỏi. Và nhận được câu trả lời: "Anh không thể hối thúc nghệ thuật được."

Hẳn đây là châm ngôn của hãng Pixar luôn. Nhưng hãy quên câu thần chú ấy đi. Vì đơn giản, nếu không hối thúc, không ràng buộc, không cam kết thì nhiều ý tưởng sẽ mãi chỉ nằm trong đầu mà thôi. 

Gần đây tôi đọc được cuốn Thư gửi nhà tiểu thuyết trẻ của Mario Vargas Llosa, tác giả nổi tiếng người Peru đồng thời là chủ nhân của giải Nobel Văn học năm 2010. Ở chương đầu, ông ấy kể một câu chuyện rất thú vị mà ông gọi là “truyện ngụ ngôn về con sán dây”, và đem trường hợp của Gustave Flaubert ra làm ví dụ như sau. 

Không có một điệp viên nào—và có lẽ là không một nhân vật văn học nào—nổi tiếng hơn James “007” Bond, người mà chỉ cái tên đã mang tính biểu tượng lớn lao, sánh ngang với các Sherlock Holmes, Hercules Poirot, v.v… 

Vào tháng Năm năm 1963, một năm sau khi cha đẻ của Bond, Ian Fleming, qua đời, một bài tiểu luận ngắn với tựa đề “How to Write a Thriller” xuất hiện trên Books and Bookmen. Đúng như tựa đề của nó, tiểu luận là lời tự sự của Fleming, hoặc đúng hơn, là những lời khuyên mà ông dành tặng tới những nhà văn tham vọng viết nên những câu chuyện ly kỳ. Tuy nhiên, dựa trên những gì Fleming đã chia sẻ, tôi tin không chỉ những nhà văn mới cần tới bài viết này mà, nói rộng ra, là tất thảy những nhà sáng tạo. 

Dưới đây là bản dịch của tôi. Tôi thừa nhận đã cắt xén một vài phân đoạn lê thê dễ khiến bạn lạc khỏi chủ đề chính; nhưng nhìn chung, tôi tin nó vẫn có thể được coi là một bản dịch tương đối, bất chấp sự bất hoàn chỉnh của nó. 

Năm 1871, Hạ viện Vương quốc Anh thông qua đạo luật có tên Bank Holidays – Kỳ Nghỉ Của Ngân Hàng, chỉ định ra bốn ngày lễ trong năm mà các ngân hàng được nghỉ phép. Ban đầu, chỉ các nhà băng mới được hưởng đặc ân này, nhưng rồi dần dần các doanh nghiệp, trường học, tổ chức đoàn thể đều xung phong “hưởng ké”. Đạo luật thiết thực này đã tồn tại trong suốt một thế kỷ cho tới khi bị xoá bỏ và thay thế bằng một đạo luật khác, nhưng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng và giá trị mà nó đem lại, và hơn cả là bí quyết truyền thông cực kỳ đơn giản tới từ người “phát minh” ra nó – Sir John Lubbock. 

Vào những năm 1870, ngành báo chí và in ấn đối mặt với một vấn đề rất nhức nhối và tốn kém. Nhiếp ảnh vừa mới ra đời và ngay lập tức được ưa chuộng. Độc giả muốn xem nhiều hình ảnh hơn, nhưng không ai có thể tìm ra cách in hình ảnh nhanh chóng và tiết kiệm. 

Ví dụ, nếu một tờ báo muốn in một hình ảnh vào những năm 1870, họ phải thuê thợ khắc bản sao của bức ảnh lên một khuôn thép bằng tay. Những khuôn thép này được sử dụng để nhấn hình ảnh lên giấy, nhưng chúng bị vỡ chỉ sau một vài lần sử dụng. Quá trình in ấn dạng này (thuật ngữ chuyên môn gọi là photo stereotype), bạn thấy đấy, rất tốn thời gian và.. tốn tiền. 

Ngành in ấn có lẽ vẫn sẽ tiếp diễn theo chiều hướng ít khả quan như trên nếu không có sự xuất hiện của người đàn ông tên Frederic Eugene Ives. Câu chuyện về sự sáng tạo và đổi mới của ông mà tôi sẽ chia sẻ ngay dưới đây, là một khuôn mẫu điển hình để nghiên cứu 5 bước chính của quá trình sáng tạo. 

Sáng tạo là một thiên khiếu thường bị xem nhẹ, trong khi phần lớn những gì chúng ta đang tiêu thụ ngày nay đều là sản phẩm của sáng tạo. Những nhà làm phim, ca sĩ, nhà văn, vlogger, vân vân… nếu có danh từ chung nhất để nói lên họ là ai – thì đó là người sáng tạo. 

Kỷ nguyên công nghệ ngày nay đã khiến việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn rất nhiều – nhưng sự cạnh tranh cũng theo đó gia tăng. Nhờ có TikTok và Youtube, hai nền tảng tạo video nổi tiếng nhất, các nhà sáng tạo trẻ tuổi tha hồ thỏa sức vẫy vùng, và không hiếm những người đạt được thành công chói lọi dù tuổi đời vẫn đôi mươi. 

Tất nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa một tiểu thuyết gia và một nhà làm phim – dù cả hai đều là những người sáng tạo – nhưng ở họ vẫn tồn tại một vài mẫu số chung đáng chú ý như dưới đây. 

Load more stories