Bắt nguồn từ chiếc máy chiếu trị giá 1.000 đô, anh em nhà Warner đã phải vượt qua hết trở ngại này đến trở ngại khác trước khi tìm được một bến đỗ mà họ có thể cùng nhau phát triển.
Năm 1985, John Sculley – người được Steve Jobs mời từ Pepsi về Apple hai năm trước đó cùng ban lãnh đạo Apple – quyết định sa thải Jobs sau hàng loạt các tranh cãi về định hướng phát triển của công ty. Jobs đã bị đuổi việc khỏi chính đứa con ông đã thai nghén ra. Còn gì tồi tệ hơn thế.
Nhưng phần sau của câu chuyện này có lẽ được xem là một trong những giai thoại hấp dẫn nhất trong thế giới công nghệ – điển hình là chuyện Jobs quay trở lại Apple vào năm 1997 và bằng cách thần kỳ nào đó – xua tan đám sương mờ của viễn cảnh công ty bị phá sản, để rồi liên tục đi lên cho tới sau này.
Bài viết hôm nay sẽ bàn về “cách thần kỳ” đó, về cách mà cả Steve Jobs lẫn Apple đều được "kẻ thù truyền kiếp" là Bill Gates ra tay ứng cứu.
Hầu hết mọi người đều hiểu thực tế rằng Apple đã để thua trong trận chiến PC với Microsoft và chỉ khi Apple cho ra đời iPod và sau đó là iPhone, thành công mới Bất cứ ai từng bước vào cửa hàng Apple đều biết rõ rằng dịch vụ khách hàng và các cửa hàng của Apple xứng đáng đại diện cho tiêu chuẩn vàng trong việc bán và hỗ trợ các thiết bị công nghệ.
Ngày qua ngày, bạn cảm thấy như mọi người xung quanh mình đều lần lượt chuyển qua dùng các sản phẩm của Apple, tuy nhiên lý do vì sao thương hiệu này thành công tới vậy vẫn còn là điều bí ẩn đối với nhiều người. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng WeStudy tìm hiểu những triết lý kinh doanh đã giúp Apple trở thành một đế chế công nghệ hùng mạnh trị giá hàng ngàn tỷ đô nhé.
Một buổi sáng bình minh tháng 8 năm 1993, Roy Larson Raymond, một doanh nhân tài ba, người sáng lập chuỗi cửa hàng nội y Victoria’s Secret đã lái xe tới cầu Cổng Vàng. Ông dừng chiếc Toyota 1993 của mình ở giữa cầu, trèo qua lan can, ngắm nghía một lần cuối thành phố San Francisco – nơi ông đã đạt được rất nhiều thành công – rồi gieo mình xuống từ độ cao 227 mét. Năm đó Roy 46 tuổi.
Tôi luôn ấn tượng với Nike. Tôi xỏ Nike Cortez để chạy bộ, Nike Air Force 1 để đi học và giày bóng rổ thì có cả tá đôi với biểu tượng swoosh dựng trên kệ. Tôi không dám nhận mình là một dân chơi Nike thứ thiệt – nhưng Nike luôn thu hút tôi bằng một thứ ma lực kỳ lạ.
Tôi đã biết về nhà sáng lập Nike, Phil Knight từ lâu. Ông khá kín tiếng nhưng thường xuyên xuất hiện tại NBA, giải đấu bóng rổ mà tôi theo dõi. Tình cờ gần đây, tôi đọc được cuốn Gã nghiện giày, tự truyện của Phil Knight kể về hành trình 18 năm gây dựng Nike từ con số 0.
Hiếm khi nào tôi đọc được một cuốn tự truyện chân thực và sâu sắc tới vậy. Người đàn ông đã thâu tóm một sự nghiệp huy hoàng chỉ trong một cuốn sách chưa tới 500 trang. Trong bài viết này, tôi tổng hợp lại 8 chi tiết thú vị trong cuốn sách, thêm vào đó là 2 mẩu chuyện thú vị mà tôi từng đọc được về Nike.
Vậy là chúng ta sẽ có 10 câu chuyện nho nhỏ về thương hiệu “có thể được nhận diện tại bất cứ đâu” này.
Trẻ tuổi, xông xáo, thiếu tiền nhưng thừa nhiệt huyết, chàng trai Phil Knight 24 tuổi vay bố 50 đô để thực hiện Ý tưởng Điên rồ của mình: nhập khẩu giày chạy Nhật Bản về Mỹ bán kiếm lời. Bán giày trên thùng xe Plymouth Valiant, doanh số năm đầu tiên đạt 8.000 đô la.
Bị ám ảnh bởi triết lý “tăng trưởng hoặc chết”, Knight lèo lái Nike gặt hái hết thành công này tới thành công khác – nhưng thất bại cũng thật nhiều. Ngân hàng xiết nợ, đồng nghiệp lẫn đối tác phản bội, có thời điểm Knight phải hạ mình đi vay tiền biết bao người để cứu sống “đứa con” Nike.
Ngày nay, Nike là một thương hiệu trị giá 136,81 tỷ đô, doanh thu hàng năm tăng liên tục và chưa có dấu hiệu dừng lại. Biểu tượng swoosh (dấu ngoắc phẩy) không dừng lại ở mức biểu tượng nữa — nó đại diện cho một tinh thần, một ý chí chiến thắng. Khắp các ngõ ngách trên toàn thế giới, Nike tự hào là thương hiệu có thể được nhận diện tại bất cứ đâu.
Stephen Curry là một trong những gương mặt sáng giá nhất Giải Bóng rổ Nhà nghề Mỹ (NBA) trong 10 năm trở lại đây. Lên ngôi vô địch 4 lần, lọt vào đội hình All-Star hơn một thập kỷ qua và lập kỷ lục là người có nhiều cú ném 3 nhất lịch sử, họ mệnh danh Curry là “tay ném vĩ đại nhất mọi thời đại”.
Năm 2022 vừa qua, Forbescông bố danh sách 10 vận động viên kiếm được nhiều tiền nhất, Curry xếp thứ 5 với tổng số tiền kiếm được là 92,8 triệu đô. Trong đó, những nỗ lực bên ngoài sân bóng của anh, phần lớn là nhờ hợp đồng giày với Under Armour — đã đem về cho anh nguồn thu khổng lồ.
Nhưng bạn có biết trước khi về với Under Armour và hồi sinh thương hiệu này, Curry ban đầu đã suýt nữa đặt bút ký vào bản hợp đồng với Nike không? Đến nay câu chuyện này vẫn được xem là sai lầm lớn nhất của Nike, khi họ để vụt mất “con gà đẻ trứng vàng” vì một lý do xem chừng rất ngớ ngẩn — mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải.
Có một câu chuyện rất hay về Ghibli và Disney như sau:
Đợt ra mắt Princess Mononoke (Công chúa Mononoke) năm 1997, Disney được Ghibli ủy quyền phụ trách phát hành phim ở thị trường Mỹ.
Harvey Weinstein, nhà sản xuất tại Disney, cho rằng bộ phim quá dài dòng và yêu cầu cắt ngắn để phù hợp với thị hiếu người xem hơn. Để đáp lại, Ghibli chỉ đơn giản gửi một thanh samurai bọc trong hộp đựng tới Weinstein cùng lời nhắn: “Không cắt.”
Không cắt xén, không lạm dụng CGI — từ lâu đã trở thành phương châm sản xuất của Ghibli. Vì vậy mà các thước phim luôn mang lại cảm giác chân thực, sống động, để lại trong ta những cảm xúc bồi hồi khó tả.
Nhân dịp How Do You Live?, bộ phim được xem là tác phẩm cuối cùng của nhà sáng lập Hayao Miyazaki ở tuổi 82 ra mắt, hãy cùng điểm lại một vài nét chính về hành trình truyền cảm hứng của Studio Ghibli nhé.
Năm 1986, Steve Jobs mua lại Pixar với cái giá 5 triệu đô. Ông gặp John Lasseter, người đang ấp ủ giấc mơ tạo nên một bộ phim hoạt hình hoàn toàn bằng kỹ xảo máy tính.
“Cậu cần thêm gì để thành công?” - Jobs hỏi.
Lasseter trả lời: “Ờm, một bộ phim dài hơn, nhưng sẽ tốn nửa triệu đô la.”
Jobs rút một tờ ngân phiếu 500.000 đô ra. Trước khi trao vào tay Lasseter, ông dừng lại và nói:
“Duy nhất một yêu cầu thôi, John. Hãy làm một bộ phim thật tuyệt vời nhé.”
Và bạn đoán xem 'bộ phim tuyệt vời' mà John Lasseter đã làm ra, bộ phim đã thắng cả giải Oscar đó là gì nào?
Từng muốn trở thành một mục sư, rồi lại ôm mộng làm kiến trúc sư nhưng nghèo tới độ không đủ tiền mua sách — cuối cùng Tom lại làm nên kỳ tích khi tự mình lèo lái Domino’s trở thành thương hiệu pizza nổi tiếng nhất thế giới.
Năm 1913, một cửa tiệm may mặc nhỏ của cô gái trẻ Coco Chanel mọc lên giữa lòng thành phố Paris. Suốt 6 thập kỷ sau đó, cái tên Chanel đã cai trị làng thời trang cao cấp Pháp với những thiết kế đi trước thời đại và trở thành biểu tượng phong cách vượt thời gian vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay.
Ra đời vào cuối những năm 1950, búp bê Barbie nhanh chóng trở nên phổ biến ở Mỹ và lan rộng khắp toàn cầu. Từ đó, nó trở thành một món đồ chơi bán chạy nhất lịch sử và phá bỏ quan niệm rằng “búp bê chỉ dành cho các bé gái”.
Suốt nửa sau của thế kỷ 20, tầm ảnh hưởng của Barbie đã lan rộng tới mức nó được ví như biểu tượng văn hóa, niềm khao khát của mọi bé gái, và lời khẳng định đanh thép cho chủ nghĩa nữ quyền của nhà sáng lập Ruth Handler.
Đằng sau thế giới Barbie đó là cả một câu chuyện dài, và trong bài viết hôm nay, tôi đã cắt gọt hết những phần chán chường đi — chỉ còn lại những gì tinh túy nhất.
Đâu là nguồn cảm hứng đã giúp Ruth Handler sáng tạo ra Barbie? Tại sao chưa từng có phiên bản Barbie nội trợ? Tại sao Ken và Barbie không bao giờ kết hôn? Câu trả lời ngay dưới đây thôi!
Ngày 26 tháng 10 năm 1984, Michael Jordan đặt bút ký giao kèo 2,5 triệu đô la với Nike.
Đây là thương vụ hợp tác lớn nhất lịch sử NBA tại thời điểm đó.
Sau khi thỏa thuận thành công, Nike mong rằng đến cuối năm thứ tư sẽ bán được 3 triệu đô la giày Air Jordan. Năm đầu tiên thu về 126 triệu đô la.
Bản hợp đồng này đã thay đổi vận mệnh của cả Nike và Jordan. Suốt những năm sau đó, Jordan càng đánh càng hay, trong khi giày Nike thì càng bán càng chạy.
Nike vượt mặt Converse, rồi tiếp đến là Adidas, để rồi thống trị thị trường giày thể thao như bây giờ.
Đúng, Michael đã đưa Nike từ một tên tuổi kém hấp dẫn trở thành thương hiệu giày thể thao đáng giá nhất thế giới, và Nike cũng biến Jordan thành vận động viên tỷ phú đầu tiên trong lịch sử.
Nhưng bạn có biết không, suýt nữa thì thương vụ đã đổ bể nếu không nhờ có sự can thiệp kịp thời của một người phụ nữ đấy!
Hàng loạt các bộ phim bom tấn của Hollywood bị hoãn vô thời hạn vì giới biên kịch và diễn viên rủ nhau ra đường biểu tình, kiên quyết đòi lại quyền lợi. Đây là cuộc đình công có quy mô lớn nhất trong vòng 63 năm qua.
Tuy nhiên, các hãng phim lớn như Netflix, Disney, Paramount vẫn dửng dưng trước làn "sóng thần" này. Họ khước từ gần như mọi yêu cầu từ phía người lao động.
Trong khi chờ đợi xem ai là kẻ nhượng bộ trước, dưới đây là tất cả những thông tin quan trọng mà bạn cần biết về sự kiện này.
Theo đúng lịch trình, concert Born Pink của nhóm nhạc Hàn Quốc BlackPink sẽ công diễn vào tối 29/7 và 30/7 tới đây. Chỉ 1 ngày nữa là lên sàn mà đến giờ nỗi sợ hủy show vẫn lởn vởn trong tâm trí người hâm mộ — những người đã bỏ ra hàng chục triệu, lặn lội tới Hà Nội để xem bộ tứ idol biểu diễn.
Đáng chú ý trong câu chuyện về Việt Nam của BlackPink lần này là đội ngũ tổ chức concert gặp vô số trắc trở, mà dân tình vẫn thường nói đùa thành “kiếp nạn”. Nghĩ cũng đúng, thầy trò Đường Tăng và BlackPink cũng cùng có 4 người đấy thôi.
Trong khi chờ đợi “phán quyết” cuối cùng từ các cấp lãnh đạo, chúng ta hãy cùng dạo qua một vòng để xem lại tất cả những kiếp nạn mà BlackPink đã phải trải qua trong vòng chưa đầy 1 tháng trở lại đây, coi như bản tóm tắt sơ bộ giúp bạn cập nhật mọi thứ đã diễn ra chỉ với 10 phút đọc nhé!
“Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã nghĩ rằng có nhiều việc có thể được thực hiện tốt hơn bằng cách nào đó. Chính suy nghĩ đó đã thôi thúc tôi theo đuổi ngành cơ khí, và mẹ tôi luôn cho rằng tôi là một thợ máy bẩm sinh.”
Là người không uống rượu và nói không với thuốc lá trong suốt cuộc đời, John D. Rockefeller đã sống lâu hơn tất cả các đối thủ của mình, và chắc chắn là người thành công nhất, là “người giàu nhất trong những người giàu”.
Ông đã làm việc cần mẫn và tích cực cho đi, từ khi còn là nhân viên kế toán quèn với mức lương 15 đô la/tháng tới khi trở thành vị vua dầu mỏ thế giới. Giờ đây, ông lặng lẽ tận hưởng những ngày tháng cuối cùng của mình.
“Ăn mặc chỉnh tề và chải chuốt gọn gàng, Rockefeller là người đầu tiên đến và cũng là người cuối cùng rời văn phòng mỗi ngày.”
Ông là hình mẫu tiêu biểu, là sự pha trộn chuẩn mực giữa tính cần kiệm, tinh thần tự lực, chăm chỉ và dấn thân không mệt mỏi. Nhưng vì là người dám khinh thường cả Chính phủ và sẵn sàng “ăn sống” đối thủ của mình, ông cũng là hiện thân của vô vàn những việc xấu xa nhất.
Dù đích thân Winston Churchill từng ca tụng Rockefeller là “hình mẫu lý tưởng nhất trong những người đàn ông giàu có”, cuộc đời của vị tỷ phú bí ẩn này vẫn dính một vết nhơ khó gột rửa, tới mức được coi là ác mộng của toàn nước Mỹ.
“Người đàn ông bị cả châu Mỹ ghét”, ông đã làm gì vậy?
Là “một trong hai người quan trọng nhất đóng góp cho việc kiến thiết thế giới hiện đại” như lời triết gia Bertrand Russell, thế nhưng gần như cả cuộc đời, tỷ phú dầu mỏ John Rockefeller lại bị coi như kẻ phản diện vĩ đại nhất trong giới kinh doanh mà nước Mỹ đã tạo ra.
Vào năm 33 tuổi, Henry Ford, lúc này đang làm việc tại một công ty chế tạo máy, nhận được một lời đề nghị hấp dẫn. Ông chủ đề bạt Ford lên một vị trí cao hơn, với điều kiện phải từ bỏ đam mê ô tô của mình.
Hành trình gây dựng nên đế chế xe hơi Ford bắt đầu từ giây phút người nhân viên đó nói “Không” và bước ra khỏi phòng. Kiên quyết theo đuổi đam mê chế tạo ô tô, đến cha của Ford còn không tin con trai mình sẽ thành công.
Và phần còn lại lịch sử. Câu chuyện của Henry Ford ẩn chứa nhiều bài học kinh doanh đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị và được nhiều doanh nhân học tập theo. Nhưng chỉ bắt chước người hùng thôi là chưa đủ, chúng ta còn muốn nghĩ được như anh ta nữa.
Và nếu bạn tò mò muốn biết người hùng Henry Ford đã tư duy khác biệt ra sao, bài viết này dành cho bạn.