Hơn 100 năm trước, kỹ sư quang học Oskar Barnack làm việc tại công ty Ernst Leitz Werke đã tạo ra chiếc Leica đầu tiên, một khởi nguồn đỉnh cao của máy ảnh phim được ra đời.
Nhưng đó chỉ là sự xuất hiện của chiếc máy ảnh đầu tiên, còn trước đó rất lâu khoảng nửa thế kỷ, tên tuổi Leica đã lừng danh trong ngành công nghiệp chế tạo các thiết bị về quang học như ống nhòm, kính hiển vi, các loại thấu kính, kính lúp,...
Với chiếc Leica nhỏ gọn trên tay, Henri Cartier-Bresson – cha đẻ của nhiếp ảnh báo chí hiện đại đã chu du khắp nơi để ghi lại những “khoảnh khắc quyết định” của cuộc sống. Vậy chính xác thì “khoảnh khắc quyết định” là gì và tại sao Henri phải dày công tìm kiếm nó tới vậy? Hãy cùng WeStudy khám phá trong bài viết dưới đây!
Sự thăng hoa của nhiếp ảnh là một thước đo vô hình. Trong văn chương, sự thăng hoa của nhà thơ là chơi đùa cùng con chữ, tạo ra những tứ thơ lay động lòng người, những nét câu độc nhất. Trong âm nhạc, sự thăng hoa của người nhạc sĩ tạo ra những nốt ngân vĩnh cửu hòa tan mọi sự vật xung quanh. Trong nhiếp ảnh - một loại hình nghệ thuật thị giác, sự thăng hoa có lẽ là khi cả không gian, thời gian, âm thanh, cảm xúc, màu sắc đều hòa vào trong cùng một khung hình. Sự thăng hoa đó được gọi là Cinematic Photography. Có những nhiếp ảnh gia theo đuổi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ. Có những nhiếp ảnh gia dành nhiều năm để nghiên cứu ảnh chân dung. Nhưng có những nhiếp ảnh gia lại đi tìm một điện ảnh đời thường trong khung hình của mình. Vậy, làm sao để có một bức ảnh Cinematic, hãy cùng WeStudy khám phá nhé!
Apple không ngừng nâng cấp Iphone đến con số 14, cho ra mắt các phiên bản Ipad, Macbook mới nhất trong năm 2022. Các nhà Sony, Fuji liên tục nâng cấp các dòng máy ảnh kỹ thuật số, cho ra mắt các lens chụp hàng chục tới hàng trăm triệu. Mọi dịch vụ tiến dần tới số hóa, từ siêu thị online tới thanh toán quét mã QR. Thế nhưng, giữa dòng chảy hiện đại ấy, một bộ phận không nhỏ các thanh niên trẻ lại lựa chọn “sống chậm” với máy ảnh film và màu ảnh film. Lý do cho hiện tượng này là gì? Hãy cùng WeStudy khám phá nhé!
Khi nhắc đến nghệ thuật, người ta có thể dùng những mỹ từ lộng lẫy nhất để ngợi ca, cũng có thể dùng những điều kiến cực đoan nhất để phán xét. Trong thiên kiến của một bộ phận đám đông, đã có sự phân chia mất cân bằng các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau, đặt ra quan điểm về sự cao quý và sự rẻ tiền. Họ coi cái thú thưởng tranh là thú chơi quý tộc, là đam mê của những người nhiều tiền. Nhưng đồng thời họ cũng coi những người cất tiếng hát tại các hàng quán lấp lánh ánh đèn là không chân chính, không đứng đắn. Ngay cả hiện tại, ở một thời đại được đánh giá là tiến bộ, thì định kiến vẫn len lỏi trong nghệ thuật. Cùng là những bức ảnh, trong khi người ta đánh giá cao nhiếp ảnh sắp đặt, nhiếp ảnh thiên nhiên, nhiếp ảnh trừu tượng, nhiếp ảnh tối giản thì nhiếp ảnh đời thường chỉ được gọi là chụp và đăng trạng thái hằng ngày. Đã đến lúc nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng cần được cởi trói, từ không gian phát triển đến tư tưởng nghệ thuật để được tự do phát triển, để mỗi người đều có thể đến với nghệ thuật, sở hữu bức ảnh của riêng mình.
Một lần, David Ogilvy – thiên tài của ngành quảng cáo từng hỏi Nam tước Hugh Rigby rằng, thế nào là một bác sĩ phẫu thuật giỏi. Nam tước trả lời:
– Không thể đánh giá bác sĩ phẫu thuật qua sự khéo léo của đôi bàn tay, vì chẳng có gì khác biệt lắm. Cái khác của bác sĩ phẫu thuật giỏi nằm ở chỗ, ông ta biết nhiều hơn so với các bác sĩ khác.
Với các người bán hàng cũng như thế: người giỏi là người hiểu rõ nhất nghề của mình. Họ hiểu sản phẩm mình đang chào bán. Họ hiểu khách hàng – người mà mình đang trực tiếp đối mặt. Họ hiểu động lực gì thôi thúc khách hàng tìm tới công ty.
Tuy vậy, một quá trình giao tiếp không hiệu quả có thể đánh bay mọi nỗ lực bán hàng đã gây dựng trước đó. Kể cả những nhân viên bán hàng ăn nói hoạt bát nhất đôi khi cũng mắc phải những vấn đề phổ biến dưới đây, hãy xem bạn có nằm trong số đó không nhé.