Tâm Lý Học

Bạn vẫn tưởng là: Khi bạn ở giữa những người khác, bạn cảm thấy như thể mọi người đều đang dò xét từng li từng tí về cử chỉ và diện mạo của bạn. 

Sự thật là: Mọi người hiếm khi để ý tới bạn trừ phi họ được yêu cầu phải làm vậy. 

Quảng cáo hiệu quả khi và chỉ khi xuất phát từ sự am hiểu sâu sắc bản chất con người, và đôi khi nó hiểu ta hơn ta hiểu chính mình.

“Đúng là con người có thể chỉ sống nhờ bánh mì - khi bánh mì khan hiếm. Nhưng điều gì xảy ra với con người khi thừa mứa bánh mì và khi cái bụng của họ thường xuyên no nê? 

Ngay lập tức những nhu cầu khác (và “cao hơn”) xuất hiện và những nhu cầu này, chứ không phải những nhu cầu sinh lý, sẽ thống trị con người. Và khi những điều này lần lượt được thoả mãn, những nhu cầu mới (và vẫn “cao hơn”) lại xuất hiện, v.v. Đây chính là điều chúng tôi muốn nói khi cho rằng các nhu cầu cơ bản của con người được tổ chức thành một hệ thống phân cấp ưu việt tương đối.” 

Quan niệm sai lầm: Không có gì tuyệt hơn được trả tiền để làm thứ bạn thích. 

Sự thật là: Được trả tiền cho những thứ bạn thích đôi khi làm thui chột tình yêu của bạn với công việc đó bởi bạn cho rằng động lực của bạn đến từ phần thưởng chứ không phải cảm xúc bên trong. 

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao các nhân viên bán hàng tại Thế Giới Di Động hay các showroom Honda, Huyndai đều là những phụ nữ xinh đẹp không? Câu trả lời đơn giản nhất chỉ có thể là bởi cảm xúc - tác nhân hàng đầu thúc đẩy quyết định mua hàng của chúng ta - tỷ lệ thuận với nhan sắc của người chào hàng. 

Nhưng sự thật đó chẳng nói lên gì nhiều. Một sản phẩm dở tệ thì nhân viên có là tiên nữ hạ trần cũng khó “gài” bạn mua cho nổi, phải chứ? Trong phần lớn trường hợp, chắc chắn là vậy - nhưng chiến dịch quảng cáo thông minh của Honda cho dòng xe Honda 600 Coupe (bạn sẽ không bao giờ dám dùng từ “đẹp” để miêu tả dòng xe này) có lẽ là một ngoại lệ. 

Giả sử xe bạn chết máy giữa đường và điện thoại thì hết pin như thể bạn đang ở trong phim Wrong Turn (Ngã rẽ tử thần), bạn nghĩ nơi nào sẽ dễ nhận được sự trợ giúp hơn: một vùng quê hẻo lánh hay một con phố tấp nập người lại qua? 

Hỏi gì kì vậy, chắc chắn là một con phố rồi, đường quê vắng vẻ có khi đợi hàng giờ chẳng có người đi qua ấy chứ. Nếu bạn nghĩ vậy thì bạn sai rồi, ít nhất là theo kết quả từ các nhà nghiên cứu, vì kết quả họ thu về là đáp án còn lại cơ. 

Khi bạn cầu cứu giữa con phố đông đúc, rất nhiều người đi qua nhưng ai cũng nghĩ sẽ có người khác tới cứu bạn thay họ thôi. Ai cũng nghĩ vậy nên không ai tiến tới ra tay cả. Đây là một tình huống rất phổ biến ắt hẳn bạn từng nghe qua, và “Hội đồng Tâm lý học” dành tặng nó cái tên là Hiệu ứng bàng quan

Năm 1913, kỹ sư nông nghiệp người Pháp Max Ringelmann phát hiện ra một điều kỳ lạ về bản chất con người — bằng cách lấy một sợi dây và yêu cầu từng người kéo lên. 

Sau đó, ông yêu cầu những người đó cùng kéo dây với một nhóm. Quan sát của ông cho thấy khi mọi người kéo theo nhóm, họ sẽ bỏ ra ít sức lực hơn so với khi kéo một mình. 

Phát hiện của Ringelmann đã mở đường cho một thuật ngữ mới bước chân vào từ điển tâm lý học — hiệu ứng Ringelmann, hay còn gọi là sự lười biếng xã hội. 

Nhưng không chỉ dừng lại ở trò kéo co, hiệu ứng Ringelmann hiện diện trong mọi phòng ban của các tổ chức — khiến các ông lớn như Google, Facebook cũng ít nhiều lao tâm khổ tứ vì nó. 

Và rất có thể nó cũng đang trú ngụ trong phòng ban của bạn nữa đấy! 

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2012, hai nhà tâm lý học Hajo Adam và Adam Galinsky đã thực hiện một thí nghiệm rất thú vị. 

Họ đã chia số người tham gia làm ba nhóm. 

Nhóm thứ nhất được trao cho một chiếc áo choàng và được nói đây là áo choàng mà các bác sĩ hay mặc. 

Nhóm thứ hai cũng được trao chiếc áo choàng tương tự, nhưng lần này được nói là áo choàng của cánh thợ sơn. 

Nhóm thứ ba thì chỉ được nhìn chiếc áo choàng “của các bác sĩ” và yêu cầu viết ra giấy liên tưởng về chiếc áo. 

Cả ba nhóm sau đó tham gia vào một trò chơi tìm điểm khác biệt. 

Kết quả thu về, nhóm thứ nhất – những người được tận mắt nhìn thấy chiếc áo và khoác chúng lên người đã thực hiện bài kiểm tra tốt hơn hẳn so với hai nhóm còn lại. 

Nhờ phát hiện mới mẻ này, họ đã bổ sung một thuật ngữ vào từ điển khoa học thế giới gọi là nhận thức trong phục trang. 

Hàng loạt các nghiên cứu theo sau đó và hai nhà tâm lý học kết luận: Quần áo mà bạn mặc trên người không chỉ là vật trang trí, để ra hiệu cho người khác biết bạn là ai, chúng còn hơn cả thế. Chúng có thể khiến bạn sáng suốt, dũng cảm, lý trí, chuyên nghiệp hơn trong nhiều trường hợp. 

Nhưng tại sao? Tại sao phục trang có thể ảnh hưởng tới tâm trí và hành vi của chính bạn? 

Vào năm 2010, các nhà nghiên cứu ở Đại học Harvard đã cho bệnh nhân sử dụng giả dược để làm giảm những cơn đau khó chịu ở bụng. Điều kỳ lạ ở đây là họ tiết lộ trước cho bệnh nhân đây là thuốc giả, hoàn toàn không có tác dụng giảm đau. Thế mà nhóm các bệnh nhân này vẫn báo cáo các triệu chứng đã thuyên giảm với tỷ lệ cao gấp đôi so với nhóm không nhận được thuốc. 

Kết quả này giải thích tại sao chỉ riêng việc đi thăm khám bác sĩ và bỏ tiền ra để mua lời tư vấn từ họ đã đủ khiến bạn yên tâm và cảm thấy tình trạng cải thiện rõ rệt. Sau khi uống thuốc, bạn bỗng thấy trong người khỏe hơn dù có khi thuốc còn chưa cả ngấm. Có lẽ bạn sẽ thấy những việc tôi vừa nêu ra chẳng xa lạ là bao. Đúng vậy, hiệu ứng giả dược là một phần nguyên thủy của bộ não con người. 

Cơ chế hoạt động của giả dược ra sao? Tại sao biết trước đó là thuốc giả nhưng bệnh nhân vẫn thấy tình trạng được cải thiện? Nếu niềm tin thực sự có sức mạnh như vậy, chẳng phải chúng ta cứ nằm im và tin tưởng mọi chuyện sẽ qua là xong sao? 

Cùng tìm kiếm câu trả lời nào! 

Tỉnh British Columbia, Canada có một cây cầu treo rất dài và đáng sợ. 

Nó dài tới 140 mét, vắt ngang qua vực Capilano từ độ cao hơn 70 mét như thể thách thức những kẻ gan dạ nhất. 

Nếu đặt Nữ Thần Tự Do ở dưới đáy vực, cây cầu này sẽ vắt nhẹ qua đôi vai đồng của bức tượng. Ấy thế mà chiều rộng của nó chỉ bằng một cái ghế đá thôi. 

Gió rít, tiếng dây kẽo kẹt, chừng đó đã đủ bạn tưởng tượng ra một cảnh tượng be bét và thảm khốc khi sảy chân chưa? 

Không phải ai cũng đủ bản lĩnh để đi hết cây cầu này. Vậy mà vào năm 1974, Art Aron và Donald Dutton thậm chí còn tiến hành thí nghiệm tại đây. 

Và kết quả mà họ thu về cũng là câu trả lời cho việc tại sao con gái thường thích ‘trai hư’, cũng như tại sao rất nhiều buổi hẹn hò thành công lại bao gồm những chuyến tàu lượn hay những bộ phim kinh dị thót tim. 

Như Abraham Lincoln từng nói "I destroy my enemies when i make them my friends", cách đơn giản nhất để áp dụng Hiệu ứng Benjamin Franklin là mạnh dạn hỏi xin sự giúp đỡ. Đó có thể là mượn một cuốn sách, mượn vở ghi trên lớp,... Để tối đa khả năng thành công khi sử dụng Hiệu ứng Benjamin Franklin, vài mẹo sau có thể sẽ hữu ích: 

Benjamin Franklin rất biết cách đối phó với những kẻ căm ghét mình. Như tất cả các kẻ xuất chúng có khởi đầu khiêm tốn, Franklin từ sớm đã tự rèn luyện cho mình một bộ kỹ năng đối nhân xử thế tinh vi và trở thành bậc thầy của các mối quan hệ nhân sinh. 

Ngay từ khi còn nhỏ, Benjamin đã là một cậu bé hoạt ngôn và lắm mưu mô, rất khôn ranh và có khả năng thuyết phục mạnh mẽ. Cậu tích lũy cho mình hàng loạt các vũ khí bí mật, trong đó có Hiệu ứng Benjamin Franklin – thứ công cụ mà tới nay vẫn hiệu nghiệm y như trong những năm 1730, và cũng là một thứ rất ngược đời. 

Để hiểu được công cụ này, ta hãy cùng tua ngược thời gian về những năm 30 của thế kỷ 18, khi mà Franklin đang trong cuộc tranh cử vị trí thư ký cơ quan lập pháp Pennsylvania. 

Hãy tưởng tượng bạn chơi thật giỏi một trò nào đó, cầu lông chẳng hạn. Bạn thường chơi với bạn bè và lúc nào cũng thắng áp đảo. Mọi người khuyên bạn nên đăng ký dự thi. Thế là bạn lên mạng tìm một giải đấu gần nhà rồi nộp đơn, quyết định phô diễn tài năng của mình trước bàn dân thiên hạ.  

Ngày thi đã tới. Bạn bước vào séc đấu và thua thảm hại ngay trận đầu tiên. Sau đó, bạn liên tục nhận thất bại ê chề rồi thất vọng ra về. 

Nếu đã từng rơi vào cảnh “ếch ngồi đáy giếng” như vậy thì bạn đã sập bẫy của Hiệu ứng Dunning-Kruger. Có gì thú vị trong hiệu ứng mà hầu như ai cũng mắc phải này không? Và làm sao để bạn thoát khỏi nó? 

Câu trả lời ngay dưới đây.

Từ Bỏ Hạnh Phúc Giả Tưởng: Tôi Sẽ Hạnh Phúc Khi…

Khao khát về hạnh phúc của một người cơ bản sẽ diễn ra như sau. Ở tuổi 18, trong những ngày ôn thi vất vả mệt mỏi, bạn liền thốt lên “Mau mau kết thúc thôi, tôi sẽ hạnh phúc khi được vào đại học”. Ở tuổi 22, vội vàng chuẩn bị luận văn và hồ sơ tốt nghiệp, bạn mong đợi: “Tôi sẽ hạnh phúc khi được đi làm đúng ngành và kiếm tiền, tiêu tiền theo ý thích”. Ở tuổi 25, sau vài năm chăm chỉ làm việc, bạn lại mơ ước: “Tôi sẽ hạnh phúc khi có một căn nhà”. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng mình phải hạnh phúc sau khi đã đạt được một kết quả nào đó mang tính dấu mốc quan trọng của cuộc đời. Chuyển dòng thời gian đến khoảnh khắc nhận được đó, bạn chưa kịp tận hưởng thì lại bắt đầu nỗi lo lắng phải trải qua giai đoạn tiếp theo như nào, liệu đây có phải hạnh phúc không hay là một điều lớn hơn khác. Cứ thế, hạnh phúc trở nên le lói và mơ hồ trong thế giới của bạn. Và dù là một câu phổ biến, nhưng con người vẫn tìm kiếm muôn đời - Hạnh phúc là gì? - cùng WeStudy giải đáp nó nhé!!

Tôi từng làm phục vụ trong quán cà phê. Đôi khi là kiêm luôn việc thu ngân. 

Một ngày nọ, một cặp đôi bước vào và gọi đồ. Chàng trai là khách quen và anh yêu cầu ngay một ly nâu đá. 

“Còn chị uống gì ạ?”, tôi hỏi. Cô gái vẫn im bặt, lật đi lật lại bảng menu vốn chỉ có hai mặt – cô không chọn nổi một đồ uống trong 54 món đồ trước mặt mình. 

Lúc này, khách hàng tới sau đã xếp thành hàng và bầu không khí bỗng áp lực lạ kỳ. Cô gái vẫn chưa lựa chọn nổi. Cuối cùng thì cô đầu hàng, nói với tôi rằng cô sẽ gọi đồ sau. Tôi vui vẻ chấp nhận vì trường hợp như cô tôi đã gặp tới trăm lần. 

Và hàng trăm lần như thế, tôi đều vui vẻ vì tôi cũng đã từng rơi vào trường hợp như họ. Tôi biết tâm trí họ đang bị đè nặng bởi thứ áp lực vô hình mang tên Nghịch lý của sự lựa chọn. Nó như sau: 

90% quyết định mua hàng của bạn đến từ cảm xúc, theo khảo sát mới nhất được công bố bởi Đại học Harvard vào tháng 9 vừa qua. Các nhà làm marketing và quảng cáo thực chất đã biết điều này trước đó cả một thế kỷ, đó là lý do tại sao các quảng cáo giờ đây chú trọng xây dựng hình ảnh và kết nối cảm xúc với khách hàng nhiều hơn là thao thao bất tuyệt vài tính năng tẻ nhạt như trước.

Có lẽ những người bán hàng hay nhà làm thương hiệu phải thầm cảm ơn vì con người vốn không phải loài sinh vật thuần lý trí như ta vẫn tưởng – mà sâu thẳm bên trong ai ai cũng ‘nhạy cảm’ như nhau. Mọi người đều mong ước sống trong ngôi nhà khang trang, lái chiếc xe hơi mới cóng, khoác lên mình những bộ quần áo hàng hiệu và quan trọng nhất, thứ họ sử dụng phải là lời khẳng định cho phong cách cá nhân họ. Đó là lý do người ta chọn iPhone thay vì Samsung, chọn Romano thay vì Clear, chọn son môi 3CE thay vì Maybelline,... nhưng chẳng người tiêu dùng nào dừng lại để nghĩ về nó cả.

Nhờ tâm lý trên, cơ hội về một sợi dây liên kết cảm xúc giữa khách hàng và thương hiệu trở nên khả quan hơn bao giờ hết, và ý tưởng về thuật ngữ ‘lòng trung thành thương hiệu’ cũng bắt đầu từ đây. Bài viết dưới đây sẽ khiến bạn bất ngờ bởi chính cách bạn tự nguyện làm fan trung thành cho các thương hiệu, trong khi các ông chủ thương hiệu còn chẳng biết bạn là ai!