Ngôn luận của người xưa không phải lúc nào cũng đúng. Giả như người xưa coi việc không sinh được con cái là một trong số những tội bất hiếu. Giả như người xưa cho nam giới cái quyền tam thê tứ thiếp, ép buộc người phụ nữ phải sống như một hạng tiểu nhân thấp cổ bé họng, không có quyền định đoạt cuộc đời. Thế là họ đâu được tự do bày tỏ nguyện vọng cá nhân, có đâu được “cãi” lấy cái lý cho mình. Giả như xã hội bị phân tầng, con người bình dân cũng có năm bảy loại, nhưng cao nhất là vua chúa, rồi đến quý tộc, quan lại. Càng phân tầng, cái luật giao tiếp càng khắt khe, lỡ sảy phạm húy hoặc lỡ nói câu phật lòng những kẻ chuyên chế, là tính mạng liền treo ngoài sân rồng hoặc ngoài pháp trường. Nhưng sở dĩ các bậc phát ngôn ấy được gọi là thánh hiền, là bởi ngoài những tư tưởng chuyên quyền mà họ gieo rắc, họ vẫn là đại diện cho sự thấu đạt, vì trong các vấn đề xã hội, họ đã khai thác sâu xa cái cốt lõi có giá trị lưu truyền. Đạo lý cây cao đón gió, thẳng quá dễ gãy chưa bao giờ là sai, vì thế mà người ta sinh ra cái khéo miệng trong giao tiếp. Khéo miệng không phải là khéo nịnh, nịnh nọt chỉ là tâng bốc bằng giả ngôn. Nghệ thuật cho sự khéo ấy, từ ngày xưa các bậc thánh nhân hiền triết đã để lại những câu danh ngôn rất rõ ràng. Lấy ngôn trị ngôn, WeStudy sẽ giới thiệu với bạn 9 phương châm quan trọng để nắm bắt tốt nghệ thuật giao tiếp. Cùng ghi lại nhé!