• Chuyện Team Cùng Work: Làm Sao Để Teamwork Hiệu Quả?

    Chuyện Team Cùng Work: Làm Sao Để Teamwork Hiệu Quả?

    Teamwork là chuyện khiến cho nhiều người phải trăn trở. Trong môi trường Đại học, chúng ta đã không ít lần phải lúng túng khi nhận chủ đề từ thầy cô nhưng không biết cách triển khai, cả nhóm đều không biết làm powerpoint, hay phát sinh tranh cãi do quan điểm không đồng nhất khiến quá trình thảo luận gặp khá nhiều trắc trở.

    Đến khi đi làm, đồng nghiệp cùng nhóm có người tích cực, nhưng có người lại không tham gia đóng góp, chậm deadline hoặc kết quả bàn giao kém khiến cho chất lượng của team đi xuống.

    Trong bất cứ tình huống nào, bên cạnh năng lực thì các kỹ năng liên quan đến tổ chức nhóm, phân công công việc,... cũng vô cùng quan trọng, quyết định sự phối hợp chặt chẽ của nhóm. Đây cũng là điều mà các nhà lãnh đạo tìm kiếm ở nhân viên của mình. 

    Nhiều người thường hay lầm tưởng rằng, teamwork chỉ thực sự hiệu quả khi có một người lãnh đạo tốt. Tuy nhiên, người lãnh đạo trong quá trình teamwork sẽ có vai trò như một người hỗ trợ định hướng, tổng hợp ý kiến và đưa ra quyết định. Ngoài điều đó ra, các thành viên có vai trò và trách nhiệm tương tự nhau. Vì thế, muốn giải quyết vấn đề teamwork thì bản thân mỗi thành viên phải có ý thức trau dồi các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ và bổ trợ lẫn nhau. Hãy cùng WeStudy khám phá một số kỹ năng giúp cho quá trình teamwork hiệu quả nhé!!

  • Khám Phá Bí Mật Thu Phục Lòng Người Của Các Nhà Diễn Thuyết

    Khám Phá Bí Mật Thu Phục Lòng Người Của Các Nhà Diễn Thuyết

    Năm 2005, bài phát biểu “Stay Hungry. Stay Foolish” của Steve Jobs tại Đại học Stanford đã trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho rất nhiều người, về tình yêu và sự mất mát, về những giá trị mà chúng ta học được trên con đường đời. Không tay, không chân, nhưng không hề lo lắng, Nick Vujicic đã trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng trên thế giới khi không ngừng đi và không ngừng truyền cảm hứng tới triệu triệu người. Điều gì đã khiến họ chinh phục được bản thân và chinh phục những người đang lắng nghe ở bên dưới? Có phải vì họ sử dụng những ngôn từ hoa mỹ, hay họ đã có những người hâm mộ từ trước? Hoàn toàn không phải. Bởi vì, nếu chúng ta thu hẹp lại phạm vi, những người thuyết trình cho chúng ta nghe cũng được coi là những nhà diễn thuyết. Họ hoàn toàn không nổi tiếng nhưng họ vẫn khiến cho ta phải gật gù đồng ý. Bí mật thu phục lòng người của những nhà diễn thuyết không phải sự chuẩn bị cao siêu nào mà nó vô cùng gần gũi, vô cùng quen thuộc. Cùng WeStudy khám phá những bí mật ấy nhé!!

  • Làm Sao Để Chuyển Hóa Mặc Cảm, Tự Ti Thành Động Lực Giao Tiếp?

    Làm Sao Để Chuyển Hóa Mặc Cảm, Tự Ti Thành Động Lực Giao Tiếp?

    Điều gì khiến bạn ấp úng và căng thẳng đến mức tứa mồ hôi đầy tay hoặc không thể kiểm soát nhịp điệu giọng nói khi phải trình bày một điều gì đó trước đám đông, trước người lạ,...?

    Trong quá trình trưởng thành của mỗi người, sẽ có ít nhất một lần trải qua cảm giác này, đó là Glossophobia, nỗi sợ nói trước đám đông. Họ không đủ bình tĩnh để trình bày những điều bản thân đã chuẩn bị, và cũng không đủ bản lĩnh để có thể thuyết phục những người nghe. Bởi, nỗi sợ đã ngáng chân họ lại, phủ lấp toàn bộ tâm trí, suy nghĩ của họ khi đứng trước những người khác. 

    Vậy, Glossophobia đến từ đâu và phải làm thế nào để thoát khỏi nó? Hãy cùng WeStudy tìm kiếm câu trả lời nhé!

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất