• Làm Thế Nào Một Thương Hiệu Lốp Xe Được Xem Là Nhà Phê Bình Ẩm Thực Lớn Nhất Thế Giới?

    Chứng chỉ IELTS vẫn được xem là thước đo phổ biến nhất để đánh giá trình độ tiếng Anh. 

    Trong giới ẩm thực, các nhà hàng cũng có một thứ na ná chứng chỉ kiểu vậy, gọi là sao Michelin. Các bếp trưởng thi nhau trổ tài để nhận về dù chỉ một sao Michelin. Một sao đôi khi là quá đủ. 

    Năm 2013, nhà hàng Gordon Ramsay at The London tại New York đã mất 2 ngôi sao Michelin. Đầu bếp nổi tiếng bật khóc trước sóng truyền hình khi được hỏi về sự việc. Ông kể: 

    “Tôi bắt đầu khóc khi mất đi những ngôi sao của mình. Đó là một điều rất xúc động đối với bất kỳ đầu bếp nào. Cảm giác như đánh mất người bạn gái. Bạn muốn cô ấy trở lại. Tôi nghĩ mọi đầu bếp hàng đầu thế giới, từ Alain Ducasse đến Guy Savoy, khi mất đi một ngôi sao thôi cũng giống như mất chức vô địch Champions League vậy.” 

    Chà, ông đầu bếp tính nóng như kem mà lại bật khóc vì mấy ngôi sao đó hả? Hẳn là quan trọng lắm đây. Cái kỳ lạ ở đây là, Michelin vốn là một thương hiệu sản xuất lốp xe. Mà lốp xe thì liên quan quái gì tới ẩm thực? 

    Chà, liên quan lắm đấy chứ. Và câu chuyện khởi nguồn cũng thú vị không kém, là bài học vận dụng chiến lược kéo mà bất cứ nhà marketing nào đều không nên bỏ qua!

  • Leica: Màn Hồi Sinh Ngoạn Mục Từ Thương Hiệu Máy Ảnh Đẳng Cấp Bậc Nhất

    Hơn 100 năm trước, kỹ sư quang học Oskar Barnack làm việc tại công ty Ernst Leitz Werke đã tạo ra chiếc Leica đầu tiên, một khởi nguồn đỉnh cao của máy ảnh phim được ra đời. 

    Nhưng đó chỉ là sự xuất hiện của chiếc máy ảnh đầu tiên, còn trước đó rất lâu khoảng nửa thế kỷ, tên tuổi Leica đã lừng danh trong ngành công nghiệp chế tạo các thiết bị về quang học như ống nhòm, kính hiển vi, các loại thấu kính, kính lúp,... 

  • Sự Thật Về Lòng Trung Thành Thương Hiệu: Người Tiêu Dùng Nên ‘Chọn Con Tim Hay Là Nghe Lý Trí’? 

    90% quyết định mua hàng của bạn đến từ cảm xúc, theo khảo sát mới nhất được công bố bởi Đại học Harvard vào tháng 9 vừa qua. Các nhà làm marketing và quảng cáo thực chất đã biết điều này trước đó cả một thế kỷ, đó là lý do tại sao các quảng cáo giờ đây chú trọng xây dựng hình ảnh và kết nối cảm xúc với khách hàng nhiều hơn là thao thao bất tuyệt vài tính năng tẻ nhạt như trước.

    Có lẽ những người bán hàng hay nhà làm thương hiệu phải thầm cảm ơn vì con người vốn không phải loài sinh vật thuần lý trí như ta vẫn tưởng – mà sâu thẳm bên trong ai ai cũng ‘nhạy cảm’ như nhau. Mọi người đều mong ước sống trong ngôi nhà khang trang, lái chiếc xe hơi mới cóng, khoác lên mình những bộ quần áo hàng hiệu và quan trọng nhất, thứ họ sử dụng phải là lời khẳng định cho phong cách cá nhân họ.Đó là lý do người ta chọn iPhone thay vì Samsung, chọn Romano thay vì Clear, chọn son môi 3CE thay vì Maybelline,... nhưng chẳng người tiêu dùng nào dừng lại để nghĩ về nó cả.

    Nhờ tâm lý trên, cơ hội về một sợi dây liên kết cảm xúc giữa khách hàng và thương hiệu trở nên khả quan hơn bao giờ hết, và ý tưởng về thuật ngữ ‘lòng trung thành thương hiệu’ cũng bắt đầu từ đây. Bài viết dưới đây sẽ khiến bạn bất ngờ bởi chính cách bạn tự nguyện làm fan trung thành cho các thương hiệu, trong khi các ông chủ thương hiệu còn chẳng biết bạn là ai! 

  • Thất Bại Của Kodak: Sự Lụi Tàn Của Một Đế Chế Nhiếp Ảnh

    Kodak được thành lập vào năm 1888 bởi George Eastman dưới tên gọi “The Eastman Kodak”. Kodak sớm trở thành thương hiệu máy ảnh nổi tiếng nhất trong thế giới nhiếp ảnh và quay phim trong thế kỷ 20, khi mà thuật ngữ “thương hiệu” vẫn còn khá lạ lẫm với nhiều người. 

    Tại thời điểm mà hầu như chỉ những công ty lớn mới có thể sử dụng máy ảnh để quay phim, Kodak đã tạo ra một cuộc cách mạng: đem đến cho mọi hộ gia đình và các cá nhân cơ hội sử dụng máy ảnh với giá cả phải chăng. 

    Nắm giữ ưu thế đó trong suốt gần như toàn bộ thế kỷ 20, nhưng một loạt các quyết định sai lầm đã khiến một đế chế máy ảnh lụi bại và thành công của Kodak dần trôi vào dĩ vãng. Công ty tuyên bố phá sản vào năm 2012. 

    Tại sao Kodak, ông vua trong giới nhiếp ảnh và quay phim lại lâm vào bước đường cùng như vậy? Lý do đằng sau thất bại của Kodak là gì? Hãy cùng tôi khám phá trong bài viết ngày hôm nay. 

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất