• 5 Cách Để Cải Thiện Tình Trạng Đọc Như Không Đọc

    5 Cách Để Cải Thiện Tình Trạng Đọc Như Không Đọc  

    Làm sao để đọc sách hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm. Ở thời điểm hiện nay, văn hóa đọc đang dần có vị thế hơn trong đời sống của mỗi người. Nhờ tác động của truyền thông, cạnh tranh kiến thức trong xã hội, phát hành đa dạng các đầu sách của các công ty tư nhân, giải pháp giáo dục về văn hóa đọc của các cơ quan ban ngành, hầu như ai cũng đọc sách. Thế nhưng, không ít người gặp phải tình trạng, đọc là quên, mới đọc một lúc đã không đọc được nữa.

    Đa số đặt ra câu hỏi rằng, liệu có phải là do họ không thích sách nên không đọc được, hoặc do thấy nhiều chữ nên bị choáng ngợp, sợ hãi. Những lý do này chỉ đúng một phần rất nhỏ, quan trọng là ở phương pháp đọc. Sau đi là 5 cách giúp bạn đọc sách hiệu quả hơn từ WeStudy!

  • Bullet Journal: Giải Pháp Để Bạn Không Còn "Ăn Hành" Từ Deadline

    Bullet Journal: Giải Pháp Để Bạn Không Còn "Ăn Hành" Từ Deadline

    Nếu có một cuốn sổ và những cây bút màu trong tay, bạn sẽ làm gì? Trước kia, khi nghe câu hỏi này, đa số mọi người sẽ trả lời tôi dùng để viết bài, tôi dùng để vẽ, hoặc đơn giản là tôi chỉ cần sổ chứ không cần bút màu cho lắm. Thế nhưng, khi việc ghi chép hàng nghìn chữ trở nên mệt mỏi và không còn hứng thú, sự sáng tạo đã thôi thúc con người tìm ra những phương pháp thú vị hơn. Đó là lý do mà Sketchnote và Bullet Journal (Bujo) đã ra đời. Nếu như Sketchnote tạo ra một không gian hình ảnh hóa các ghi chép thì Bujo tạo ra nhật ký hành trình cá nhân khoa học và ấn tượng, giúp bạn vừa quản lý tốt cuộc sống, vừa có thể thư giãn khi thực hiện Bujo.

    Vậy Bullet Journal là gì và ứng dụng quản lý hành trình cá nhân với Bujo như thế nào? Cùng WeStudy tìm hiểu nhé!

  • Bullet Journaling: Hướng Tới Một Cuộc Sống Hiệu Quả

    Bullet Journal là một hệ thống ghi chép giúp bạn ghi chép hiệu quả, dễ dàng quản lý công việc, học tập,các buổi gặp gỡ hoặc bất cứ thứ gì. Bullet Journal không phải  một cuốn sổ tay “thật”.

  • Ghi Sao Để Nhớ: 5 Cách Ghi Chép Giúp Bạn Thoát Khỏi Mớ Lộn Xộn

    Ghi Sao Để Nhớ: 5 Cách Ghi Chép Giúp Bạn Thoát Khỏi Mớ Lộn Xộn

    Bạn có bao giờ gặp phải tình trạng ghi chép bài tập trên lớp nhưng khi mở ra đọc lại thì bị ngồn ngộn bởi chữ và bối rối vì không biết bắt đầu từ đâu không?

    Hay như bạn cố gắng để học một ngôn ngữ mới, ghi nhớ kiến thức nhưng không cách nào truyền tải nó tới trí não không?

    Đó là vì hệ thống tư duy của bạn đang bị “lộn xộn”. Bạn không hình dung ra được mình sẽ học gì, học như thế nào, đặc biệt là không biết cách sắp xếp các thông tin quan trọng phù hợp với mục đích của bản thân. 

    Vì thế, nếu bạn đang đi tìm giải pháp cho việc ghi chép mà có thể nhớ lâu, nhớ tốt thì bạn cần ứng dụng những phương pháp ghi chép có bổ sung các đặc tính khoa học như ấn tượng thị giác thông qua hình vẽ, phân loại, tách ý,...

    Để tìm hiểu chi tiết các phương pháp ghi chép hiệu quả, hãy đọc những gợi ý nho nhỏ của WeStudy dưới đây nhé!

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất