• Flex Đến Hơi Thở Cuối Cùng: Cuộc "Khoe" Được Chào Đón Nhất Phở Bò (PI)

    Flex Đến Hơi Thở Cuối Cùng: Cuộc "Khoe" Được Chào Đón Nhất Phở Bò (PI)

    “Thế bạn có gì?”. “Cái này cũng bình thường mà…”. “Mời bạn kiến tạo…”.Đó là những đoạn đối thoại quen thuộc nhất đang bao trùm toàn bộ Phở Bò (Facebook). Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, số lượng thành viên của Group “Flex đến hơi thở cuối cùng” đã lên tới gần 1,3 triệu người. Theo thống kê của một bài đăng “Flex Group tăng thành viên nhanh nhất”: ngày 10/7, số lượng thành viên là 200.000 người. Sau vài lượt share và một số bài Flex của người nổi tiếng, trung bình mỗi phút tăng 200-300 thành viên. Sau 4 ngày, số thành viên đạt xấp xỉ 900.000 người và đến hôm nay đã vượt hẳn mốc 1 triệu. Có thể thấy đây là một thành tựu đáng kinh ngạc và cũng đáng tự hào của những người quản trị Group này. Vậy, điều gì đã dẫn tới sự gia tăng chóng mặt như thế. Liệu nó chỉ là một Trend bắt theo Từ điển bình luận của Trông Anh Ngược, hay còn có một chất xúc tác nào khác? Hãy cùng  WeStudy khai phá nguyên nhân của sự bứt phá số lượng thành viên này nhé!!

  • Flex Đến Hơi Thở Cuối Cùng: Tại Sao Phải "Khoe"? (PII)

    Tôi Flex, bạn cũng thế. Với mục tiêu cùng kiến tạo ra những bàn thắng đẹp mắt, Flex đến hơi thở cuối cùng với gần 1,3 triệu thành viên không chỉ quy tụ những học sinh, sinh viên xuất sắc, mà còn là nơi để những nhân tài đa lĩnh vực, những người sống đẹp sống cống hiến vào “kể” câu chuyện của mình. Có người Flex dòng họ, có người Flex huân chương kháng chiến của ông/bà, có người khoe view ăn sáng triệu đô,... Mục đích của họ là gì? Liệu có phải để “khoe” rằng mình đứng cao hơn người khác một bậc, sống sang hơn người khác một phần? Không - Flex đến hơi thở cuối cùng là hiện thân của vô số những nhu cầu chủ yếu của con người. Trong phần II này, WeStudy sẽ bóc tách cho bạn những biểu hiện tâm lý hành vi của những người tham gia Flexing. Cùng theo dõi nhé!!

  • Văn Hóa Đối Thoại Trên Mạng Trong Một Thoáng Suy Tàn

    Văn Hóa Đối Thoại Trên Mạng Trong Một Thoáng Suy Tàn

    Một thoáng là bởi nó chỉ diễn ra trong một không gian mạng, thoát ly khỏi không gian đó, những người tham gia đối thoại vẫn có thể thản nhiên sống một cuộc đời khác với một nhân cách, con người khác. Suy tàn là bởi họ đã lạm dụng cái sự không tồn tại như một thực thể của các cuộc đối thoại để thỏa mãn những cảm xúc cá nhân. Sự khác biệt của nhóm người tham gia đối thoại kiểu “được ăn cả ngã về không”, “sống chết mặc bay” này là không có tinh thần nhân văn như những người tham gia đối thoại vì một mối quan tâm sâu sắc trên nền tảng kiến thức vững vàng. Nếu bạn dạo một vòng trên “hớp ý trăng sao” - fanpage của những cuốn sách cũ - bạn sẽ thấy một bầu không khí đối thoại rất văn minh. Người ta không comment một cách bừa bứa, không dùng những ngôn từ độc hại, không để lại dấu chấm hay một dấu hiệu nào đó thường thấy của các fanpage giải trí. Đó chính là không khí của sự nhân văn. Vậy, rốt cuộc thì văn hóa đối thoại trên không gian mạng đã suy tàn đến đâu? Cùng WeStudy lắng nhìn điều đó nhé!!

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất