• 10 Bậc Thầy Nhiếp Ảnh Và Phong Cách Chụp Ảnh Của Họ

    Nhiếp ảnh ra đời vào đầu thế kỷ 19, và chỉ sau gần 200 năm lịch sử, nó đã trở thành một công cụ cực kỳ phổ biến với con người ngày nay. 

    Suốt gần 200 năm hình thành và phát triển đó, lịch sử đã chứng kiến rất nhiều thiên tài có khả năng thần sầu trong việc “đóng băng” những khoảnh khắc đặc biệt của lịch sử, thời thế và cuộc sống này. 

    Ansel Adams – bậc thầy nhiếp ảnh đen trắng, Henri Cartier-Bresson với biệt danh “cha đẻ của nhiếp ảnh đường phố” hay Dorothea Lange – nhiếp ảnh gia của người lao động với bức ảnh nổi tiếng The Migrant Mother,... hãy cùng tôi khám phá trong bài viết ngày hôm nay nhé! 

  • Câu Chuyện Buồn Đằng Sau Khoảnh Khắc Hạnh Phúc Vỡ Òa

    Đây là bức ảnh mang tính biểu tượng Burst of Joycủa nhiếp ảnh gia Slava "Sal" Veder được chụp vào năm 1973. Bạn có thể thấy rõ niềm vui tràn ngập trong đó, khi gia đình Robert Stirm đón anh trở về sau 6 năm ở Việt Nam. 

    Mặc dù bức ảnh khiến người xem mường tượng tới một kết thúc có hậu theo kiểu “hạnh phúc mãi mãi về sau” như truyện cổ tích - khi mà Stirm đã trải qua vô vàn sóng gió, thất vọng, tuyệt vọng rồi đoàn tụ với gia đình, đằng sau đó lại là một câu chuyện dài, trầm buồn và trái ngược hoàn toàn. 

  • Câu Chuyện Ý Nghĩa Đằng Sau Bức Ảnh Đã Thay Đổi Nền Y Học Thế Giới

    Ngày 5 tháng 8 năm 1987, sau khi ca cấy ghép tim kéo dài suốt 23 tiếng kết thúc, nhiếp ảnh gia người Mỹ, James Stansfield của National Geographic đã chụp được bức ảnh nổi tiếng mà bạn đang chiêm ngưỡng.  

    Bạn có thể thấy rõ sự mỏi mệt trong ánh mắt của bác sĩ Zbigniew Religa đang theo dõi tình trạng bệnh nhân trên thiết bị y tế. Đồng nghiệp nữ đã hỗ trợ ông trong quá trình phẫu thuật, ngủ gục tại góc phòng vì kiệt sức. Trên sàn vẫn còn vương vết máu, những thiết bị y tế và những cuộn dây thòng lòng. 

    Khi bấm máy chụp bức ảnh này, có lẽ chính James Stansfield cũng không ngờ rằng tác phẩm của anh sẽ được góp tên trong 100 bức ảnh quan trọng nhất lịch sử. 

    Bởi thành công của ca phẫu thuật này đã mở đường cho sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực phẫu thuật tim của Ba Lan nói riêng và ngành y học toàn cầu nói chung. 

    Nhưng câu chuyện đằng sau tấm ảnh mới là thứ khiến nó trở nên vĩ đại..

  • Sự Thật Đằng Sau Nụ Hôn Biểu Tượng Trên Quảng Trường Thời Đại Năm 1945

    Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Quảng trường Thời đại nhộn nhịp trở lại khi ngài thị trưởng La Guardia thông báo Nhật Bản đã đầu hàng vô điều kiện trước phe Đồng minh, chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Dòng người đổ ra đường ăn mừng chiến thắng, hòa chung không khí ngày hòa bình trở lại trên mảnh đất này. Vì vậy, ngày 14 và 15 tháng 8 còn được gọi làngày V-J (V-J Day: Victory over Japan Day). 

    Được chụp bởi Alfred Eisenstaedt tại New York trong không khí nhộn nhịp ngày hôm đó, bức ảnh The Kiss làm ngưng đọng khoảnh khắc mang tính biểu tượng khi một thủy thủ hôn một cô y tá trên Quảng trường Thời đại. Bức ảnh trở nên phổ biến khi được đăng tải trên tạp chí Life, là một minh chứng điển hình về sức mạnh của nhiếp ảnh đường phố trong thực tế. 

    Một tuần sau, nó được đăng tải trên tạp chí Life và sớm trở thành một hiện tượng nhiếp ảnh bấy giờ. Tới nay, The Kiss được xem là một bức ảnh mang tính biểu tượng, đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử nước Mỹ.

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất