• 10 Câu Chuyện Thú Vị Về Thương Hiệu NIKE

    Tôi luôn ấn tượng với Nike. Tôi xỏ Nike Cortez để chạy bộ, Nike Air Force 1 để đi học và giày bóng rổ thì có cả tá đôi với biểu tượng swoosh dựng trên kệ. Tôi không dám nhận mình là một dân chơi Nike thứ thiệt – nhưng Nike luôn thu hút tôi bằng một thứ ma lực kỳ lạ. 

    Tôi đã biết về nhà sáng lập Nike, Phil Knight từ lâu. Ông khá kín tiếng nhưng thường xuyên xuất hiện tại NBA, giải đấu bóng rổ mà tôi theo dõi. Tình cờ gần đây, tôi đọc được cuốn Gã nghiện giày, tự truyện của Phil Knight kể về hành trình 18 năm gây dựng Nike từ con số 0. 

    Hiếm khi nào tôi đọc được một cuốn tự truyện chân thực và sâu sắc tới vậy. Người đàn ông đã thâu tóm một sự nghiệp huy hoàng chỉ trong một cuốn sách chưa tới 500 trang. Trong bài viết này, tôi tổng hợp lại 8 chi tiết thú vị trong cuốn sách, thêm vào đó là 2 mẩu chuyện thú vị mà tôi từng đọc được về Nike. 

    Vậy là chúng ta sẽ có 10 câu chuyện nho nhỏ về thương hiệu “có thể được nhận diện tại bất cứ đâu” này. 

  • Người Phụ Nữ Đã Thay Đổi Vận Mệnh Của Cả Michael Jordan Và Nike Là Ai?

    Ngày 26 tháng 10 năm 1984, Michael Jordan đặt bút ký giao kèo 2,5 triệu đô la với Nike. 

    Đây là thương vụ hợp tác lớn nhất lịch sử NBA tại thời điểm đó. 

    Sau khi thỏa thuận thành công, Nike mong rằng đến cuối năm thứ tư sẽ bán được 3 triệu đô la giày Air Jordan. Năm đầu tiên thu về 126 triệu đô la. 

    Bản hợp đồng này đã thay đổi vận mệnh của cả Nike và Jordan. Suốt những năm sau đó, Jordan càng đánh càng hay, trong khi giày Nike thì càng bán càng chạy. 

    Nike vượt mặt Converse, rồi tiếp đến là Adidas, để rồi thống trị thị trường giày thể thao như bây giờ. 

    Đúng, Michael đã đưa Nike từ một tên tuổi kém hấp dẫn trở thành thương hiệu giày thể thao đáng giá nhất thế giới, và Nike cũng biến Jordan thành vận động viên tỷ phú đầu tiên trong lịch sử. 

    Nhưng bạn có biết không, suýt nữa thì thương vụ đã đổ bể nếu không nhờ có sự can thiệp kịp thời của một người phụ nữ đấy! 

  • Đế Chế Tỷ Đô Nike Và Người Đàn Ông Đứng Sau Nó

    Trẻ tuổi, xông xáo, thiếu tiền nhưng thừa nhiệt huyết, chàng trai Phil Knight 24 tuổi vay bố 50 đô để thực hiện Ý tưởng Điên rồ của mình: nhập khẩu giày chạy Nhật Bản về Mỹ bán kiếm lời. Bán giày trên thùng xe Plymouth Valiant, doanh số năm đầu tiên đạt 8.000 đô la. 

    Bị ám ảnh bởi triết lý “tăng trưởng hoặc chết”, Knight lèo lái Nike gặt hái hết thành công này tới thành công khác – nhưng thất bại cũng thật nhiều. Ngân hàng xiết nợ, đồng nghiệp lẫn đối tác phản bội, có thời điểm Knight phải hạ mình đi vay tiền biết bao người để cứu sống “đứa con” Nike. 

    Ngày nay, Nike là một thương hiệu trị giá 136,81 tỷ đô, doanh thu hàng năm tăng liên tục và chưa có dấu hiệu dừng lại. Biểu tượng swoosh (dấu ngoắc phẩy) không dừng lại ở mức biểu tượng nữa — nó đại diện cho một tinh thần, một ý chí chiến thắng. Khắp các ngõ ngách trên toàn thế giới, Nike tự hào là thương hiệu có thể được nhận diện tại bất cứ đâu. 

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất