• Cẩm Nang Viết Lách Với ChatGPT Cùng Tiến Sĩ Tsipursky

    Tại sao tôi lại phải viết trong khi ChatGPT có thể viết hộ tôi? 

    Đừng nghĩ thế. Đừng để ChatGPT gõ máy thay bạn, làm thế thì lười quá, còn gì là sáng tạo nữa. Bài viết này sẽ không chỉ bạn cách nhờ ChatGPT viết hộ bạn, thay vào đó là hướng dẫn bạn cách biến ChatGPT thành cố vấn của bạn trong việc viết. 

    Các ý tưởng trong bài được tham khảo từ cuốn sáchChatGPT: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc của Tiến sĩ Gleb Tsipursky, đồng thời là cây viết cộng tác với nhiều tờ báo nổi tiếng như Harvard Business Review, Fortune, USA Today,... 

    Cùng khám phá nào! 

  • Chuyện Sáng Tạo: Đừng Nhầm Lẫn Giữa Công Thức Với Khuôn Mẫu

    Chuyện Sáng Tạo: Đừng Nhầm Lẫn Giữa Công Thức Với Khuôn Mẫu

     Hôm qua, khi lướt những trang mạng dành cho những người yêu mèo, tôi đột nhiên nhìn thấy một câu nói. Nó đã khiến tôi suy nghĩ rất lâu, và tưởng như chẳng phải chỉ mỗi loài mèo như thế. “Chúng ta giải cứu những con mèo, cho chúng tự do từ tay những kẻ bắt trộm rồi lại đưa chúng đến một cái lồng khác”. Quá trình này cũng giống như cách chúng ta tìm đến với sáng tạo. Ban đầu, những người khao khát tìm kiếm một bầu không khí tự do để dẫn dắt xu hướng, đưa ra những tuyên ngôn về việc khẳng định cái tôi cá nhân. Tuy nhiên, cũng chính những người đó, lại đặt ra một “cái lồng” cho sự sáng tạo. Sự sáng tạo bị trói buộc trong khuôn thức tư duy của họ. Khuôn thức ấy đồng thời tác động lên những cá nhân liên đới khác khiến cho sự sáng tạo bắt đầu đi trên một lối mòn mẫu mực. Vô hình trung, do sự phân biệt thiếu rõ ràng ở góc độ công thức và góc độ khuôn mẫu, chúng ta đã tiếp nhận một hệ tư tưởng dạng lồng sắt, ngăn sáng tạo được bứt phá và thoát ly. Hãy cùng WeStudy đi tìm cánh cửa của lồng sắt ấy nhé!

  • Cuộc Khủng Hoảng Thời Đại Của Sách Self-Help - Viết Gì Để Nổi Tiếng? 

    Cuộc Khủng Hoảng Thời Đại Của Sách Self-Help - Viết Gì Để Nổi Tiếng? 

    Trước đây, để có được một tập sách, người ta phải nâng niu từng thếp giấy, mài từng nghiên mực, cân nhắc cẩn thận. Để có được tài liệu lưu trữ, người ta phải khắc từng chữ trên văn bia. Công nghệ in phát triển, nhu cầu sử dụng sách gia tăng, tinh thần sáng tác được thôi thúc trong môi trường tự do, gần như ai cũng có thể trở thành tác giả. Sách của chúng ta, không phải chỉ có các nhà văn, học giả đặt bút. Ngày nay, một cầu thủ cũng có thể tự bán sách về cuộc đời mình, chỉ cần được công ty sách tiếp nhận và nhà xuất bản đồng thuận. Sách không chỉ thực hiện nhiệm vụ văn hóa nghệ thuật nữa, mà được coi như một phương tiện đánh bóng tên tuổi. Có cầu tất có cung, khi người ta cần một điểm nương tựa, một niềm tin, người ta tìm đến những con chữ, hay đúng hơn là người viết ra con chữ đó. Và thế rồi cuộc “khủng hoảng” nổ ra, sách self-help Việt Nam như cơn bão đổ bộ, gây ra cái chết lâm sàng cho những sáng tác văn học. Cùng WeStudy tìm hiểu nhé. 

  • Kịch Bản: Địa Hạt Sáng Tạo Mới Của Người Viết 

    Kịch Bản: Địa Hạt Sáng Tạo Mới Của Người Viết 

    Kịch bản không phải một loại hình mới. Những chương trình thời sự, phóng sự luôn có kịch bản. Những video quảng cáo luôn có kịch bản. Những buổi giao lưu, thảo luận luôn có kịch bản. Kịch bản - một thành tố quan trọng - có ý nghĩa như cốt truyện, như cái khung cho một sản phẩm truyền thông. Riêng về điện ảnh, kịch bản có một yêu cầu rất cao, giống như một tác phẩm văn học. Điện ảnh Việt Nam không thiếu những bộ phim hay, vì không thể không kể đến những kịch bản của Vừa đi vừa khóc, Mùi ngò gai, Sóng ở đáy sông, Phía trước là bầu trời, Cả một đời ân oán,... Thế nhưng, khi con người có nhiều hơn các phương tiện giải trí, được tiếp xúc với nền điện ảnh thế giới, một số kịch bản phim Việt Nam đã không thể thỏa mãn được nhu cầu của người xem. Đầu tiên là về mặt kịch bản, sử dụng quá nhiều thoại, những motif lặp lại, nội dung sến sẩm thiếu thực tế, chưa khai thác vào chất liệu xã hội,... Những năm gần đây, phim Việt đã có một số tác phẩm được hưởng ứng, nhưng cơn khát kịch bản vẫn gia tăng qua từng năm. Đây là cơ hội để những người đam mê cầm bút dấn lối tìm đường, xây dựng thương hiệu của bản thân. Cùng WeStudy ghi lại những chú ý quan trọng của một kịch bản nhé! 

  • Lật Mặt Quảng Cáo: Những Cú Lừa Hoa Mỹ

    Lật Mặt Quảng Cáo: Những Cú Lừa Hoa Mỹ

    Những người trẻ chúng tôi thường hay đùa với nhau về hình ảnh quảng cáo và hàng Shopee. Và dù đùa vậy, biết vậy, nhưng khi thấy quảng cáo, chúng tôi vẫn cứ táy máy mà ấn vào. Vì sao ư? Vì quảng cáo Shopee hiện lên trên Facebook của chúng ta luôn hiện ra với hình ảnh vô cùng lộng lẫy, được bài trí tinh tế, mẫu mặc đẹp lung linh và giá rất hời. Thế nhưng, khi ấn vào xem, nó sẽ đưa chúng ta đến một mức giá khác. Và khi mua về, có thể hình dáng bên ngoài hoặc chất liệu không giống như quảng cáo. Vậy tại vì cái gì mà người ta cứ bị lừa mãi? Sự thật là quảng cáo luôn khai thác những “nỗi đau” của người tiêu dùng, “điểm yếu” khiến người ta mủi lòng nấn ná. Dù chúng ta đều hiểu với nhau, giá tiền và chất lượng luôn đi liền với nhau. Nhưng, cứ rẻ là chúng ta bị lôi kéo, cứ khuyến mãi là chúng ta mua tới tấp, cứ đẹp là chúng ta chốt đơn. Không chỉ những bạn trẻ mà các mẹ - những người được mệnh danh là người mua hàng thông thái cũng không tránh khỏi những cú lừa hoa mỹ đó. Hãy cùng WeStudy lật mặt và giải quyết nó nhé!

  • Nỗi Sợ Không Thành Công Của Những Người Sáng Tạo Nội Dung

    Nỗi Sợ Không Thành Công Của Những Người Sáng Tạo Nội Dung

    Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển, trình độ nhận thức của con người dần tiến tới văn minh lý tưởng, mức độ coi trọng các ngành nghề cũng chuyển dịch tới sự cân bằng. Những người viết, những người kể chuyện, không còn phải chịu định kiến như trong xã hội cũ. Những người sáng tạo nội dung dần được định hình thành một tên gọi, một ngành nghề, một công việc mơ ước và có thể nói là HOT trong thời điểm hiện tại. Giờ đây, dù bạn có cầm máy quay ở ngoài đường, tự nói chuyện với ống kính thì cũng không còn ai thấy bạn là kỳ quặc.

    Trong con mắt xã hội ngày nay, những người sáng tạo nội dung - Content Creator trên Internet là những người tự tin, tài giỏi, năng động, sáng tạo,... Có vô vàn những tính từ tốt đẹp khác nhau để mô tả họ. Thế nhưng, bạn đã bao giờ nghe họ kể về những nỗi sợ chưa - những điều mà họ phải đối mặt mỗi ngày, giống như lúc bạn trăn trở với những bài Toán khó, lo lắng với kỳ thi vậy. Hãy cùng WeStudy đi tìm điều bí mật ấy nhé!! 

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất