• Emotional Intelligence: Phần còn lại của trí tuệ quan trọng như thế nào?

    Emotional Intelligence - EQ: Lưới Cảm Xúc Thâu Tóm Sự Yêu Thích Của Mọi Người

    Trong các diễn luận của triết học Mác Lenin, xã hội luôn tồn tại song song vật chất và ý thức, tính khách quan và sự chủ quan, hữu hình và vô hình,... Trí tuệ của con người cũng vậy, bao hàm cả sự khách quan logic và những rung động về tình cảm, được thể hiện thông qua chỉ số IQ và EQ. IQ - Intelligence Quotient là mức thang đánh giá khả năng tư duy, biện giải của cá nhân trong quá trình xác lập logic trước mọi lĩnh vực của cuộc sống. 

    Nhiều người thường coi IQ như một căn cứ để đánh giá sự tài giỏi của một người và có xu hướng đề cao nó như cách người ta đã làm với các môn học thiên logic như Toán học, Sinh học, Vật lý. Tuy nhiên, trong cuốn “Emotional Intelligence: Why it Can Matter More Than IQ”, nhà tâm lý học nổi tiếng Daniel Goleman đã xác nhận về tầm quan trọng của IQ và EQ cũng như sự cần thiết của việc kết nối hai chỉ số trí tuệ đó nếu muốn phát triển một cách hài hòa. EQ - Chỉ số cảm xúc hay Emotional Intelligence - Trí tuệ cảm xúc đều là cái tên gọi cho phần còn lại của trí tuệ, thứ giúp bạn thấu hiểu nội tâm người khác.

  • Giao Tiếp Trắc Ẩn - Nghệ Thuật Cảm Hóa Và Định Hướng Suy Nghĩ Của Người Khác

    Giao Tiếp Trắc Ẩn - Nghệ Thuật Cảm Hóa Và Định Hướng Suy Nghĩ Của Người Khác

    Những người thành công ở vai trò quản lý, nhà điều hành hoặc có một cuộc sống gia đình hạnh phúc với những mối quan hệ vô cùng tốt, khi được hỏi về bí quyết luôn nói rằng bạn cần phải kiên trì, phải thấu hiểu và sẻ chia, phải đọc vị và tha thứ. Thế nhưng, làm thế nào để khơi dậy những đức tính tốt đẹp và hạn chế những cảm xúc tiêu cực ở bên trong con người? Tất cả những điều này đều hướng tới một nghệ thuật - giao tiếp trắc ẩn hay giao tiếp phi bạo lực, khơi dậy ở con người một thái độ cảm hóa và bao dung trong ứng xử hằng ngày, hạn chế các xung đột xảy ra. Trong bài viết này, WeStudy sẽ giúp bạn tìm thấy chìa khóa giao tiếp khiến những người xung quanh nể phục bạn mà không cần đến những lời quát mắng hay quở trách nặng nề. 

  • Từ chối nhẹ nhàng có phải lúc nào cũng phù hợp?

    Từ Chối Nhẹ Nhàng Có Phải Lúc Nào Cũng Phù Hợp?

    Từ nhỏ đến lớn, chúng ta đều được cha mẹ, thầy cô truyền đạt lại cho câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Thế nhưng, cái sự lựa lời ấy lại không thể dùng cho tất cả các trường hợp. Trong cuộc sống hàng ngày, sẽ có những lúc chúng ta buộc lòng phải nói ra lời từ chối. 

    Lần đầu tiên, lời từ chối “lựa lời” là vì chúng ta muốn “dĩ hòa vi quý”, giữ lại những cảm tình.

    Lần thứ hai, lời từ chối vẫn nhẹ nhàng vì không muốn bất kỳ ai bị tổn thương hay suy nghĩ về nó.

    Thế nhưng, từ chối đến hai lần vẫn không thành công, thì bạn chắc chắn không thể giữ lại cái sự mềm mỏng đó. Từ chối nhẹ nhàng giúp tình cảm không bị tổn hại, nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp. 

    Đôi khi, từ chối cương quyết và dứt khoát mới là lựa chọn tốt nhất dành cho tình huống xảy đến với chúng ta. Cùng We tìm ra cách từ chối thông minh cho những tình huống khác nhau nhé!!

  • Vô Cảm - "Căn Bệnh" Của Những Tâm Hồn Vụn Vỡ

    Vô Cảm - "Căn Bệnh" Nảy Mầm Từ Những Vết Nứt Văn Hóa

    Đạo đức nói về lòng trắc ẩn như một phẩm cách đặc trưng và cần thiết của con người. Trong những bài học đầu tiên khi đến với cuộc đời, chúng ta được dạy về chiếc lá lành đùm bọc chiếc lá rách, về nhiễu điều che phủ giá gương, về bầu bí họ hàng phải yêu thương lẫn nhau. Con người sinh ra trong yêu thương, lớn lên cùng yêu thương và rồi đem yêu thương dẫn tỏa đi muôn ngả. 

    Thế nhưng đâu đó, giữa một bầu xã hội ngày càng phức tạp, hạt giống của vô cảm đã nảy mầm. Quan hệ gắn kết xã hội rạn nứt, là biểu hiện của những vết gãy văn hóa, vết gãy tâm hồn. Trong khi người người lên tiếng phê phán “vô cảm”, thì họ lại quên mất phải đi tìm câu trả lời tại sao nó được sinh ra, tại sao người ta quan tâm đến vật chất, tại sao con người từ bỏ việc giúp đỡ lẫn nhau. Như từ “căn bệnh” gắn liền với “vô cảm”, nó đến từ những tâm hồn vụn vỡ. 

    Hôm nay, hãy cùng WeStudy lắng nghe những vụn vỡ ấy nhé!

  • “Mặt Nạ” Tích Cực Độc Hại Của Những Người Giao Tiếp Thông Thái

    “Mặt Nạ” Tích Cực Độc Hại Của Những Người Giao Tiếp Thông Thái

    Chúng ta thường có xu hướng ngưỡng mộ những người lạc quan. Trong đối thoại với họ, chúng ta hầu như đều cảm thấy tin tưởng, gieo cho bản thân những kỳ vọng và những ước mơ về sự thay đổi tốt đẹp hơn trong tương lai. Có đôi khi bạn sẽ cảm thấy, người này biết tất cả về những cảm xúc mà bạn đang có, từ nỗi đau, nỗi buồn của bạn, như thể rằng họ đã trải qua, nhưng khi bạn nhìn lại sẽ luôn thấy họ đang tươi cười, mang nguồn cảm xúc lạc quan. Đó chính là tấm mặt nạ của sự tích cực độc hại.  Tích cực là cảm xúc được khuyến khích ở mỗi người, nhưng khi người ta từ chối tiêu cực và cố gắng khơi dậy tích cực thì chắc chắn sẽ có vấn đề xảy ra. Hãy cùng WeStudy bóc tách chiếc “mặt nạ” đó nhé!!

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất