Trong các diễn luận của triết học Mác Lenin, xã hội luôn tồn tại song song vật chất và ý thức, tính khách quan và sự chủ quan, hữu hình và vô hình,... Trí tuệ của con người cũng vậy, bao hàm cả sự khách quan logic và những rung động về tình cảm, được thể hiện thông qua chỉ số IQ và EQ. IQ - Intelligence Quotient là mức thang đánh giá khả năng tư duy, biện giải của cá nhân trong quá trình xác lập logic trước mọi lĩnh vực của cuộc sống. 

Nhiều người thường coi IQ như một căn cứ để đánh giá sự tài giỏi của một người và có xu hướng đề cao nó như cách người ta đã làm với các môn học thiên logic như Toán học, Sinh học, Vật lý. Tuy nhiên, trong cuốn “Emotional Intelligence: Why it Can Matter More Than IQ”, nhà tâm lý học nổi tiếng Daniel Goleman đã xác nhận về tầm quan trọng của IQ và EQ cũng như sự cần thiết của việc kết nối hai chỉ số trí tuệ đó nếu muốn phát triển một cách hài hòa. EQ - Chỉ số cảm xúc hay Emotional Intelligence - Trí tuệ cảm xúc đều là cái tên gọi cho phần còn lại của trí tuệ, thứ giúp bạn thấu hiểu nội tâm người khác.

Trí tuệ cảm xúc là gì?

Emotional Intelligence - EI - cách gọi khác của EQ - Trí tuệ cảm xúc được định nghĩa là khả năng thấu hiểu, sử dụng và quản lý cảm xúc. 

Giống như IQ, có rất nhiều tranh cãi về vấn đề bẩm sinh hay học hỏi để đạt tới những điểm chỉ số ưu tú về trí tuệ cảm xúc. Tuy nhiên, bạn cần hiểu một điều rằng, IQ hay EQ đều được xác lập dựa trên trí tuệ, mà trí tuệ con người thì không ngừng chuyển động để thu hút thế giới rộng lớn trong quá trình trưởng thành. Chính vì vậy, khi trí tuệ không ngừng khai phá, các chỉ số liên quan đến nó cũng không ngừng được cải thiện. Tùy vào khả năng tiếp thu và mức độ chăm chỉ mà tạo ra sự chênh lệch giữa các chỉ số cũng như giữa các cá nhân với nhau. Có người đồng thời sở hữu cả hai loại chỉ số ưu tú, nhưng có người lại bị mất cân bằng. 

Bác sĩ tâm thần tư vấn cho bệnh nhân không mặt

Trong bộ phim điện ảnh The Big Bang Theory, nhân vật Sheldon sở hữu IQ vượt trội với khả năng tư duy đáng ngưỡng mộ, nhưng các kỹ năng xã hội, và sự thấu hiểu cảm xúc của anh thì có thể tính bằng 0. Điển hình này là đại diện cho một bộ phận những người quá tập trung vào học tập, nghiên cứu mà xa rời các kết nối xã hội, dẫn tới việc họ không thể hiểu một cách trọn vẹn những ý nghĩa của cảm xúc. 

Trong bài báo khoa học Emotional Intelligence, Imagination, Cognition and Personality, hai nhà tâm lý học Mayer và Salovey đã đưa ra 4 cấp độ của trí tuệ cảm xúc, bao gồm:

- Nhận thức cảm xúc: trả lời cho câu hỏi bạn cảm thấy như thế nào.

- Điều hướng cảm xúc: cảm xúc không đơn thuần là tiếng cười, là nước mắt, nó là sự ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày để lý giải cho mọi hành vi, hoạt động của chúng ta. Với mỗi quyết định được đưa ra, nó dựa trên cảm xúc của bạn lúc đó và kết quả sẽ nói lên cảm xúc về sau của bạn. 

Đội người ghép các mảnh ghép hình đầu khổng lồ lại với nhau

- Thấu hiểu cảm xúc: Từ sự nhận thức về bản thân, chúng ta cần hướng tới sự nhận thức, phát hiện và thấu hiểu những nguồn cảm xúc khác bằng tư duy logic về cảm xúc. Tức là, khi nghe một câu chuyện buồn từ người khác, sự linh hoạt của cảm xúc sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt nguồn căn của nỗi buồn đó, trải nghiệm cảm xúc mà họ mang tới, đặt mình vào cảm xúc đó để bày tỏ, đưa ra những lời khuyên phù hợp. Nó là sự thông minh về mặt cảm xúc, bạn biết an ủi và an ủi đúng cách để họ cảm thấy việc chia sẻ là đáng giá. 

- Quản lý cảm xúc: Một cấp độ quản lý, kiểm soát cảm xúc cá nhân và chi phối cảm xúc của những người xung quanh. Đây chính là nghệ thuật giúp bạn thành công trong mọi cuộc giao tiếp và gây thiện cảm với người đối diện. 

Gợi ý: Nghệ thuật giao tiếp thu phục lòng người

Đây chính là 4 cấp độ tăng dần của trí tuệ cảm xúc, từ nhận biết thông thường tới áp dụng linh hoạt và trở thành người điều khiển chuyên nghiệp. 

Trí tuệ cảm xúc quan trọng như thế nào?

Sự thông minh trong tư duy giúp bạn dễ dàng đạt được nhiều thành tựu. Khi là học sinh, sự thông minh mang về cho bạn điểm số cao, giải thưởng phong phú. Khi là sinh viên, sự thông minh khiến bạn trở nên ưu tú và nhanh chóng trở thành đối tượng ưu tiên của các nhà tuyển dụng. Khi đi làm, sự thông minh giúp bạn thăng tiến tốt hơn. Thế nhưng, sự thông minh ấy không hoạt động độc lập. Bởi vì, để có được thành tựu, bạn nhất định phải duy trì các mối quan hệ xã hội. Sự lý tưởng chỉ cần học và làm, không cần quan tâm đến bất cứ điều gì xảy ra ở nhóm nhỏ những người vô cùng giỏi, duy nhất đam mê với ngành/lĩnh vực đó. Còn lại, những người thông minh khác, khi đặt trong kết nối với xã hội, đều không thể tách biệt với trí tuệ cảm xúc. 

Trí tuệ cảm xúc trở nên quan trọng vì nó có những lợi ích sau:

Chìa khóa của những mối quan hệ xã hội

Bản tính của con người là luôn trông đợi vào sự thấu hiểu của người khác ngay cả khi mình không bày tỏ hoặc cảm thấy ngưỡng mộ đối với những người có thể đọc vị cảm xúc, phát hiện những trạng thái thậm chí mới chỉ manh nha. 

Chính vì thế, những người sở hữu điểm mạnh là trí tuệ cảm xúc giống như một chiếc ăng-ten thu sóng cảm xúc, nhanh nhạy trong việc nắm bắt tâm ý của người khác. Những người như vậy sẽ dễ dàng có được cảm tình, lòng tin ngay sau lần đầu tiếp xúc vì họ có đủ sự tinh tế, khéo léo. 

Tâm lý trị liệu khái niệm trừu tượng minh họa.  can thiệp không dùng thuốc, tư vấn bằng lời nói, dịch vụ trị liệu tâm lý, liệu pháp nhận thức hành vi, phiên họp riêng.

Tuy vậy, cũng cần phân biệt rõ tinh tế, khéo léo với sự nịnh bợ. Những người nịnh bợ là những người sử dụng trí tuệ cảm xúc vào mục đích cá nhân và nằm ở ranh giới tốt xấu không rõ ràng. 

Những người vận dụng trí tuệ cảm xúc vừa đủ luôn có một vòng kết nối xã hội lý tưởng với đa dạng người, tạo ra lợi thế về cơ hội việc làm, tình cảm, sự giúp đỡ,...

Luôn thấu hiểu chính mình

Ở một xã hội nhiều cám dỗ và cũng nhiều áp lực, không phải ai cũng hiểu được bản thân muốn gì, cần gì, cảm thấy như thế nào. Trong khi đó, các phương pháp chữa lành luôn nhấn mạnh vào việc dành thời gian để thấu hiểu bản thân. Vì thế, những người có trí tuệ cảm xúc dù mới chỉ ở cấp độ nhận thức và áp dụng cảm xúc thì cũng ổn định hơn những người khác. Khi họ hiểu bản thân, họ biết cách ổn định trạng thái tinh thần, sắp xếp lại bộn bề sau những đổ vỡ, thất bại và nhanh chóng có được phương hướng phát triển tiếp theo. Ngược lại, những người khó tìm được kết nối với tiềm thức thường mất thời gian để trả lời những câu hỏi đó. 

World emoji day concept illustration

Phát triển kỹ năng xã hội

Những người biết cách quản lý cảm xúc và có khả năng chi phối cảm xúc của những người khác cũng họ kỹ năng mềm vô cùng tốt, bởi họ nắm giữ trong tay bí thuật “thao túng tâm lý”. Họ phân tích được tình cảnh của bản thân, tinh ý trong nhìn nhận các biểu cảm trạng thái của những người xung quanh, do đó, họ cũng dễ dàng có được chiến lược tiếp cận phù hợp với từng đối tượng. 

Những kỹ năng như giao tiếp, thuyết phục, phản biện,... đều là những kỹ năng họ có thể học nhanh chóng. Thông qua khả năng quản lý cảm xúc, quản lý biểu cảm và giọng nói, họ có thể chứng minh cho bạn thấy những cuộc trò chuyện tưởng như khó nhằn cũng có thể diễn ra một cách tự nhiên. 

Trong quá trình rèn luyện trí tuệ cảm xúc, bạn nên đồng thời học các kỹ năng này để có thể biến nó trở thành nghệ thuật thu phục lòng người của riêng mình.