Từ nhỏ đến lớn, chúng ta đều được cha mẹ, thầy cô truyền đạt lại cho câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Thế nhưng, cái sự lựa lời ấy lại không thể dùng cho tất cả các trường hợp. Trong cuộc sống hàng ngày, sẽ có những lúc chúng ta buộc lòng phải nói ra lời từ chối. 

Lần đầu tiên, lời từ chối “lựa lời” là vì chúng ta muốn “dĩ hòa vi quý”, giữ lại những cảm tình.

Lần thứ hai, lời từ chối vẫn nhẹ nhàng vì không muốn bất kỳ ai bị tổn thương hay suy nghĩ về nó.

Thế nhưng, từ chối đến hai lần vẫn không thành công, thì bạn chắc chắn không thể giữ lại cái sự mềm mỏng đó. Từ chối nhẹ nhàng giúp tình cảm không bị tổn hại, nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp. 

Đôi khi, từ chối cương quyết và dứt khoát mới là lựa chọn tốt nhất dành cho tình huống xảy đến với chúng ta. Cùng We tìm ra cách từ chối thông minh cho những tình huống khác nhau nhé!!

Tại sao nhiều người sợ từ chối?

Có những người không bao giờ từ chối người khác. Đơn giản vì họ cho rằng từ chối là sự khước từ tình cảm và sự nhiệt thành mà mình nhận được. Họ có thể dễ dàng gật đầu, nói đồng ý nhưng khi từ chối lại đắn đo suy nghĩ, ngại ngần không dám nói ra khỏi miệng. 

Khái niệm minh họa phân biệt chủng tộc

Chính vì thế, sẽ có không ít lần họ phải làm những điều bản thân không muốn, không cảm thấy vui vẻ. 

Tháng này tài chính hơi eo hẹp, người khác hỏi mượn tiền nhưng bạn lại không dám từ chối, sợ mếch lòng họ, cuối cùng ngậm ngùi đồng ý để bản thân sống tiết kiệm hết mức. 

Hôm nay, bạn mệt mỏi, bạn chỉ muốn nghỉ ngơi, nhưng đồng nghiệp vẫn nài nỉ kéo đi liên hoan, bạn ngại từ chối nhiều lần, cuối cùng vẫn đồng ý và rồi về mệt phờ người. 

Đây là hai câu chuyện dễ gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày của những người không “từ chối”. Tình huống giúp chúng ta nhận ra rằng, nguyên nhân mà họ không từ chối là vì: TÌNH CẢM - SĨ DIỆN. 

Ở mặt tình cảm, họ sợ làm mất lòng người khác, họ sợ những lần sau không còn ai mời rủ, họ sợ làm hỏng mối quan hệ. 

Ở mặt sĩ diện, đó là vì họ luôn gây dựng một hình tượng hoàn hảo, vì thế, họ sẽ không từ chối mà cố gắng đáp ứng những yêu cầu từ người khác. Tự nhiên, ai cũng yêu thích họ, và họ dùng sự mệt mỏi lo âu để đổi lấy tình cảm. 

Trong lối sống của người Việt từ bao đời nay, chữ tình gần như được đặt trên mọi sợi dây lý trí. “Tôi nghĩ thế này đấy, nhưng về tình cảm, thì tôi không muốn làm thế!!”. Chữ tình này, có tốt, cũng có xấu, và cái xấu nhất là biến bạn thành một người không biết từ chối và chấp nhận hy sinh để được “tiếng thơm”.

Hãy biết từ chối bên cạnh những cái gật đầu

Sẽ có rất nhiều người thắc mắc rằng, tại sao phải từ chối khi vẫn có thể thực hiện được? 

Vậy thì hãy nghĩ ngược lại, tại sao chúng ta phải hy sinh cho những dự đoán tình cảm mà chính chúng ta cũng không biết rằng nó có xảy ra hay không, và nó có xứng đáng với chất lượng cuộc sống của chúng ta không?

Việc học nói lời từ chối, không phải là để bài xích mọi người, né tránh mọi lời nhờ vả, mà là để cuộc sống của chúng ta không bị kiềm áp bởi sự đồng ý vô tội vạ. 

Từ chối để không đánh mất chính mình

Có những lời mời mọc rất thịnh tình, nhưng dù bạn có không đi, thì với họ cũng chẳng có chuyện gì xảy ra hết. 

Có những lời yêu thương rất sâu sắc, nhưng bạn vẫn phải từ chối vì chẳng thể ở bên cạnh một người không cùng tần số cảm xúc. 

Từ chối để nói ra suy nghĩ của bản thân. Từ chối để sống đúng với những mong muốn của chính mình. Thay vì cố gắng thỏa mãn người khác, hãy tìm cách để yêu thương bản thân nhiều hơn. 

Không có nghĩa là không có khái niệm minh họa

Từ chối để không làm mất giá trị của mình

Tâm lý chung của con người là khi đã quen với một điều gì đó, họ sẽ cho nó là điều nghiễm nhiên và chắc chắn xảy ra. 

Còn với những người không nói từ chối, dần dần cũng hình thành một mối lo sợ “Liệu giờ mình từ chối họ có suy nghĩ gì không nhỉ?”. Càng lo sợ, việc nói từ chối lại càng xa vời. 

Đừng biến lòng tốt của bản thân trở thành sự hiển nhiên đối với người khác. Lần đầu tiên bạn giúp họ, họ sẽ cảm ơn bạn. Nhưng càng nhiều lần, sự nhờ vả lớn hơn, lòng tốt của bạn sẽ không còn giá trị nữa. 

Từ chối để giảm gánh nặng 

Trước khi nhận lời của ai đó, hãy soi xét cảm xúc, trạng thái, khả năng của bản thân. 

Nếu bạn thuận đường và chiếc xe khá rộng rãi, bạn hoàn toàn có thể cho đồng nghiệp đi nhờ ngày hôm đó. Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc ngày nào bạn cũng có thể ghé nhà họ và cho họ đi nhờ. 

Xét ở góc độ “con người kinh tế” của Adam Smith, mọi hành vi trong cuộc sống của chúng ta đều bị chi phối bởi tính “vị kỷ”. Vị kỷ  ở đây không phải là sự ích kỷ độc đoán, mà là sự suy xét đến lợi ích cá nhân khi quyết định làm điều gì đó. Bạn cho họ đi nhờ vì sự hòa hảo với đồng nghiệp, tăng thiện cảm. Họ nhờ vả bạn vì thuận tiện, không cần mất thời gian, chi phí di chuyển bằng phương tiện khác.

Vì thế, khi bạn cả nể, nguyện ý hy sinh thì sự vị kỷ dễ chuyển thành ích kỷ, và bạn sẽ trở thành “người chịu thiệt” cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Khái niệm bạo lực giới

Từ chối thông minh giúp tình cảm thêm sâu sắc

Bạn không muốn đánh mất một vài mối quan hệ chỉ vì lời từ chối của mình? Bạn không muốn khiến người khác phiền lòng và tổn thương? Vậy thì hãy học ngay cách từ chối khéo léo để được lòng ta vẹn lòng người. 

Nói cảm ơn trước khi từ chối 

Khi nhận được những lời mời, lời bày tỏ, một đề xuất, hãy nói hai từ “cảm ơn”.

Cảm ơn vì họ đã nhớ đến mình. Cảm ơn vì sự thịnh tình mà bản thân nhận được. Cảm ơn để người khác hiểu rằng bạn cũng trân trọng mối quan hệ này và cũng rất vui khi nhận được thông điệp của họ.

Cảm ơn trước khi từ chối sẽ làm giảm sự hụt hẫng của đối phương, và khiến họ cảm nhận được sự bất dĩ của bạn.

Ví dụ, khi bạn nhận được lời tỏ tình, đừng vội vàng trả lời không. Có thể mối quan hệ giữa hai người không cần thiết phải sâu sắc hơn, nhưng việc từ chối khéo léo là để giảm tổn thương cho người khác và khiến bản thân trở nên nhẹ nhàng, được yêu thích hơn. Chỉ là hai từ “cảm ơn” cho tình cảm mà bạn sắp từ chối, họ sẽ được an ủi thêm nhiều lần.

Hãy cho họ một lý do chính đáng

Khi bị từ chối, đối phương sẽ vô thức mà suy nghĩ mãi “Tại sao mình bị từ chối?”. Trong bất kỳ môi trường nào cũng vậy, nếu bạn từ chối không khéo léo thì họ sẽ vô thức né tránh bạn và ngại ngần khi mở lời. Nỗi băn khoăn giống như cái gai ở trong tâm trí, chỉ cần chạm mặt thì sẽ nhói lên nhắc họ nhớ rằng “mình bị từ chối vô cớ”. 

Chính vì thế, hãy đưa ra một lý do thuyết phục, khiến họ mong chờ vào sự đồng ý trong lần sau của bạn. 

Ví dụ, bạn đang bối rối khi có hai cuộc hẹn đi chơi vào tối nay mà bạn tạo ra khi vô tình quên mất. Trong trường hợp này, hãy cân nhắc thật kỹ càng mức độ thân sơ của các mối quan hệ, ưu tiên cho mối quan hệ thân cận hơn hoặc cần thiết hơn. Để từ chối mối quan hệ còn lại, nên tránh nói rằng bạn đã có hẹn với mối quan hệ A khi trước đó đã hẹn với mối quan hệ B, vì điều này khiến A cảm thấy mình không được tôn trọng, khiến mối quan hệ rạn nứt. 

Trong khi đó, bạn có thể nói với A rằng bạn không may bị ốm, bị mệt, chủ động đưa ra lịch rảnh của bản thân, và bày tỏ sự áy náy. Dù hụt hẫng thì họ cũng vẫn mong chờ vào lần gặp tiếp theo trong tương lai. 

Giọng nói và cảm xúc quyết định tất cả

Ngôn từ hoa mỹ chỉ là phương tiện để bạn truyền đạt cảm xúc của mình.

Đối với những lời mời, hãy áy náy và mềm mỏng chối từ.

Đối với những lời bày tỏ tình cảm, hãy biết ơn, cảm kích để hàm chứa sự trân trọng và không làm tổn thương người bị từ chối.

Đối với những lời nhờ vả mà bạn cảm thấy không có khả năng thực hiện, hãy từ chối thật dứt khoát.

Xem thêm: Sự ảnh hưởng của cảm xúc tới giọng nói

Trong cuộc sống, ta không thể lúc nào cũng “thẳng” tuột không suy xét, nhưng cũng không nên nép mình nhường nhịn. Biết nói “không” là một kỹ năng sống và thái độ nói không sẽ gắn kết những mối quan hệ.