• Bài Học Giao Tiếp Từ Loài Sói: Bí Mật Thành Công Của Những Hợp Đồng Kinh Doanh

    Bài Học Giao Tiếp Từ Loài Sói: Bí Mật Thành Công Của Những Hợp Đồng Kinh Doanh

    Nhắc đến loài sói, người ta nghĩ ngay đến những con sói lão luyện, tinh ranh, hành động nhanh chóng mạnh mẽ, luôn xuất hiện từ trong bóng tối và không tách đàn. Sói cũng là đại diện hình ảnh cho những người khôn ngoan và có khả năng thâu tóm thị trường kinh doanh, những người có tài thương thảo tuyệt vời. 

    Trong cuốn sáchPhép tắc loài sóitừng là best seller một thời gian dài, tác giả đã đưa ra một loạt những phép tắc trong bầy đàn loài sói để làm kim chỉ nam học tập cho nhân viên trong doanh nghiệp. Thế nhưng, bài học về loài sói không chỉ có vậy. Cách hoạt động của loài sói chính là một hiển hiện về giao tiếp giúp cá nhân, doanh nghiệp thâu tóm những hợp đồng kinh doanh. 

    Vậy, bài học đó là gì? Hãy cùng WeStudy đọc vị tính cách loài sói và định hướng tới hoạt động giao tiếp trên thương trường nhé!!

  • Giao Tiếp Trắc Ẩn - Nghệ Thuật Cảm Hóa Và Định Hướng Suy Nghĩ Của Người Khác

    Giao Tiếp Trắc Ẩn - Nghệ Thuật Cảm Hóa Và Định Hướng Suy Nghĩ Của Người Khác

    Những người thành công ở vai trò quản lý, nhà điều hành hoặc có một cuộc sống gia đình hạnh phúc với những mối quan hệ vô cùng tốt, khi được hỏi về bí quyết luôn nói rằng bạn cần phải kiên trì, phải thấu hiểu và sẻ chia, phải đọc vị và tha thứ. Thế nhưng, làm thế nào để khơi dậy những đức tính tốt đẹp và hạn chế những cảm xúc tiêu cực ở bên trong con người? Tất cả những điều này đều hướng tới một nghệ thuật - giao tiếp trắc ẩn hay giao tiếp phi bạo lực, khơi dậy ở con người một thái độ cảm hóa và bao dung trong ứng xử hằng ngày, hạn chế các xung đột xảy ra. Trong bài viết này, WeStudy sẽ giúp bạn tìm thấy chìa khóa giao tiếp khiến những người xung quanh nể phục bạn mà không cần đến những lời quát mắng hay quở trách nặng nề. 

  • Nghệ Thuật Giao Tiếp Phá Vỡ "Bức Tường Băng"

    Nghệ Thuật Giao Tiếp Phá Vỡ "Bức Tường Băng"

    Bức tường băng là một cách nói ẩn dụ, để chỉ tình trạng mất kết nối trong một cuộc đối thoại. Tình trạng đó có thể là một người nói nhưng một người không muốn nghe, cả hai người giao tiếp ngắt quãng và thiếu tương tác, thậm chí là hiểu nhầm trong giao tiếp cũng có thể xảy ra. 

    Khi gặp phải “bức tường băng”, nhiều người chọn phương án từ bỏ, có người là tìm cách để phá vỡ nó một cách mạnh mẽ, bất chấp cảm nhận của đối phương. Do đó, hiệu quả thì không thấy đâu mà không khí giao tiếp càng trở nên lạnh lẽo hoặc tiêu cực hơn là đánh mất một mối quan hệ. 

    Vậy, phải đối diện như thế nào với bức tường băng và hòa hoãn không khí giao tiếp? Cùng WeStudy tìm hiểu nhé!!

  • Nghệ Thuật Tạo Thiện Cảm Trong Lần Gặp Gỡ Đầu Tiên 

    Nghệ Thuật Tạo Thiện Cảm Trong Lần Gặp Gỡ Đầu Tiên 

    Cuộc gặp gỡ đầu tiên là tình huống hình thành ấn tượng, thiện cảm cho những lần sau. Có một sự thật là, nếu bạn để mất điểm trong lần đầu tiên ấy thì ở những lần sau, dù bạn có thay đổi những góc độ của mình thì vẫn sẽ khó để thuyết phục người khác rằng con người tốt đẹp là con người chân chính của mình. 

    Nhiều người nghĩ rằng, sao phải đặt nặng vấn đề thiện cảm đầu tiên, mình cứ là mình thôi, chẳng lẽ phải sống “thảo mai” sao? Thế nhưng, thiện cảm đầu tiên không có nghĩa là bạn không được làm chính mình. Thiện cảm đầu tiên là cách bạn chuẩn bị cho bản thân trong cuộc gặp gỡ với đối phương và tất cả những biểu cảm bên ngoài, cảm xúc bên trong của bạn dành cho họ. Nếu bạn cho rằng mối quan hệ này cần trân trọng và tôn trọng đối phương, bạn sẽ có thiện cảm với họ và quan tâm đến việc tạo ra thiện cảm từ người đó. 

    Xuất phát từ sự tổng hòa quan hệ xã hội và lợi ích cá nhân, hãy cùng WeStudy nắm giữ ngay những bí quyết sau nhé!

  • Nghệ Thuật Đối Thoại Của Socrates: "Tôi Biết Rằng Tôi Không Biết Gì Cả"

    Nghệ Thuật Đối Thoại Của Socrates: "Tôi Biết Rằng Tôi Không Biết Gì Cả"

    “Tôi biết rằng tôi không biết gì cả” là tuyên bố của triết gia người Hy Lạp cổ đại Socrates (ghi chép lại bởi Platon). Nhiều ý kiến cho rằng, không rõ Socrates có thực sự nói ra câu nói này không, nhưng có một sự thật là nghệ thuật đối thoại của ông có chứa đựng câu nói này. Phương pháp còn được gọi là “bác bỏ bằng logic” (elenchus), được Socrates áp dụng cho việc kiểm nghiệm các khái niệm quan trọng về mặt đạo đức như Tốt đẹp và Công bằng. Platon là người đầu tiên miêu tả phương pháp này trong tác phẩm "Các cuộc hội thoại của Socrates". 

    Ngày nay, phương pháp Socrates được áp dụng trong các cuộc đối thoại nhằm thúc đẩy sự khám phá đến tận cùng và đầy đủ nhất, kích thích tư duy của những người tham gia cuộc đối thoại, đồng thời duy trì được không khí cuộc đối thoại cho đến khi tìm thấy chân lý.

    Vậy phương pháp Socrates được thực hiện như thế nào, hãy cùng WeStudy tìm hiểu nhé!!

  • Những Chiếc Hộp Giao Tiếp Giúp Bạn Cảm Thấy Thoải Mái Trên Mạng Xã Hội

    Những Chiếc Hộp Giao Tiếp Giúp Bạn Cảm Thấy Thoải Mái Trên Mạng Xã Hội

    Ngày nay, rất nhiều người phản ánh rằng, họ cảm thấy mạng xã hội là một nơi vô cùng “độc hại”. Bên cạnh những lợi ích như thông tin nhanh chóng, dễ dàng kết nối, thì việc tự do phát ngôn khiến mạng xã hội trở thành nơi tồn đọng của vô số các quan điểm tiêu cực, ngôn từ xấu xí, nhiễu loạn sự thật và công kích không có điểm dừng. Chính vì thế, lớp thanh niên sử dụng mạng xã hội mang theo cả tâm lý bất an vì lo sợ một phát ngôn nhỏ nhất của mình đi ngược lại số đông và sẽ bị công kích cá nhân về ngôn ngữ, hình thể, công việc,... 

    Vậy, làm thế nào để có được một không gian giao tiếp an toàn hơn trên mạng xã hội? Sau đây là những “chiếc hộp giao tiếp” giúp bạn giải quyết vấn đề này. Hãy cùng WeStudy khám phá từng chiếc hộp nhé!

  • Tuyệt Chiêu Giao Tiếp "Vô Thanh": Chữ “Tâm” Bên Trong Chữ “Thính”

    Tuyệt Chiêu Giao Tiếp "Vô Thanh": Chữ “Tâm” Bên Trong Chữ “Thính”

    Giọng nói, ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người. Trong bất cứ mối quan hệ nào, giọng nói và ngôn ngữ đều nắm giữ vai trò quan trọng có tính quyết định. Để thuyết phục thành công khách hàng, giọng nói của bạn phải rõ ràng nhưng mềm mỏng với ngôn từ uyển chuyển. Để phản biện trong thuyết trình, giọng nói của bạn phải rõ ràng dứt khoát không chần chừ, ngôn từ sắc bén, dùng những từ “đắt” để bài nói thêm phần ấn tượng. Thế nhưng, trong giao tiếp, để thực sự nắm bắt được trái tim của người nghe, bạn vẫn cần đến những “kỹ năng vô thanh” khác. 

    Trong chiết tự chữ “Thính” (聽 - nghe) của người Trung Quốc, chỉ một sự nghe nhưng cần tới 5 yếu tố: “Nhĩ” (耳 – tai), “Vương” (王 – vua), “Thập” (十 – mười), “Mục” (目 – mắt), “Nhất” (一) và “Tâm” (心). Đây chính là điều mà người xưa muốn gửi gắm trong giao tiếp, là những nguyên tắc quan trọng để những người tham gia giao tiếp cảm thấy mình được lắng nghe đúng nghĩa. Vậy, những nguyên tắc ấy thể hiện như thế nào và làm sao để đạt tới, cùng WeStudy tìm câu trả lời nhé!

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất