• Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn - Khởi Đầu Của Những Trải Nghiệm Mới

    Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn - Khởi Đầu Của Những Trải Nghiệm Mới

    Có rất nhiều người thu mình lại trong vòng an toàn. Giống như việc bạn chỉ muốn làm việc ở một nơi bình thường, thậm chí là không tương xứng với năng lực của bản thân, chỉ vì ngại thay đổi, ngại thử thách, ngại những con người mới và trải nghiệm mới. Hiển nhiên, đó là một sự lựa chọn về cách sống duy trì tính ổn định. Thế nhưng, nếu bạn không bước ra khỏi ranh giới của vùng an toàn đó, bạn sẽ không thể thấy những bứt phá của bản thân, không được trải nghiệm nhiều hơn, bỏ lỡ những cơ hội, chỉ còn xoay vòng với một cái tôi bị phai mờ. Giống như người ngủ say trong giấc mơ, vùng an toàn nuông chiều những mong muốn bản năng của bạn, nhưng để được là chính mình, bạn cần một sự bứt phá. Vậy, phải bước đi như thế nào và định hướng bản thân ra sao. Hãy cùng WeStudy mở cánh cửa đó nhé!!

  • Suy Giảm Sức Khỏe Tâm Thần: Một Sản Phẩm Đến Từ Những Kỳ Vọng

    Suy Giảm Sức Khỏe Tâm Thần: Một Sản Phẩm Đến Từ Những Kỳ Vọng

    Trong nhiều thế kỷ trôi qua, con người đã bỏ quên sự quan trọng của sức khỏe tâm thần. Những áp lực, những nỗi buồn, sự lo âu không được quan tâm đúng nghĩa, và trầm cảm là một căn bệnh xa lạ không nhận được sự thấu hiểu. 

    Không khó để thấy những lời chỉ trích “Chỉ vậy thôi cũng khóc?”, “Mới chút tuổi đã bày đặt trầm cảm”, “Thế thôi mà cũng áp lực được à”,... Mental Health bị xem nhẹ và coi là thứ cảm xúc học đòi. Thế nhưng, hàng loạt những câu chuyện về sức khỏe tâm thần thời gian gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho tất cả mọi người. Ở bất kỳ ai, bất cứ độ tuổi nào, sức khỏe tâm thần cũng đều cần quan tâm và chăm sóc.

    Hãy cùng WeStudy đọc vị sức khỏe tâm thần và tìm ra các giải pháp giúp nâng cao sức khỏe tâm thần nhé!!

  • Từ Bỏ Hạnh Phúc Giả Tưởng: Tôi Sẽ Hạnh Phúc Khi…

    Từ Bỏ Hạnh Phúc Giả Tưởng: Tôi Sẽ Hạnh Phúc Khi…

    Khao khát về hạnh phúc của một người cơ bản sẽ diễn ra như sau. Ở tuổi 18, trong những ngày ôn thi vất vả mệt mỏi, bạn liền thốt lên “Mau mau kết thúc thôi, tôi sẽ hạnh phúc khi được vào đại học”. Ở tuổi 22, vội vàng chuẩn bị luận văn và hồ sơ tốt nghiệp, bạn mong đợi: “Tôi sẽ hạnh phúc khi được đi làm đúng ngành và kiếm tiền, tiêu tiền theo ý thích”. Ở tuổi 25, sau vài năm chăm chỉ làm việc, bạn lại mơ ước: “Tôi sẽ hạnh phúc khi có một căn nhà”. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng mình phải hạnh phúc sau khi đã đạt được một kết quả nào đó mang tính dấu mốc quan trọng của cuộc đời. Chuyển dòng thời gian đến khoảnh khắc nhận được đó, bạn chưa kịp tận hưởng thì lại bắt đầu nỗi lo lắng phải trải qua giai đoạn tiếp theo như nào, liệu đây có phải hạnh phúc không hay là một điều lớn hơn khác. Cứ thế, hạnh phúc trở nên le lói và mơ hồ trong thế giới của bạn. Và dù là một câu phổ biến, nhưng con người vẫn tìm kiếm muôn đời - Hạnh phúc là gì? - cùng WeStudy giải đáp nó nhé!!

  • Wheel Of Life (P2): Làm Sao Để Tìm Thấy Trạng Thái Hạnh Phúc?

    Wheel Of Life (P2): Làm Sao Để Tìm Thấy Trạng Thái Hạnh Phúc?

    Trong cuộc sống hàng ngày, có đôi khi chúng ta sẽ bị rơi vào tình trạng không rõ bản thân cảm thấy như thế nào. Khi ai đó hỏi bạn rằng: “Bạn hạnh phúc không?”, ở khoảnh khắc đó, với niềm vui đang xảy ra, bạn trả lời rằng mình hạnh phúc. Nó là cảm nhận về hạnh phúc tức thời như khi bạn nhận một khoản lương khi đã tiêu hết ngân sách từ lâu, khi được thưởng thức món ăn ngon mà bạn luôn mong đợi, khi mua được bộ quần áo mà mình yêu thích,... 

    Định nghĩa hạnh phúc là những điều giản đơn không sai, nhưng khi phân tích vào các chi tiết trong cuộc sống, bạn mới phát hiện ra bản thân chưa có được một hạnh phúc bền vững. Điều này xảy ra khi các điểm kết nối của bánh xe cuộc đời không kết thành một vòng tròn cân đối tiến xa trung tâm, mà lên xuống một cách lộn xộn. Vậy, làm sao để tìm thấy hạnh phúc bền vững, hãy cùng WeStudy tổng kết lại những phương pháp cải thiện các “nan xe” trong vòng quay của bạn nhé!!

  • “Mặt Nạ” Tích Cực Độc Hại Của Những Người Giao Tiếp Thông Thái

    “Mặt Nạ” Tích Cực Độc Hại Của Những Người Giao Tiếp Thông Thái

    Chúng ta thường có xu hướng ngưỡng mộ những người lạc quan. Trong đối thoại với họ, chúng ta hầu như đều cảm thấy tin tưởng, gieo cho bản thân những kỳ vọng và những ước mơ về sự thay đổi tốt đẹp hơn trong tương lai. Có đôi khi bạn sẽ cảm thấy, người này biết tất cả về những cảm xúc mà bạn đang có, từ nỗi đau, nỗi buồn của bạn, như thể rằng họ đã trải qua, nhưng khi bạn nhìn lại sẽ luôn thấy họ đang tươi cười, mang nguồn cảm xúc lạc quan. Đó chính là tấm mặt nạ của sự tích cực độc hại.  Tích cực là cảm xúc được khuyến khích ở mỗi người, nhưng khi người ta từ chối tiêu cực và cố gắng khơi dậy tích cực thì chắc chắn sẽ có vấn đề xảy ra. Hãy cùng WeStudy bóc tách chiếc “mặt nạ” đó nhé!!

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất