Lời khuyên #1. Ghi chú vào bên lề.
Khi đọc sách, bạn cần chắc chắn rằng bạn đang thực sự tập trung, đặc biệt là với mấy cuốn sách phi hư cấu (non-fiction). Bạn có đang tiếp thu kiến thức hay những gì liên quan đến kiến thức không?
Với tôi, việc ghi chú giúp tôi đảm bảo rằng tôi đang thật sự suy nghĩ về nội dung mình đang đọc. Khi tôi không đồng ý với một cuốn sách, đôi khi nó tốn nhiều thời gian hơn để đọc bởi vì tôi phải ghi chú quá nhiều bên lề sách. Những lúc đó tôi khá bức bối, kiểu ‘Làm ơn nói cái gì cho tôi đồng tình đi để tôi còn đọc cho xong cuốn này nữa’.
Lời khuyên #2. Đừng bắt đầu thứ bạn không thể kết thúc.
Có một cuốn tiểu thuyết tên là Infinite Jest, tôi phải cân nhắc xem có nên đọc nó không, bởi vì tôi đã xem bộ phim The End of the Tour. Tôi thích nó lắm. David Foster Wallace là một nhân vật siêu thú vị và có suy nghĩ cởi mở. Nếu đó là một cuốn sách tầm hai, ba trăm trang, thì tôi cũng chẳng nghĩ ngợi nhiều. Ngay khi xem bộ phim tôi đã bị thu hút rồi. Nhưng cuốn sách khá dài và phức tạp và tôi không muốn tạo ra ngoại lệ.
Nguyên tắc của tôi là luôn đọc cho hết cuốn sách.
Lời khuyên #3. Luôn mang sách bên mình.
Theo thời gian, tôi cũng sẽ có sự thay đổi. Nhưng vào những buổi tối chỉ ngồi đọc sách, tôi thường đọc tạp chí hoặc sách giấy. Tôi quen vậy rồi. Có vẻ buồn cười nhưng tôi còn có một cái giỏ đựng sách nữa, tôi đem theo nó trong mọi chuyến đi. Kiểu này thì khá cồng kềnh và lỗi thời rồi.
Lời khuyên #4. Dành ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để đọc.
Đối với một số quyển sách, bạn sẽ cần dành ra ít nhất một giờ mỗi lần đọc, nếu không bạn sẽ khó mà tập trung được. Đó là đối với những gì tôi đang đọc. Nó không phải kiểu mà bạn có thể đọc ở đây 5 phút, ở kia 10 phút như cách bạn đọc báo hay tạp chí, hoặc video Youtube ngắn. Vậy nên tối nào tôi cũng dành hơn 1 giờ để đọc. Lấy cuốn sách đang đọc dở rồi tiếp tục thôi.
Biên dịch bởi WeStudy từ video gốc tại đây.