Madame Web, tính tới thời điểm hiện tại, dường như nhận về những phản hồi khá tệ hại. Nhiều chiến sĩ cảm tử khuyên ta nên trân trọng sức lao động của mình, nhưng bất chấp mọi lời cảnh cáo, ta vẫn sẽ đi xem vì không mua được Đào mà chẳng muốn xem Mai.
Ít ai biết, vai diễn Holly Golightly trong Bữa sáng ở Tiffany's ban đầu vốn được nhắm tới minh tinh Marilyn Monroe chứ không phải Audrey Hepburn. Nhưng như lịch sử tự chứng minh, hình ảnh Hepburn với chiếc váy đen hiệu Givenchy, kính râm cùng tẩu thuốc dài quá cỡ trên tay, đến nay đã trở thành một trong những biểu tượng kinh điển về thời trang và điện ảnh thế kỷ 20.
Bộ phim Ferrari của đạo diễn Michael Mann, ra mắt dịp Giáng sinh vừa qua, đúng như tên gọi, là những mảng ký ức đan xen lẫn lộn về đời sống phức tạp của Enzo Ferrari, người được xem là “nổi tiếng nhất nước Ý ngoài Giáo hoàng.”
Sức sống mãnh liệt của Little Women nằm trong chính những nhân vật mà Alcott đã dày công phác hoạ, và các diễn viên của phiên bản 2019 đã làm hình tượng ấy trở nên chân thực, sống động hơn với khán giả cũng như độc giả tiểu thuyết.
Vài bộ phim trở nên vĩ đại hơn theo thời gian. Casablanca là một trong số đó.
Câu chuyện trong Casablanca diễn ra tại thành phố cùng tên của Maroc, xoay quanh nhân vật chính Rick Blaine (Humphrey Bogart) - ông chủ của một quán bar sang trọng kiêm sòng bạc khét tiếng có tên “Rick's Café Américain”. Có vẻ ngoài lạnh lùng, xa cách, Rick không bao giờ tiếp rượu tới quán bar. Giữ quan điểm chính trị trung lập và kiên quyết noi theo phương châm sống là “không thò đầu ra cho ai cả”, Rick sống yên ổn tại đất cảng, cho tới khi…
Mọi chuyện ở một trại tâm thần đầy quy tắc bỗng đảo lộn hoàn toàn với sự xuất hiện của một “kẻ điên” mới: Randle Patrick McMurphy. Vào trại để trốn án lao dịch khổ sai, trước đó bị buộc tội cưỡng hiếp trẻ dưới vị thành niên – quả là một quyết định táo bạo khi Ken Kesey lại lấy McMurphy làm hình tượng trung tâm cho tiểu thuyết sẽ đưa tên tuổi ông vụt xa trên văn đàn. Chào mừng bạn đến với Bay trên tổ chim cúc cu!
Tôi đã kéo xe trượt tuyết qua lịch sử điện ảnh, lấp đầy cái túi đỏ khổng lồ bằng những món quà. Xin chúc mừng, bạn đang chứng kiến những bộ phim hay nhất cho dịp Giáng sinh từ trước tới nay. Chúng ta sẽ bắt đầu với cái tên không thể quen thuộc hơn..
Sau vụ đắm tàu thảm khốc, Pi, cậu bé 16 tuổi con một giám đốc sở thú đang cùng gia đình đi Canada, thấy mình là kẻ duy nhất sống sót trên chiếc xuồng cứu sinh nhỏ bé chơi vơi giữa Thái Bình Dương. “Bạn đồng hành” của cậu giờ là một con ngựa vằn đau khổ vì cái chân gãy, một con linh cẩu độc ác liên miệng kêu yip yip yip, một con đười ươi cái nôn oẹ vì say sóng và đặc biệt là con hổ Bengal nặng 450 pound mà Pi trìu mến gọi bằng cái tên Richard Parker.
Chính bối cảnh khó tin trên đã tạo dựng nên một trong những thiên tiểu thuyết hư cấu mê hoặc của thế kỷ XXI. Một câu chuyện sẽ khiến bạn tin vào Chúa, theo những gì mà tác giả Yann Martel đã tuyên bố ngay từ đầu.
Đáp ứng trọn vẹn kỳ vọng của tôi sau đoạn trailer hấp dẫn, Wonka, bộ phim mới ra mắt với Timothee Chalamet thủ vai chính đã làm nên một buổi tối tuyệt vời, thư giãn và sảng khoái, trao tặng tâm trí tôi khoảng giải lao hiếm hoi với những thước phim vừa hài hước vừa sâu sắc và thỏa mãn đôi tai bị dày vò bởi tiếng còi xe inh ỏi suốt ngày dài bằng những lời ca vui nhộn xuyên suốt hai tiếng đồng hồ.
Nhiều người có thể coi Mạng xã hội (The Social Network) là một bộ phim kể về hành trình tạo dựng Facebook của thiên tài Mark Zuckerberg, tuy nhiên đối với tôi thì nó có thể đổi tên thành Mark Zuckerberg đã phản bội Eduardo Saverin như thế nào? Không thể phủ nhận Saverin đã sát cánh cùng Zuckerberg ngay từ những ngày đầu, giúp vận động dòng tiền cho dự án kinh doanh vĩ đại của Zuckerberg: tạo ra mạng xã hội quan trọng nhất thế giới – thế rồi lại bị đâm sau lưng bởi chính người bạn mình tin tưởng nhất.
Bộ phim mới nhất của đạo diễn gạo cội Martin Scorsese với sự góp mặt của hai ngôi sao lớn Leonardo DiCaprio và Robert de Niro, Vầng trăng máu (Killers of the Flower Moon) đã chính thức ra mắt các rạp Việt Nam từ ngày 20/10. Xuyên suốt 3 tiếng rưỡi, Martin đã kể một câu chuyện gần như hoàn chỉnh về vụ thảm sát người Osage có thật trong lịch sử, tuy nhiên vẫn còn một vài chi tiết nhỏ khiến người xem thắc mắc. Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về tấn bi kịch đã đổ lên đầu người dân da đỏ Osage, sự kiện được coi là một trong những “vết nhơ” đáng quên nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Nếu bạn hỏi Mario Puzo rằng lý do gì khiến ông đặt bút viết nên tuyệt tác Bố già (The Godfather), sẽ không có câu chuyện nào ly kỳ như là ông bị thúc đẩy bởi niềm cảm hứng dâng trào trong lồng ngực, buộc nhà văn phải cầm bút lên và viết đến phỏng cả tay. Không có câu chuyện nào như thế đâu. Puzo viết đơn giản là vì... quá nghèo. Ông cần tiền để trả nợ, ông đã viết với nỗi sợ cả gia đình bị đuổi ra ngoài đường bất cứ lúc nào.
Và nếu bạn có cơ hội hỏi đạo diễn huyền thoại Francis Ford Coppola vào những năm 70 rằng ông làm phim Bố già (The Godfather) vì cái gì, bạn cũng sẽ nhận được câu trả lời tương tự. Coppola cũng nghèo. Ông ngoài 30 tuổi, vẫn vô danh tại Hollywood và gia đình chuẩn bị chào đón thành viên thứ năm. Coppola rất cần tiền.
Vậy là hai người đàn ông nghèo khó đó, mỗi người một câu chuyện, đã cắn răng chịu đựng việc làm ra các tác phẩm mà mình không mong muốn vì nỗi lo cơm áo gạo tiền. Ấy thế mà tiểu thuyết Bố già (The Godfather) ra đời và phần phim chuyển thể ăn theo nó đến nay lại được xếp vào hàng kinh điển, là một trong những kiệt tác bất tử với thời gian mà thế giới văn học và điện ảnh từng được chứng kiến.
Đã 30 năm kể từ khi công chiếu, Schindler’s List vẫn khẳng định được sức thuyết phục của mình như những thước phim tài liệu quý giá về một giai đoạn tăm tối trong lịch sử loài người, đi cùng đó là ánh sáng của sự cứu rỗi và giá trị nhân văn cao cả.
Với dung lượng tiểu thuyết gốc dài tới hơn 1.000 trang, quả là một thử thách khó nhằn đối với đoàn làm phim khi quyết định đưa Cuốn theo chiều gió (Gone with the Wind) lên màn ảnh rộng. Thế nhưng xuyên suốt gần 4 tiếng thưởng thức (phải gọi là thưởng thức), bộ phim khiến tôi không nỡ lòng tua bất kỳ một phân đoạn nào.
Năm 2023 được xem là năm của những siêu phẩm màn ảnh, khi mà hàng loạt các bộ phim bom tấn như Oppenheimer, Barbie hay The Super Mario Bros công phá phòng vé. Trong đó, xét riêng dòng phim hành động đã có thể điểm danh vài cái tên máu mặt như Mission Impossible, John Wick 4, Indiana Jones 5… Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nốt 7 cái tên còn lại để hoàn thiện danh sách 10 bộ phim hành động xuất sắc nhất năm 2023 tính tới thời điểm hiện tại nhé.
Ban đầu, tôi chỉ định viết độ 10 bộ phim, vì những bộ tôi tâm đắc cũng chỉ rơi vào tầm đó thôi. Tuy nhiên vì là 2/9, nên tôi đẩy thành 29 bộ luôn cho oách.
Thông cảm cho tôi nếu danh sách này quá ít phim Hàn, phim Nhật hay phim Trung Quốc vì tôi chủ yếu xem phim Âu Mỹ. Và danh sách cũng chỉ có phim điện ảnh, tức phim lẻ, vì tôi hiếm khi xem phim truyền hình.
Còn về lý do tại sao tôi lại chọn phim tình cảm thay vì phim hành động hay phim đu theo thị trường thì cũng dễ hiểu thôi: tôi xem phim tình cảm nhiều nhất. Tất cả những bộ dưới đây tôi đã đều xem hết, nên bạn có thể tin tưởng lời lẽ là chân thực.
Dông dài đủ rồi, chúng ta vào chủ đề chính luôn nhé.
Kinh dị, mặc dù không phải thể loại được yêu thích nhất và không mấy được ưu ái bởi các nhà phê bình, nhưng lại là một trong những thể loại phim dễ dàng thu hút mọi người tới rạp và qua đó, kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng bạn có tò mò đâu là bộ phim kinh dị có doanh thu cao nhất mọi thời đại không?
Christopher Nolan từng thừa nhận trong một buổi phỏng vấn trước khi Oppenheimer ra mắt: “Tôi nhìn vào bìa cuốn sách thật lâu, vào người đàn ông với đôi mắt xanh thẳm và tẩu thuốc trên môi, và rồi tôi nghĩ ‘Chà, mình biết phải cast ai vào vai này rồi’.” Và Cillian Murphy, đúng như dự đoán, đã không làm tôi phải thất vọng.
Dựa trên cuốn tiểu sử năm 2005 American Prometheus đoạt giải Pulitzer, Oppenheimer xoay quanh cuộc đời của J. Robert Oppenheimer, người đứng đầu Dự án Manhattan và được xem là cha đẻ của hai quả bom mà Mỹ đã thả xuống Hiroshima và Nagasaki.
Paul Schrade, đạo diễn giành giải Oscar với bộ phim kinh điển Taxi Driver (1976), sau khi tham dự buổi ra mắt phim tại New York đã không tiếc lời ca ngợi Christopher Nolan.
“Nếu bạn chỉ xem một bộ phim ngoài rạp năm nay thì nó nhất định phải là Oppenheimer. Tôi không phải một fan của Nolan nhưng bộ phim này hoàn toàn có thể đá tung cánh cửa khỏi bản lề đấy!” Schrade khẳng định.
Có phải PR không vậy ông Schrade ơi?
Chà, có vẻ là không. Nó được gọi là siêu phẩm là có lý do cả đấy.