Đọc Sách

Năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln gặp Harriet Beecher Stowe, tác giả của Túp lều bác Tom (Uncle Tom’s Cabin), cuốn tiểu thuyết vạch trần góc tối khủng khiếp của chế độ nô lệ tại Mỹ bấy giờ. Theo giai thoại kể lại, Lincoln đã niềm nở đón chào Stowe bằng câu nói, “Vậy ra đây là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách châm ngòi cuộc chiến vĩ đại này” - như một lời thừa nhận vai trò của tác phẩm trong việc khuấy động chủ nghĩa bãi nô đang sục sôi và thêm dầu vào lửa cho cuộc Nội chiến bùng nổ giữa hai miền Nam-Bắc. 

Những cuốn tiểu thuyết hiện thực như Túp lều bác Tom từ lâu đã được ghi nhận là có khả năng gây ảnh hưởng mạnh mẽ và tạo ra những thay đổi xã hội trên quy mô rộng lớn. Vâng, một ngòi bút sắc bén thì cũng không khác nào một thanh gươm bóng loáng cả. Nhưng trước khi đủ tầm vóc để khơi dậy một cộng đồng, tiểu thuyết phải lay động từng người ở cấp độ cá nhân. Và để làm được điều đó, khả thi nhất là tiềm năng nuôi dưỡng sự đồng cảm ở độc giả của các nhà văn. 

Có rất nhiều lợi ích để ta đọc sách nhiều hơn, nhưng có lẽ đây là thứ mà tôi tâm đắc nhất: Một cuốn sách hay là một cách mới để thẩm thấu những trải nghiệm trong quá khứ của bạn. 

Như Patrick O’Shaughnessy từng nói, “Việc đọc thay đổi quá khứ.” Mỗi khi bạn học được một mô thức hay ý tưởng mới, nó giống như “phần mềm” trong não bạn được cập nhật. Tự nhiên, bạn có thể khởi chạy toàn bộ dữ liệu cũ trong một chương trình mới. Bạn nghiệm ra những bài học mới từ những khoảnh khắc cũ. 

Lẽ đương nhiên, điều đó chỉ đúng khi bạn tiếp thu và nhớ được những ý tưởng cốt lõi từ những cuốn sách đã đọc. Kiến thức sẽ chỉ cộng dồn khi nó được lưu giữ. Nói cách khác, điều quan trọng không đơn giản là bạn đọc nhiều sách, mà là thu về nhiều hơn từ mỗi cuốn sách. 

Tất nhiên bồi bổ kiến thức không phải lý do duy nhất để đọc sách. Đọc sách để giải trí hay thư giãn đều là một cách chi tiêu thời gian tuyệt vời, nhưng bài viết này sẽ nói về đọc để học. Với ý tưởng đó, tôi muốn chia sẻ một vài chiến lược đọc sách hiệu quả nhất mà tôi từng thử nghiệm qua. 

Khi phóng bút, một người viết luôn cố gắng đứng trên quan điểm trung lập, là người ngoài cuộc nhìn vào trận mạc để bình phẩm. Nếu thế giới có hàng triệu người căm ghét self-help, tôi không phải một trong số đó. Nhưng tôi cũng hề hâm mộ chúng mấy, dù thường thì tôi cũng hay đọc. 

Trong bài viết này, mang theo tinh thần đó, tôi sẽ giải thích cho bạn tại sao thể loại sách self-help, vốn từng được coi là “văn học thông thái”, giờ đây lại biến tướng và bị nhiều độc giả rẻ rúng, khinh mạt. Để bắt đầu, trước hết hãy cùng lần về những năm tháng trước công nguyên, thời điểm self-help ra đời. 

Ờ thì.. có vẻ người thành công nào cũng có thói quen đọc sách thì phải. Ít nhất theo những gì chúng ta biết là thế. Nhưng việc họ khuyên người khác nên đọc sách theo họ, thật sự là một việc làm vô bổ. Dưới đây là lý do của tôi. 

Trong bài viết này, tôi đi sâu vào giải thích 5 câu hỏi chính sau: Tại sao đọc là cách học tốt nhất? Tại sao đọc nhiều chưa hẳn đã tốt? Tại sao chúng ta không thu được lợi ích tối đa từ việc đọc? Tại sao ta đọc nhiều nhưng không học được gì? Và cuối cùng, tại sao ta phải đọc đi đọc lại những cuốn sách hay?

Ban đầu, tôi dự định sẽ lập danh sách các tác phẩm văn học kinh điển từng được viết theo cảm nhận của tôi. Tuy nhiên, tôi thích thì chưa hẳn người khác đã thích và ngược lại, người khác thích có khi tôi lại chẳng ưa. Vì vậy, hẳn sẽ khách quan hơn nếu tôi tổng hợp lại theo một danh sách có sẵn từ một cái tên uy tín (chắc chắn rồi). Và cái tên mà tôi lựa chọn ở đây là tờ TIME. Vì danh sách được tổng hợp từ năm 1923 trở đi, tức là sẽ có một vài cuốn kinh điển ra đời trước đó như Ulysses (1922) hay Anna Karenina (1877) sẽ không có mặt. Gửi lời xin lỗi chân thành tới những James Joyce, Leo Tolstoy hay Mark Twain, còn giờ thì chúng ta vào chủ đề chính luôn nhé. 

Bất cứ mọt sách nào, cho dù là những người “không thể sống thiếu sách”, cũng ít nhiều lần từng rơi vào giai đoạn mất hứng thú với sách. 

Hiện tượng này được gọi với cái tên reading slump. Trong bài viết hôm nay, tôi đưa tới các bạn vài nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng chán đọc — và không quên kèm theo đó là cách giúp bạn thoát ra khỏi nó. 

“Đối với những cuốn sách hay, vấn đề không phải là xem bạn đọc được bao nhiêu cuốn, mà là xem có bao nhiêu cuốn ngấm vào bạn.” Tác giả của câu nói trên, triết gia Mortimer Adler, đã chấp bút một cuốn sách kinh điển về nghệ thuật đọc sách, trong đó chứa đựng những lời khuyên vô giá, hoặc đúng hơn là nghiên cứu và đúc rút của ông về việc đọc. 

Như cuốn sách chỉ rõ, việc đọc có thể được chia làm 4 cấp độ. Các cấp độ là câu trả lời cho việc tại sao có người đọc nhiều nhưng chẳng thấm vào đâu, trong khi có người đọc rất ít nhưng sáng suốt hơn thấy rõ. 

Và nếu bạn sẵn sàng rồi thì… cùng chấm dứt chuỗi ngày đọc sách như một tên nghiệp dư thôi! 

Cuộc Khủng Hoảng Thời Đại Của Sách Self-Help - Viết Gì Để Nổi Tiếng? 

Trước đây, để có được một tập sách, người ta phải nâng niu từng thếp giấy, mài từng nghiên mực, cân nhắc cẩn thận. Để có được tài liệu lưu trữ, người ta phải khắc từng chữ trên văn bia. Công nghệ in phát triển, nhu cầu sử dụng sách gia tăng, tinh thần sáng tác được thôi thúc trong môi trường tự do, gần như ai cũng có thể trở thành tác giả. Sách của chúng ta, không phải chỉ có các nhà văn, học giả đặt bút. Ngày nay, một cầu thủ cũng có thể tự bán sách về cuộc đời mình, chỉ cần được công ty sách tiếp nhận và nhà xuất bản đồng thuận. Sách không chỉ thực hiện nhiệm vụ văn hóa nghệ thuật nữa, mà được coi như một phương tiện đánh bóng tên tuổi. Có cầu tất có cung, khi người ta cần một điểm nương tựa, một niềm tin, người ta tìm đến những con chữ, hay đúng hơn là người viết ra con chữ đó. Và thế rồi cuộc “khủng hoảng” nổ ra, sách self-help Việt Nam như cơn bão đổ bộ, gây ra cái chết lâm sàng cho những sáng tác văn học. Cùng WeStudy tìm hiểu nhé. 

Bill Gates đọc khoảng 50 cuốn sách mỗi năm, tức là trung bình mỗi tuần một cuốn. Theo thời gian, Gates đã tích lũy cho mình một kho tàng tri thức đồ sộ thông qua việc đọc có phương pháp. Đó là những gì bạn sẽ học hỏi được trong bài viết hôm nay. 

Một vài phát hiện mới mẻ từ các nhà khoa học cho thấy việc đọc sách vào từng khoảng thời gian trong ngày có thể ảnh hưởng tới hiệu quả đọc của bạn. 

Which Books To Choose?

Có một lời khuyên không bao giờ lỗi thời đối với việc đọc sách là: Chất lượng hơn số lượng. 

Đọc ít mà áp dụng được còn hơn đọc nhiều mà chỉ dừng ở lý thuyết suông. Kiến thức không đem ra thực hành được thì còn có ích lợi gì? 

Nhưng làm thế nào để tìm ra mấy cuốn sách chất lượng? 

Chà, nếu bạn đang thắc mắc vậy thì, 5 cuốn sách bổ ích dưới đây đang chờ đón bạn khám phá đấy! 

Nhà văn Mỹ nổi tiếng Mark Twain từng nói: “Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ không biết đọc”. 

Không đọc sách, bạn bỏ lỡ một kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại.

Nếu bạn sẵn có niềm yêu thích sách, bạn có một xuất phát điểm tốt hơn. Và bởi bạn đọc nhiều hơn, bạn sớm nhận ra việc đọc mà chúng ta vẫn làm thường ngày, thực chất chỉ là bề nổi. 

Đọc cũng cần phải học. Hầu hết chúng ta đều chỉ đọc ở mức sơ đẳng. 

Bài viết hôm nay sẽ đào sâu vấn đề này. Tôi đề cập từ việc chọn sách sao cho đúng, cách từ bỏ những cuốn sách dở tệ, các cấp độ đọc khác nhau tới cả việc bạn mua hàng chồng sách về nhưng không đọc nữa. 

Hãy bắt đầu với câu hỏi: Làm thế nào để tôi không lãng phí thời gian vào những cuốn sách vô bổ? 

Đầu năm mới, hầu hết chúng ta đều tự đề ra những mục tiêu cần đạt được trong 12 tháng sắp tới. Hãy tưởng tượng sẽ tuyệt vời ra sao khi bạn có thể tận dụng khoảng thời gian trống thật hữu ích bằng việc đọc sách thay vì ngồi không lướt web. Cảm giác dằn vặt và nỗi ám ảnh “ăn không ngồi rồi” sẽ không còn đeo bám bạn. Bạn biết không, bình quân mỗi năm người Việt chỉ đọc chưa tới 3 cuốn sách trong khi thời gian dành cho mạng xã hội, đặc biệt ở bạn trẻ lại lên tới 7 – 8 tiếng/ngày. Mạng xã hội sở hữu ma lực hấp dẫn ta không ngờ và đường ra thì rối rắm như một mê cung. Bạn đã bao lần tự nhủ sẽ hạn chế mạng xã hội rồi lại đâu vào đấy sau vài ngày? Bây giờ, hãy đọc kỹ 5 bí quyết mà WeStudy nêu ra dưới đây và xem liệu bạn có tìm được tấm bản đồ để thoát khỏi mê cung kia, hoặc bạn có thể mãi chẳng bao giờ có cảm giác cứ qua thêm một tuần là mình đọc thêm được một cuốn sách mới.

Nhìn Lại Xu Hướng Sách Nói: Có Một Thứ "Gia Vị" Bị Bỏ Quên

Trong vài năm trở lại đây, sách nói đã tạo ra một thị trường không nhỏ cho mình, với những cái tên không mấy xa lạ như Fonos, Waka, Gác sách, Hẻm Audio,... Không khó để tìm thấy trên các ứng dụng độc quyền của các công ty sách, hoặc trên Podcast, Youtube những tệp âm thanh lưu trữ nội dung của những cuốn sách thú vị. Thị trường này không chỉ tạo ra một ngách tăng trưởng doanh số cho các nhà phát hành, mà còn là động lực cho các cá nhân tham gia mạnh mẽ hơn vào việc sáng tạo nội dung. Sách nói, người đọc, nhạc dẫn,... đã là một yếu tố trong hoạt động giải trí, nâng cao trí tuệ của chúng ta. Thế nhưng, đâu đó trong những cuốn sách nói vẫn còn thiếu một chút gia vị, thứ gia vị khiến cho sách nói trở nên cuốn hút hơn, đặc biệt hơn. Cùng WeStudy tìm kiếm thứ gia vị đó nhé!!

5 Cách Để Cải Thiện Tình Trạng Đọc Như Không Đọc

Làm sao để đọc sách hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm. Ở thời điểm hiện nay, văn hóa đọc đang dần có vị thế hơn trong đời sống của mỗi người. Nhờ tác động của truyền thông, cạnh tranh kiến thức trong xã hội, phát hành đa dạng các đầu sách của các công ty tư nhân, giải pháp giáo dục về văn hóa đọc của các cơ quan ban ngành, hầu như ai cũng đọc sách. Thế nhưng, không ít người gặp phải tình trạng, đọc là quên, mới đọc một lúc đã không đọc được nữa.

Đa số đặt ra câu hỏi rằng, liệu có phải là do họ không thích sách nên không đọc được, hoặc do thấy nhiều chữ nên bị choáng ngợp, sợ hãi. Những lý do này chỉ đúng một phần rất nhỏ, quan trọng là ở phương pháp đọc. Sau đi là 5 cách giúp bạn đọc sách hiệu quả hơn từ WeStudy!