Bài Học Cuộc Sống

"Trong một ngành công nghiệp đầy rẫy những cá tính hào nhoáng và cái tôi bị khuếch đại - những con người luôn cố gắng tỏ ra mình quan trọng, vẫn có những con người âm thầm làm chúng ta mỉm cười, suy nghĩ về cuộc sống và mong muốn bản thân trở thành một phiên bản tốt hơn."

Random Kindness, hay Everyday Acts of Kindness là những cụm từ dùng để chỉ những việc làm tốt nhỏ bé diễn ra trong cuộc sống thường ngày, không có gì ghê gớm. Khẩu vị của phần đông người nổi tiếng, có nguồn lực, có tầm ảnh hưởng là làm những việc “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, tiền hô hậu ủng. Rất ít người chịu thích “ra tay” giúp đỡ người khác những việc nhỏ nhặt thường ngày, chẳng đáng kể gì.

Có thể họ sợ mất thời gian. Có thể họ cho rằng việc đó “dưới tầm” của mình. Có thể họ tính toán rằng làm vậy chả có lợi gì về truyền thông hình ảnh. Hoặc ngược lại họ e ngại sẽ bị coi là phông bạt làm màu.

Nhưng thực tế là thường chỉ những tấm lòng quảng đại và dũng cảm, những con người có bề dày tu dưỡng mới không ngại mất thời gian, không ngại phiền phức, không ngượng ngùng, không để tâm đến khen chê, giúp người chỉ vì người ta cần, và vì niềm hạnh phúc được là một thành viên bình đẳng của nhân loại.

Hôm nay chúng ta sẽ nói về những Quý ông thực thụ của Holliwood. Cùng mình tìm hiểu xem đó là ai nhé!

Nếu bạn hỏi tuổi trẻ của Steve Jobs đáng giá bao nhiêu, tôi khá chắc ông sẽ trả lời là vô giá. Thất học, thất nghiệp, sống du thủ du thực, ăn cơm từ thiện qua bữa, ngủ trên sàn nhà, bạn có muốn tôi liệt kê hết thời thanh niên oanh liệt của nhà sáng lập Apple không? 

Nhưng cũng chính ở câu chuyện về Jobs trẻ tuổi đó, mỗi độc giả đều sẽ lĩnh hội những bài học riêng: người trẻ đọc về ông sẽ tìm thấy niềm an ủi, tiếp sức; người trung niên tìm thấy niềm cảm hứng, lòng can đảm và cuối cùng, người già tìm thấy sự mãn nguyện cùng cảm giác bồi hồi khi nhớ về một thời son vàng đã qua. 

Mỗi người chúng ta đều có ít nhất một người bạn với cái dạ dày không đáy, mỗi lần đi ăn buffet là chủ quán chỉ có lỗ chứ chẳng thấy lời. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta đều chỉ ăn ở mức vừa đủ, vì nếu bạn cố ăn cho đẫy, bạn sẽ va phải thứ mà các nhà kinh tế học gọi là Quy luật lợi ích cận biên giảm dần. 

Những miếng thịt đầu tiên ngon tuyệt cú mèo, nhưng đến miếng thứ hai mươi, cảm giác thỏa mãn sẽ được thay bằng chướng bụng, ngán ngẩm. Một ông chủ quán buffet sẽ không giờ thiệt nhờ vào quy luật đó, rằng mỗi chúng ta đều biết bất cứ thứ gì dư thừa quá sẽ đem lại khổ đau – ngay cả những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. 

Và đó cũng chính là nền tảng của triết lý Lagom từ Thuỵ Điển – chủ đề của bài viết hôm nay. Nó có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận cuộc sống của mình một cách tích cực hơn, tất nhiên là với một cái giá nho nhỏ – mà đọc dưới đây sẽ rõ. 

Cuộc sống là 10% những gì xảy đến với bạn là 90% cách bạn phản ứng với nó, chắc hẳn mỗi độc giả ở đây đều từng nghe qua câu nói này. Mọi người hạnh phúc đều giống nhau, nhưng mỗi người đều khổ theo một kiểu riêng. Trong khi Arthur Schopenhauer khuyến nghị con người kiềm chế ham muốn và thoái lui khỏi cuộc sống thì người tự nhận là học trò của ông, Friedrich Nietzsche cho rằng cứ coi cuộc sống như một vở hài kịch và chấp nhận những bi kịch trong đó.

Phản ứng tốt và dễ dàng nhất, theo lời chủ nhân bài viết gốc, Joshua Foa Dienstag, có thể là một nụ cười thật tự tin. Trong bài dịch dưới đây, tác giả sẽ tường thuật lại từ đầu tới cuối cuộc tranh luận ly kỳ và đáng đọc giữa hai bộ não kiệt xuất mà giới triết học từng chứng kiến về một vấn đề muôn thuở nhưng vẫn chưa được giải đáp thấu đáo: Nếu cuộc đời đầy rẫy đau khổ tới vậy, điều gì khiến cuộc đời này đáng sống? 

Khi H. G. Wells lần đầu xuất bản Người vô hình (The Invisible Man) vào năm 1987, chỉ riêng tựa đề đã đảm bảo cho thành công của nó. Sức hấp dẫn của cuốn sách tới từ một trong những ước mơ muôn thuở của con người – khả năng tàng hình – đồng nghĩa có thể thoát khỏi ánh mắt của người khác theo đúng nghĩa đen, được giải phóng khỏi những áp lực xã hội và có quyền tự do bước vào bất cứ không gian mở nào mà không gặp trở ngại.

Một người vô hình có thể nghe lén những điều thầm kín bạn chia sẻ với đứa bạn thân, có thể lặng lẽ theo dõi hành vi kỳ quặc của bạn lúc một mình và thản nhiên làm bất cứ gì hắn muốn trước hàng trăm chiếc camera. Theo nhiều cách, kẻ vô hình hiển nhiên tự do hơn rất nhiều.

Nhưng sự tự do đó cũng đi kèm một cái giá đắt đỏ mà nhân vật Griffin đã phải chịu, qua đó Wells để lại cho độc giả nhiều suy ngẫm về bài học đằng sau phép ẩn dụ bậc thầy này. 

Trong cuốn tiểu thuyết Khi lỗi thuộc về những vì sao, sau khi Augustus được Hazel tặng một cuốn sách rất hay nhưng cái kết lại chưng hửng, hai người đã quyết định tìm tới gặp trực tiếp tác giả để hỏi cho ra nhẽ. 

Họ đến nhà ông ta trên đỉnh cao của hân hoan để rồi rơi bịch xuống đất vì một cú ngã thất vọng đau điếng: kẻ cầm bút viết nên câu chuyện với lời văn hoa mỹ kia, hoá ra lại là một lão già trung niên béo mập, nghiện rượu, hết sức thô lỗ cục cằn. Ông ta tỏ ra khó chịu trước chuyến viếng thăm không báo trước và thậm chí còn lăng mạ bệnh ung thư của Hazel. 

Quá tuyệt vọng, cặp đôi thất thểu bỏ về. 

Bạn có để ý trường hợp này rất quen thuộc với giới nhà văn không? Nghiện rượu, cáu kỉnh, chửi bới cùng bộ dạng lếch thếch – phải nói là John Green đã phác hoạ đúng bộ dạng một nhà văn trong thực tế, đầy thói hư tật xấu và xem chừng không đáng ngưỡng mộ cho lắm so với những gì họ viết trên trang giấy. Nhưng bạn có nghĩ rằng họ không thể làm khác đi, rằng họ cũng chỉ là nạn nhân của tài năng của chính họ? 

Câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên, một cách dễ dàng hơn. 

Xuất thân quyền quý, duy trì được đời sống thượng lưu trong suốt cuộc đời, Leo Tolstoy chắc chắn là một tấm gương "vượt sướng" điển hình trong thế giới văn học. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng khám phá 5 bài học lớn từ cuộc đời vĩ đại của một đại văn hào nước Nga, một thiên tài văn chương mà nhân loại từng sản sinh ra nhé. 

Dưới đây là những điều mà giới nhà báo không nói với bạn về “các tỷ phú bỏ học giữa chừng thành công nhất” và lý do tại sao bạn không nên bắt chước Bill Gates, Mark Zuckerberg và đặc biệt là Steve Jobs bỏ học đại học. 

Một bài viết sẽ giúp bạn hiểu tại sao "Cần cù bù thông minh" thực chất không phải một lời khuyên mà là một quy luật để xây dựng công thức chung về thành công. 

Một bài viết sẽ khiến bạn phải dừng lại ngẫm nghĩ đôi điều về bản thân và những gì bạn vẫn làm bấy lâu.. 

Đã bao lần bạn bị ảnh hưởng bởi cách hành xử vô lý của kẻ khác? Nhiều không đếm xuể, phải chứ? Một tài xế lái ẩu, những người đồng nghiệp soi mói, cấp trên cục cằn hay đơn giản chỉ là một người phục vụ bàn thô lỗ? 

Nhiều người có khả năng giữ bình tĩnh tới độ đáng khâm phục khi rơi vào những tình huống trên, nhưng phần lớn chúng ta lại nằm ở quang phổ ngược lại. Đúng, đôi khi những việc cỏn con như vậy có thể phá hỏng tâm trạng một ngày của bạn, đặc biệt là khi tối hôm trước bạn còn mất ngủ nữa chứ! 

Trước những ca khó xử như vậy, làm thế nào để chút chuyện vặt vãnh ảnh hưởng xấu tới tâm trạng của bạn? Làm thế nào để ta thôi nhớ về những điều tệ hại người khác gây cho ta và bình thản bước tiếp? 

Trong cuốn sách với cái tên gây tò mò Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác, tác giả David J. Pollay đã đưa ra vô số phương án cho các câu hỏi trên, chỉ từ một câu chuyện nhỏ về bác tài taxi và “những chiếc xe rác”. Câu chuyện thú vị đó như sau. 

Benjamin Franklin, một trong bốn vị cha già lập quốc của Hoa Kỳ, đồng thời là một chính trị gia, nhà khoa học, nhà văn, triết gia, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao hàng đầu. 

Trong cuốn Tự truyện Benjamin Franklin, ông thuật lại các sự kiện lớn nhỏ đã ảnh hưởng tới thành công vang dội mình gặt hái được, cũng như hé lộ làm thế nào một cậu bé nghèo khổ trong gia đình có tới 17 người con cuối cùng lại trở thành một nhân vật quyền thế và được trọng vọng trong xã hội. 

Khả năng tự học, tính kỷ luật, tiết kiệm và siêng năng là những đức tính mà Franklin đã tự trang bị cho mình từ lúc còn thanh niên. Theo lời ông kể, có tổng 13 đức tính đáng để rèn luyện và đã góp công lớn tới thành công của ông, điều sẽ được bật mí ngay dưới đây.  

Năm 1983, một tay guitar trẻ tuổi bị “đá khỏi” ban nhạc của mình theo cách thức tệ hại nhất. Hai thập kỷ trước đó, một tay trống tài năng cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự – bị đuổi việc mà không hề có lý do nào. 

Một người lấy thù hận làm bàn đạp, quyết tâm trở nên thật nổi tiếng để trả thù ban nhạc cũ, đạt được thành công vang dội nhưng vẫn tự xem mình là kẻ thất bại. Người kia thì trầm cảm nặng, tự tử bất thành, thế nhưng cuối cùng lại đạt tới hạnh phúc viên mãn nhờ thấu hiểu một chân lý cốt lõi trong cuộc sống. Đó là gì? 

Bật mí trước nhé, nó có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận về thành công và thất bại từ trước tới nay. 

Trong cuốn sách So Good They Can’t Ignore You: Why Skills Trump Passion in Searching for Work You Love xuất bản năm 2012, tác giả Cal Newport có viết, “Khuyên ai đó theo đuổi đam mê của họ là một việc làm nguy hiểm.” 

Newport cho rằng ‘đam mê’ là một khái niệm hết sức mơ hồ, ông nghi ngờ cái giả định ngầm của lời khuyên: “Ai cũng có sẵn một niềm đam mê có thể lựa chọn làm con đường sự nghiệp để theo đuổi. Việc của bạn là tìm ra nó, hết mình vì nó và bạn sẽ thành công.” 

Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ ra cho bạn lời khuyên 'hãy theo đuổi đam mê' của Steve Jobs tại Đại học Stanford năm 2005 thực sự là một lời khuyên tệ hại, lý giải tại sao không cần đam mê rực cháy bạn vẫn có thể xuất phát tốt, cũng như tại sao dùng đam mê để kiếm tiền chưa chắc đã phải điều hay. 

Trước hết, hãy cùng khám phá bí mật của Mark Cuban. 

Quy tắc 10.000 giờ được giới thiệu bởi nhà báo Malcolm Gladwell trong cuốn sách Những kẻ xuất chúng xuất bản năm 2008 và đã dấy lên một làn sóng tranh cãi mạnh mẽ từ cả phía các chuyên gia lẫn độc giả. 

Malcolm đã viết “10.000 giờ là con số kỳ diệu của sự vĩ đại” – nguyên tắc cho rằng 10.000 giờ “luyện tập có chủ đích” là cần thiết để trở thành bậc thầy trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, ông không hề chỉ rõ thế nào là luyện tập có chủ đích, và theo đó quy tắc đã bị hiểu sai rất nhiều. Hệ quả là tác giả cuốn sách – ông Gladwell nhận vô số lời chỉ trích về phía mình. 

Bài viết này không để minh oan cho Gladwell, nó cho bạn biết làm thế nào thông điệp của ông dần méo mó qua lời những kẻ có lẽ còn chưa đọc sách của ông bao giờ! Và tất nhiên là cả cách hiểu đúng để bạn có thể áp dụng Quy tắc 10.000 giờ vào cuộc sống của mình nữa, cùng bắt đầu thôi.