#1. Quy tắc 3H trong sketchnote
Quy tắc 3H trong sketchnote lần lượt là Học – Hiểu – Hành. Một bản sketchnote cơ bản được cấu thành từ nhiều yếu tố như chữ viết, icon, màu sắc, bố cục, hình ảnh, bảng biểu,... Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm, đó là tìm hiểu về những yếu tố này.
Một sai lầm mà các bạn thường mắc phải khi thực hành sketchnote là quá nóng vội. Vì chưa nắm vững kiến thức nền tảng, bản sketchnote của bạn không được như ý muốn và dễ sinh cảm giác chán nản.
Giống như nhổ cỏ trong vườn, bạn không thể nhổ cùng lúc cả vườn được mà phải chia ra từng khoanh để nhổ, mỗi ngày một ít. Nếu hôm nay các bạn luyện cách tạo bố cục, thì ngày mai hãy luyện tập viết các kiểu chữ, ngày kia luyện cách minh họa bằng biểu tượng.
Mỗi lần thấy vướng mắc ở phần nào, các bạn quay về phần đó để ôn lại. Chính vì vậy nên việc nắm chắc kiến thức nền tảng ngay từ đầu mới quan trọng. Kiến thức càng chắc bao nhiêu, hành trình sketchnote của bạn sẽ càng dễ dàng bấy nhiêu.
Cần phải nói rõ ở đây là quy tắc 3H mang tính tuần hoàn, tức là nếu bạn đang ở quãng “Hành” nhưng gặp khó khăn, việc bạn cần làm là quay lại khâu “Học” đầu tiên, ôn lại kiến thức sao cho “Hiểu” rồi thực hành tiếp.
#2. Đơn giản hóa
Sketchnote sinh ra là để đơn giản hóa bản ghi nhớ, vì vậy nguyên tắc cần nhớ là: suy nghĩ thật đơn giản.
Hình vẽ trong sketchnote
Trong sketchnote, mọi hình vẽ đều có thể tạo ra từ một hoặc nhiều hơn trong năm loại hình vẽ cơ bản: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, dấu chấm và đường thẳng.
Khi bạn muốn mô tả lại một sự vật, sự việc thì bạn cần quan sát tường tận và tìm ra điểm đặc biệt của nó. Ví dụ, “mục tiêu” thường gắn với hình tấm bia chắn mũi tên, vì vậy bạn có thể dùng hình tròn với hồng tâm ở giữa.
Mới bắt đầu thực hành sketchnote, bạn không nên yêu cầu bản ghi chú của mình phải đẹp đẽ lung linh như trên mạng. Điều quan trọng trước tiên là bạn làm chủ được trí tưởng tượng, vận dụng liên tưởng tốt và chuyển tải được thứ trong đầu ra mặt giấy.
Màu sắc khi sketchnote
Nhiều màu sắc chưa hẳn đã tốt. Mục đích chính của sketchnote là giúp bạn tóm tắt ý chính của chủ đề và ghi nhớ hiệu quả, ngoài ra yếu tố thẩm mỹ chỉ đóng phần phụ trợ. Nhiều người thường cố làm cho bản sketchnote của mình trông thật hoa mỹ, trang trí sặc sỡ nhưng lại nghèo thông tin và tiêu tốn thời gian.
Trước hết, bạn hãy thử sử dụng 2 màu trong một bản sketchnote rồi tiếp đến là 3 màu, 5 màu,... Bạn sẽ nhận ra là bạn thực sự chỉ cần một số màu cơ bản để bản sketchnote trông dễ nhìn.
À, đừng quên dùng các màu tương phản hay tương đồng để phân loại các luồng nội dung trong sketchnote nhé. Quan trọng lắm đấy.
Chữ viết trong sketchnote
Trong quá trình Sketchnote có hai điều bạn cần lưu ý, đó là kiểu chữ và cỡ chữ. Hãy chú ý sử dụng kiểu chữ và cỡ chữ phù hợp cho tiêu đề, mô tả, nội dung chính, từ khóa,…
Cách sử dụng chữ viết nhiều hay ít trong bản sketchnote tùy thuộc vào cách chọn lọc thông tin của bạn. Nhìn chung, đa phần các bản sketchnote đều cố gắng hạn chế chữ viết và tập trung mô tả bằng hình ảnh, biểu tượng đơn giản.
Bạn có thể làm phong phú bản sketchnote của mình bằng cách vẽ chữ đổ bóng, tô đậm, in nghiêng,... Các tiêu đề chính nên được viết in hoa và tô đậm, tiếp đến các tiêu đề phụ thì nhỏ hơn và cứ thế.
Bố cục trong sketchnote
Đối với một bản sketchnote, bạn chỉ nên sử dụng một loại bố cục phù hợp nội dung để người xem dễ theo dõi: dạng tuyến tính (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới như chúng ta viết thường ngày), dạng quy trình (theo các bước), dạng mindmap (sơ đồ tư duy), dạng lưới,...
Bạn không nên gộp nhiều loại bố cục trong một bố cục để thể hiện cùng một nội dung/chủ đề mà hãy chọn một cấu trúc thống nhất. Trong quá trình sketchnote, hãy kết hợp biểu đồ, hình ảnh (đặc biệt hình ảnh ẩn dụ) và vẽ chữ để tạo điểm nhấn.
#3. Trăm tay không bằng tay quen
Mọi công sức sẽ đổ sông đổ bể hết nếu bạn chỉ học và hiểu thôi chứ không đem ra thực hành. Chỉ bằng cách thực hành, bạn mới phát hiện ra lỗi sai để sửa và nâng trình độ sketchnote của bản thân.
Mỗi ngày việc sẽ dễ dàng hơn một chút, nhưng điều khó nhất là phải làm nó hàng ngày.
Tự học Sketchnote tại nhà cùng họa sĩ Xuân Lan tại WeStudy
Nếu bạn không có nhiều thời gian, muốn học tập Sketchnote theo lộ trình cụ thể, bài bản, hãy tìm hiểu và tham gia học thử khóa học Sketchnote cùng họa sĩ Xuân Lan trên nền tảng WeStudy.
Họa sĩ Xuân Lan là một trong những họa sĩ chuyên nghiệp thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng mạng trong những năm gần đây, đặc biệt là từ giai đoạn 2019 với những bức vẽ minh họa ngộ nghĩnh, dí dỏm và truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa.
Với khóa học Sketchnote hợp tác cùng WeStudy, họa sĩ Xuân Lan mong muốn chia sẻ, truyền đạt đến các học viên của mình. “Có nhiều bạn rất thích vẽ, nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Chính vì vậy, tôi muốn truyền cảm hứng và giúp các bạn ấy tìm thấy ‘điểm xuất phát’ cho riêng mình.”