• 11 Bài Học Viết Lách Từ Ernest Hemingway

    Bạn không phải là một độc giả văn học thì mới biết Ernest Hemingway là ai. 

    Phong cách viết ngắn gọn đặc trưng của ông được hàng loạt các tác giả, nhà báo, biên tập viên, người viết quảng cáo và cả giáo viên học tập theo. 

    Hemingway từng nói ông đã mất cả đời để trau chuốt lối viết tối giản đó. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông — truyện ngắnÔng Già và Biển Cả từ lâu đã được đem ra làm văn mẫu cho các thế hệ tác giả sau đó noi gương. 

    Hôm nay, nhân dịp tròn 124 năm ngày sinh của Ernest Hemingway, chúng ta hãy cùng khám phá 11 bài học viết lách từ ngòi bút đại tài này nhé! 

  • 5 Bậc Thầy Sáng Tạo và Cách Họ Tìm Ra Ý Tưởng Mới

    Một trong những câu hỏi quen thuộc nhất với giới sáng tạo là “Làm thế nào để nảy ra ý tưởng mới?”. Chúng ta vẫn luôn tự hỏi mình câu hỏi ấy hàng ngày, và, kể cả các tay sáng tạo tài ba nhất, không phải tự thân sinh ra đã có một cái đầu đầy ắp ý tưởng. Tất cả đều có bí quyết, và dưới đây là 5 bí quyết của các bậc thầy để trả lời câu hỏi họ vẫn luôn được (hoặc bị) hỏi: “Bạn lấy ý tưởng từ đâu?” 

  • 5 Bước Đơn Giản Để Nảy Ra Những Ý Tưởng Mới 

    Vào những năm 1870, ngành báo chí và in ấn đối mặt với một vấn đề rất nhức nhối và tốn kém. Nhiếp ảnh vừa mới ra đời và ngay lập tức được ưa chuộng. Độc giả muốn xem nhiều hình ảnh hơn, nhưng không ai có thể tìm ra cách in hình ảnh nhanh chóng và tiết kiệm. 

    Ví dụ, nếu một tờ báo muốn in một hình ảnh vào những năm 1870, họ phải thuê thợ khắc bản sao của bức ảnh lên một khuôn thép bằng tay. Những khuôn thép này được sử dụng để nhấn hình ảnh lên giấy, nhưng chúng bị vỡ chỉ sau một vài lần sử dụng. Quá trình in ấn dạng này (thuật ngữ chuyên môn gọi làphoto stereotype), bạn thấy đấy, rất tốn thời gian và.. tốn tiền. 

    Ngành in ấn có lẽ vẫn sẽ tiếp diễn theo chiều hướng ít khả quan như trên nếu không có sự xuất hiện của người đàn ông tên Frederic Eugene Ives. Câu chuyện về sự sáng tạo và đổi mới của ông mà tôi sẽ chia sẻ ngay dưới đây, là một khuôn mẫu điển hình để nghiên cứu 5 bước chính của quá trình sáng tạo. 

  • 5 Cách Khuyến Khích Sự Sáng Tạo Của Trẻ

    Ngồi trong một căn phòng tối, mắt dán vào màn hình sáng rực, đây có thể là việc làm quen thuộc của các bạn nhỏ. Nhưng các bậc cha mẹ, chúng ta biết rằng con mình cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc hoạt động thể chất và tinh thần để lấp đầy thời gian sau giờ học.

  • 5 Cách Nhàm Chán Để Trở Nên Bớt Nhàm Chán Và Sáng Tạo Hơn

    Nếu chúng ta nhìn vào những thiên tài sáng tạo vĩ đại nhất trong lịch sử, sẽ có hết giai thoại này đến giai thoại khác về việc họ toàn làm những chuyện điên rồ. 

    Igor Stravinsky tin rằng ông chỉ có cảm hứng viết nhạc trong tư thế trồng cây chuối. Trong những ngày đầu với Apple, Steve Jobs được tin là đã ngâm chân trong nhà vệ sinh để giải tỏa tâm trí trước các cuộc họp. Vincent Van Gogh đã tranh cãi với người bạn cùng phòng, sau đó tự cắt tai của mình và vì không muốn “lãng phí”, đã bọc chiếc tai lại trong hộp quà rồi tặng nó cho cô gái điếm yêu thích của mình như một vật kỷ niệm. 

    Vâng, “nhàm chán” là từ cuối cùng mà bạn có thể dùng để mô tả những thiên tài sáng tạo của thế giới. Họ hẳn phải là những kẻ lập dị, nhiều khi hơi điên điên, có những sở thích kỳ quặc và chắc chắn rồi, “nhàm chán” không có trong từ điển của họ. 

    Nhưng sự thật khá phũ phàng: quá trình sáng tạo, và cả những con người sáng tạo nhất thực sự khá nhàm chán. Và, bởi vì nó nhàm chán, nên bản thân sự sáng tạo có thể được lặp lại. Đó là điều mà tôi, bạn và bất kỳ ai khác cũng có thể bắt chước các vĩ nhân và luyện tập để trở nên sáng tạo hơn. 

    Và nghĩ xem, còn tin nào tốt hơn thế cơ chứ? 

  • 5 Phát Hiện Của John Cleese Về Cách Nảy Ra Những Ý Tưởng Sáng Tạo

    “Chúng ta có được ý tưởng từ cái được gọi là vô thức—một phần của tâm trí chúng ta vẫn tiếp tục hoạt động, ví dụ, khi chúng ta ngủ. Vì vậy, điều tôi muốn nói là nếu bạn có được trạng thái phù hợp, tư duy của bạn sẽ trở nên sáng tạo hơn nhiều. Nhưng nếu bạn cứ lượn lờ cả ngày, lọ mọ mỗi chỗ một chút, ngó đồng hồ, gọi điện thoại, v.v. nói chung là không có phút nào ngơi nghỉ cả, bạn sẽ chẳng nảy ra được bất kỳ ý tưởng sáng tạo nào.” 

  • 6 Lời Khuyên Cho Các Cây Viết Từ Nhà Văn Ernest Hemingway

    “Tôi thích viết. Nhưng viết chưa bao giờ dễ dàng hơn với tôi, và bạn không thể mong đợi điều đó xảy ra nếu bạn muốn đạt được điều gì đó tốt hơn khả năng của mình,” Ernest Hemingway nói. 

  • 7 Lời Khuyên Neil Gaiman Dành Tặng Các Nhà Sáng Tạo Trẻ (Hoặc Từng Trẻ) 

    "Hầu hết chúng ta chỉ tìm thấy giọng nói của chính mình sau khi từng nghe giống giọng rất nhiều người khác."

  • Agatha Christie Đã Trở Thành Nữ Hoàng Truyện Trinh Thám Như Thế Nào?

    Kỷ lục Guinness liệt Agatha Christie là nhà văn bán chạy nhất mọi thời đại, và nhân vật nổi tiếng nhất của bà, Hercules Poirot, chỉ đứng sau Sherlock Holmes của Arthur Doyle Conan trong làng văn học trinh thám. Ít ai biết, nghiệp viết lách đến với Agatha một cách hết sức tình cờ, từ một lời thách đố của chị gái bà để viết một câu chuyện trinh thám. Và thế là một niềm đam mê trọn đời bắt đầu.. 

  • Albert Einstein Không Phải Một “Thiên Tài Đơn Độc”. Dưới Đây Là Lý Do.

    Tua ngược thời gian về một thế kỷ trước. Không, thêm tám năm nữa đi. Được rồi, năm 1905, Einstein đã xuất bản một loạt các bài báo công bố các nghiên cứu của mình – những ấn phẩm thực sự đã góp phần vào công cuộc đổi mới ngành vật lý – do vậy, nhiều người gọi đó là “năm kỳ tích” của Einstein. 

    Nhưng với tác giả Ethan Siegel, trong một bài viết trênBig Think, cho rằng “những tiến bộ đáng kể đó khó có thể nảy ra từ chân không, hoặc Einstein theo một cách nào đó không thể nào là người ngoài cuộc trong lĩnh vực vật lý.” 

    Nói đơn giản, Ethan tin rằng: Einstein không phải dạng “thiên tài đơn độc”, thu mình trong phòng rồi tự thân phát triển nên Thuyết tương đối, và ý tưởng về lý thuyết đó cũng không rơi từ trên trời xuống đầu ông như quả táo của Newton. Trái lại, “cha đẻ của vật lý hiện đại” là một thiên tài biết đứng trên vai những người khổng lồ, đồng thời cộng tác với nhiều bộ óc kiệt xuất khác cùng thời, tạo nên một cộng đồng tài năng bổ trợ lẫn nhau.

    Thiếu vắng họ, các ý tưởng của ông dù tuyệt vời tới mấy, có thể sẽ không đi tới đâu cả. 

  • Ba Phẩm Chất Cần Có Ở Một Người Sáng Tạo Thành Công 

    Sáng tạo là một thiên khiếu thường bị xem nhẹ, trong khi phần lớn những gì chúng ta đang tiêu thụ ngày nay đều là sản phẩm của sáng tạo. Những nhà làm phim, ca sĩ, nhà văn, vlogger, vân vân… nếu có danh từ chung nhất để nói lên họ là ai – thì đó là người sáng tạo. 

    Kỷ nguyên công nghệ ngày nay đã khiến việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn rất nhiều – nhưng sự cạnh tranh cũng theo đó gia tăng. Nhờ có TikTok và Youtube, hai nền tảng tạo video nổi tiếng nhất, các nhà sáng tạo trẻ tuổi tha hồ thỏa sức vẫy vùng, và không hiếm những người đạt được thành công chói lọi dù tuổi đời vẫn đôi mươi. 

    Tất nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa một tiểu thuyết gia và một nhà làm phim – dù cả hai đều là những người sáng tạo – nhưng ở họ vẫn tồn tại một vài mẫu số chung đáng chú ý như dưới đây. 

  • Bí Quyết Của Sáng Tạo: Cảm Hứng Đến Từ Đâu Và Làm Thế Nào Để Khơi Nguồn Cảm Hứng?

    Mọi người, đặc biệt là người trẻ thường thích đổi mới và với họ, cuộc đời là những cuộc khám phá vô tận. Bên cạnh đó, chúng ta cũng gắn định nghĩa về đổi mới – sự sáng tạo với các tài năng thiên bẩm khác như trí thông minh, khiếu hài hước. Ta cho nó là thiên phú và bất cứ nỗ lực nào nhằm gia tăng nó cũng chẳng đáng kể. Trái lại, sáng tạo cũng được coi là một kỹ năng và hoàn toàn có thể được trau dồi, bồi dưỡng theo thời gian. Việc rèn luyện kỹ năng sáng tạo là vô cùng cần thiết trong kỷ nguyên số hiện nay, khi mà hàng loạt các ngành nghề sáng tạo như thiết kế, truyền thông nổi lên như vũ bão. Rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ hôm nay sẽ là bước đầu trong hành trình sáng tạo đang chờ đón bạn phía trước! 

  • Bullet Journaling: Hướng Tới Một Cuộc Sống Hiệu Quả

    Bullet Journal là một hệ thống ghi chép giúp bạn ghi chép hiệu quả, dễ dàng quản lý công việc, học tập,các buổi gặp gỡ hoặc bất cứ thứ gì. Bullet Journal không phải  một cuốn sổ tay “thật”.

  • Charles Bukowski: “Tôi Đã Chọn Chết Đói.”

    Sống sót sau một cơn thập tử nhất sinh ở tuổi 35, Charles Bukowski bắt đầu viết lách trở lại sau 10 năm bỏ ngỏ. Ông chỉ đạt được chút thành công khiêm tốn khi đã ngoài ngũ tuần. Sau những thất bại triền miên của mình trong cả sự nghiệp lẫn cuộc sống, Bukowski dần hình thành một triết lý cho riêng mình, mà ngày nay được tạc trên bia mộ của ông. Triết lý đó là: “Đừng thử.” 

  • CHỦ NGHĨA TỐI GIẢN VÀ ẢNH HƯỞNG TRONG HỘI HỌA

    Chủ Nghĩa Minimalism Và Sự Ảnh Hưởng Tới Hội Họa

    Những kỳ vọng về sự vui vẻ cho người ta có xu hướng tối giản hóa cuộc sống của mình.Tối giản hóa trong cách sắp xếp các ứng dụng bài.Tối giản hóa về nội dung sắc màu, trang phục sắc màu.Và trong nghệ thuật, sự tối giản hóa cho đến một phong cách mới, làn gió mới cho hội họa phù hợp. 

    Mặc dù đã ra đời từ rất lâu trước đó, nhưng phải trong những năm gần đây, tối giản mới bật mình trở thành một chủ nghĩa bao trùm hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Nguyên nhân là vì con người bắt đầu đi tìm triết lý về thiết bị.Chọn các thiết bị yếu, tối ưu những gì dư thừa, dọn dẹp những thứ thừa,...

    Hãy cùng WeStudy tìm kiếm câu trả lời trọn vẹn về chủ nghĩa tối giản và ảnh hưởng của nó đến hội họa nhé!

  • Cội Nguồn Của Sáng Tạo: Các Vĩ Nhân Đã "Ăn Cắp" Ý Tưởng Của Người Khác Như Thế Nào?

    “Một nhà soạn nhạc vĩ đại không sao chép, anh ta ăn cắp”, Igor Stravinsky đã từng nói. Họa sĩ Picasso cũng phát biểu một câu đại loại như “Nghệ sĩ hạng ba thì lê la sao chép, còn bậc kỳ tài thì cứ chôm thẳng tay”. 

    Tuy nhiên “ăn cắp” ở đây không phải là đạo văn, điều đó không biến bất cứ ai thành một nghệ sĩ vĩ đại. Vậy rốt cuộc “ăn cắp” là thế nào? 

  • David Ogilvy Và Cách Tạo Ra Quảng Cáo Hiệu Quả

    "Chúng ta bán được hàng hoặc phá sản."

  • Georges Simenon: Viết Lách Là Một Nỗi Bất Hạnh

    “Nếu một người có nhu cầu trở thành nghệ sĩ, đó là vì họ cần tìm thấy chính mình.” 

  • Haruki Murakami Nói Gì Khi Nói Về Viết Lách?

    Haruki Murakami kết hôn ở tuổi 23 và dành một thập kỷ tiếp theo của cuộc đời để điều hành một quán bar jazz ở Tokyo, Peter Cat, trước khi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay,Lắng nghe gió hát. Thành công của tác phẩm này thôi thúc ông chuyên tâm theo nghiệp viết lách, ở tuổi 33. 

    Với mỗi cuốn sách sau đó, sự nổi tiếng của ông ngày càng tăng, cho đến khi cuốnRừng Na Uy ra đời năm 1987, đã biến ông thành một “siêu sao văn học”. Người ta nói rằng ở Nhật Bản, cứ bảy người thì có một người từng đọcRừng Na Uy

    Trong bài viết hôm nay, hãy cùng điểm lại một vài lời khuyên viết lách mà Haruki Murakami dành tặng tới những người cầm bút nhé. 

  • Henry Miller: “Khi Không Thể Sáng Tạo Bạn Có Thể Làm Việc.” 

Page 1 of 3

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất