• Cá Tính Trong Dòng Chảy Hội Họa: Làm Thế Nào Để Khẳng Định Bản Thân?

    Cá Tính Trong Dòng Chảy Hội Họa: Làm Thế Nào Để Khẳng Định Bản Thân?

    Có một khoảnh khắc nào đó, khi cầm cọ vẽ, bút màu, bạn suy nghĩ về việc mình là ai trong dòng chảy hội họa hay chưa? Nhiều người khi đặt những nỗ lực, cố gắng vào học tập một điều gì đó, thường sẽ mơ ước mình trở thành người như thế này, người như thế kia. Giống như giới âm nhạc coi Mozart là thiên tài để ngợi ca thì giới hội họa cũng say mê tài năng của Van Gogh. 

    Thế nhưng, những tượng đài nghệ thuật không phải là chiếc khuôn bạn buộc phải đi theo. Hội họa là con sông dành cho những người ái mộ màu sắc, vì thế, bạn sẽ luôn luôn có một chỗ đứng ở trong đó, không quan trọng bạn vẽ những gì, bạn mới bắt đầu hay giàu kinh nghiệm, là đứa trẻ đang tập vẽ hay một người vẽ lâu năm. Sự thỏa thuận ban đầu này cho bạn tự do để theo đuổi, nhưng để thực sự cất lên một cá tính hội họa, bạn cần rất nhiều nỗ lực cũng như sự nghiêm túc.

    Vậy, thế nào là một cá tính hội họa và làm sao để xây dựng cá tính đó? Cùng WeStudy mở ra đáp án ấy nhé!

  • Giải Hóa “Phân Biệt Đối Xử” Trong Hội Họa: Ai Cũng Có Quyền Thể Nghiệm Và Thể Hiện

    Giải Hóa “Phân Biệt Đối Xử” Trong Hội Họa: Ai Cũng Có Quyền Thể Nghiệm Và Thể Hiện

    Một tiến sĩ toán học làm thơ, một nhân viên văn phòng nhảy hiphop trong bộ đồ công sở? Có phải bạn đang cảm thấy khó tin không, nhưng thực tế nó lại là chuyện hiển nhiên trong cuộc sống. Nếu bạn chú ý đến thông tin về hội họa, không khó để được chiêm ngưỡng cuốn vở sinh học cách đây hơn 60 năm của cha ông chúng ta với những nét vẽ tinh tế, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất của các tế bào. Không khó để tìm thấy thông tin về cuốn vở ghi chép của một phi công, chi tiết và chân thực từng không gian, bộ phận của máy bay. Hội họa, không phải là đi học ở trường mỹ thuật, trở thành họa sĩ mới được thể nghiệm hội họa. Hội họa ở trong cuộc đời và ở trong cuộc sống như một công cụ giúp con người biểu hiện những điều mà họ mong muốn. Trong bài viết này, WeStudy sẽ dẫn bạn đi tìm những định kiến phân biệt trong hội họa, hãy xác định xem bạn nghĩ như thế bao lâu rồi và sửa đổi nó nhé!!

  • Hành Trình Học Vẽ: Không Gian Đối Thoại Của Những Đứa Trẻ

    Hành Trình Học Vẽ: Không Gian Đối Thoại Của Những Đứa Trẻ

    Các quan điểm giáo dục của phụ huynh thế hệ cũ ở nước ta cho rằng, các môn học văn hóa luôn luôn cần được ưu tiên. Điều này rất dễ thấy trong giáo dục nhà trường, các môn học như công nghệ, hội họa, âm nhạc thường được xem nhẹ hơn, ít chú trọng dạy kiến thức. Ở một số trường phổ thông, chúng còn được nhường cho ôn tập môn văn hóa trong các kỳ thi quan trọng. 

    Tuy nhiên, quan điểm giáo dục hiện đại đã tạo ra một không gian mới, tạo điều kiện cho sự phát triển của các môn năng khiếu. Trong quá trình lựa chọn môn năng khiếu cho con rèn luyện, có thể nói hội họa là môn học thích hợp để con có thể phát triển tốt nhất và tiếp cận với nghệ thuật. Hãy cùng WeStudy tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời khi con được vẽ nhé!

  • Mindfulness Trong Hội Họa: Nguyên Tố Quan Trọng Của Cuộc Cách Mạng Sáng Tạo 

    Mindfulness Trong Hội Họa: Nguyên Tố Quan Trọng Của Cuộc Cách Mạng Sáng Tạo 

    Trong cuộc sống hằng ngày cho đến những giây phút riêng biệt đắm chìm vào đam mê, chúng ta vẫn bị chi phối bởi những nỗi lo âu và căng thẳng: Liệu xã hội có nhìn nhận cái tôi của mình. Lý do là bởi chúng ta trưởng thành trong những quần thể riêng nhưng có mối liên kết với nhau và được bao bọc bởi quần thể xã hội. Chính vì thế, sự nhìn nhận của chúng ta đối với bản thân bao giờ cũng có sự xuất hiện của những ý kiến đánh giá dựa trên định kiến, khuôn mẫu xã hội đã tạo ra trước đó. Chúng chính là những rào cản khiến chúng ta đứng mãi trước một cánh cửa nhưng lại không dám mở ra. Đó chính là lúc cần đến Mindfulness. Vậy Mindfulness là gì và có đóng góp như thế nào trong sáng tạo, hãy cùng WeStudy tìm hiểu nhé!!

  • Nghệ Thuật Thưởng Thức Tranh: Không Ranh Giới, Không Phân Tầng

    Nghệ Thuật Thưởng Thức Tranh: Không Ranh Giới, Không Phân Tầng

    Các nhà phê bình văn học trong quá trình xây dựng hệ thống lý luận đã chỉ ra rằng, độc giả khi đọc một cuốn sách, chính là đang tham gia sáng tác một lần nữa với tác giả tác phẩm. Giống như những người đọc, những người thưởng thức hội họa cũng sử dụng đôi mắt để tiếp cận với hệ thống đường nét, màu sắc hiển hiện của một tác phẩm hội họa, sau đó chuyển tải chúng đến bộ não để lý trí và tinh thần cùng tiến hành phân tích, cảm nhận, lưu giữ. Chẳng khó để bắt gặp một người đàn ông vô gia cư cầm theo cuốn sách bên mình, và cũng chẳng khó để thấy những người lao động vui vẻ ngắm những bức tranh cổ động trên đường phố ngõ xóm. Chẳng khó để thấy những em bé lấm lem đang cười hạnh phúc vì bộ màu mới, trang giấy mới để vẽ ước mơ. Hội họa đã không từ chối bất cứ ai yêu mến và muốn cầm cọ, vậy thì, sự thưởng thức hội họa cũng không có một ranh giới hay phân tầng nào hết. Cùng WeStudy bước vào thế giới hội họa và tìm xem làm thế nào để ngắm nhìn những bức tranh đúng cách nhé!!

  • Đi Tìm Những “Nàng Thơ” Của Hội Họa

    Đi Tìm Những “Nàng Thơ” Của Hội Họa

    Nghệ thuật luôn đau đáu theo đuổi một khuôn mẫu và nghệ sĩ luôn phác họa tác phẩm của mình theo khuôn mẫu ấy.Nhà biên kịch Pháp Roger Vadim đã phác họa nàng thơ Brigitte Bardot của mình qua bộ phimVà Chúa đã tạo ra phụ nữ (1956) và chính nó đã đưa Brigitte Bardot trở thành ngôi sao điện ảnh.Hàn Mặc Tử, một nhân tố thơ phát điên trong phong trào Thơ Mới của văn đàn Việt Nam, cũng đã từng lay động lòng người bởi những nét thơ rất tình cho những nàng thơ Mai Đình, Kim Cúc,... mà chàng từng gặp đi.Marie-Therese Walter - một trong số những nàng thơ ngây qua đời danh họa Pablo Picasso đã để lại trong ông nhiều cảm hứng, đặc biệt là bức họa nổi tiếngLe Reve.Thế nhưng, chỉ có những nàng thơ mới thực sự được trở thành “nàng thơ” nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng sao?Và phải chăng người họa sĩ nào cũng phải tìm kiếm một nàng mẫu mới có thể cầm cọ vẽ?Hãy cùng WeStudy trả lời những câu hỏi này và đi tìm “nàng thơ” đích thực của hội họa nhé!

  • Định Nghĩa Lại Giá Trị Của Hội Họa: Đừng Ngủ Quên Trong Khắc Nghiệt Và Tôn Sùng 

    Định Nghĩa Lại Giá Trị Của Hội Họa: Đừng Ngủ Quên Trong Khắc Nghiệt Và Tôn Sùng 

    Dù cho hàng chục thế kỷ đã trôi qua, dù cho dòng chảy lịch sử của hội họa đã kinh qua biết bao nhiêu trường phái, người ta vẫn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Hội họa là gì? Giá trị của hội họa ở đâu? Hội họa có thực sự có ý nghĩa không? Nó không chỉ sinh ra bởi ham muốn hiểu biết tường tận để thỏa mãn khao khát tri thức, mà nó còn là những mâu thuẫn trong suy tư của mỗi người. Đôi khi, người ta khắc nghiệt với nó, nhưng lại có thể lập tức tôn sùng bằng những lời ngợi khen mỹ miều. Vậy, hội họa cần định nghĩa lại như thế nào, cùng WeStudy làm tường tỏ chuyện này nhé!!!

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất