Các quan điểm giáo dục của phụ huynh thế hệ cũ ở nước ta cho rằng, các môn học văn hóa luôn luôn cần được ưu tiên. Điều này rất dễ thấy trong giáo dục nhà trường, các môn học như công nghệ, hội họa, âm nhạc thường được xem nhẹ hơn, ít chú trọng dạy kiến thức. Ở một số trường phổ thông, chúng còn được nhường cho ôn tập môn văn hóa trong các kỳ thi quan trọng. 

Tuy nhiên, quan điểm giáo dục hiện đại đã tạo ra một không gian mới, tạo điều kiện cho sự phát triển của các môn năng khiếu. Trong quá trình lựa chọn môn năng khiếu cho con rèn luyện, có thể nói hội họa là môn học thích hợp để con có thể phát triển tốt nhất và tiếp cận với nghệ thuật. Hãy cùng WeStudy tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời khi con được vẽ nhé!

1. Từ tò mò tới phát triển tư duy khoa học và sáng tạo

Nhà giáo dục người Mỹ John Caldwell Holt đã đưa ra ý kiến: “Lợi ích của việc trẻ ngồi vẽ một giờ sẽ hơn hẳn việc ngồi xem chương trình giải trí trong vòng 9 giờ”.

Trẻ em vẽ tranh tường ở trường mẫu giáo trẻ em làm nghệ thuật sáng tạo với cọ vẽ bé trai và bé gái hạnh phúc cùng nhau vẽ cây chim sóc bằng sơn

Đến người lớn còn cảm thấy tò mò với những điều mình không biết, thì trẻ em - độ tuổi chưa trưởng thành, chưa tiếp xúc nhiều với thế giới thì sự tò mò, hiếu kỳ lại càng gia tăng. Xuyên suốt 9 tiếng cho một chương trình giải trí, cha mẹ không kiểm soát được toàn bộ nội dung phản chiếu trong đó, cũng không thể đảm bảo khả năng học hỏi của trẻ trong 9 tiếng ấy. Thế nhưng, với hội họa, sự hiếu kỳ của trẻ sẽ được kích thích tới mức cao nhất. 

Gợi ý: Bí quyết giúp bạn vẽ đẹp ngay từ hôm nay

Khi trẻ có trong tay cây bút màu, khi đôi mắt của chúng tiếp nhận các hình ảnh từ thế giới xung quanh, sự tò mò sẽ thôi thúc chúng vẽ lại sự vật sự việc. Từ 2 - 3 tuổi, những nét vẽ đơn thuần và nguệch ngoạc, không biết mình thấy những gì, chỉ là hình dáng và màu sắc mà chúng không gọi nên lời. Từ 3 tuổi trở lên, ý thức và kiến thức dần hoàn thiện, những yếu tố này càng tăng, khả năng tiếp nhận thế giới và hoàn thiện vào tranh vẽ của trẻ càng được cải thiện. Ở thời điểm này, nếu cho trẻ tiếp cận với hội họa bài bản sẽ giúp trẻ hình thành tư duy khoa học và sáng tạo, luyện tập thói quen vận động não trái và não phải thông qua quá trình vẽ tranh. 

2. Tăng khả năng nhận thức và ghi nhớ thế giới

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng ghi nhớ của não bộ đối với hình ảnh và màu sắc đặc trưng tốt hơn so với việc chỉ nghe nói hay đọc sách một cách thông thường. Đó là lý do các sản phẩm truyền thông thường rất chú trọng tới hiệu quả ấn tượng thị giác, vì đó chính là điều khiến người xem nhớ về họ lâu hơn.

Đối với trẻ nhỏ, thế giới xung quanh có vô số hình dạng, màu sắc. Trong quá trình trưởng thành, thông qua vẽ tái hiện sự vật, những đứa trẻ sẽ có thêm một lần nhận thức và suy nghĩ. Lần đầu tiên khi trẻ nhìn thấy cây, trẻ chỉ biết nó là một vật, rồi khi con được cha mẹ nói rằng cây đó là cây cam màu xanh, được cầm bút màu vẽ lại hình dáng của loài cây đó, con đã có bài học ghi nhớ về một loài thực vật. Tương tự như thế, trong quá trình lắng nghe từ cha mẹ, từ thầy cô, trẻ quen thuộc hơn với thế giới, và đưa chúng vào trang giấy của mình. 

Mẫu sách tô màu cho bé

Đồng thời, thông qua ghi nhận và tái hiện hình ảnh thế giới, não bộ của trẻ sẽ tạo ra những nhóm liên kết màu sắc tương ứng. Ví dụ, với màu xanh da trời, trẻ sẽ có một nhóm hình dung về bầu trời, biển cả; với màu đỏ là quả ớt, quả cà chua, dâu tây,... Những liên kết hình ảnh và màu sắc này không chỉ là tư liệu để trẻ xây dựng thế giới hội họa cho riêng mình, mà còn là kiến thức trực quan nhất để trẻ nhớ sự vật lâu dài hơn. 

3. Sự truyền đạt cảm xúc tốt nhất 

Những đứa trẻ thường không hoàn toàn biết cách bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Nếu người lớn có thể gọi tên sự tức giận của chính mình, biết lý do vì sao bản thân sợ hãi, thì với trẻ, những cảm xúc cũng đơn thuần như những nét vẽ, ngô nghê với những niềm vui, hoang mang với những nỗi sợ nảy sinh từ tâm trí. 

Vì thế, hội họa sẽ là phương tiện thể hiện cảm xúc của con trẻ. Chuyên gia giáo dục mầm non Tori tại Nhật Bản, đã nhấn mạnh và yếu tố tự nguyện, tự do của trẻ khi tiếp cận hội họa. Theo đó, những đứa trẻ cần có không gian hội họa của chính mình, không bị can thiệp và chi phối bởi người lớn. Chúng cần được vẽ những thứ mình muốn chứ không phải đi theo những khuôn mẫu cụ thể và ý nghĩa theo quan điểm của những người giáo dục. 

Cô gái vẽ ngôi nhà và gia đình

Một số bậc phụ huynh thường có suy nghĩ, vẽ để làm gì, vẽ cái gì đây chứ, và thậm chí nói thẳng với đứa trẻ như vậy. Trong khi họ không hiểu rằng, bức tranh chính là sự phản chiếu tâm hồn của một đứa trẻ, là ước mơ mà chúng mong đợi, là hạnh phúc mà chúng cảm nhận. Bức tranh của những đứa trẻ thiếu vắng tình yêu thương, nếu không phải là sự cô độc, thì sẽ là sự kỳ vọng vào một gia đình trọn vẹn. Bức tranh của những đứa trẻ hạnh phúc, thì luôn ngập tràn màu sắc và những gương mặt tươi cười. 

Gợi ý: Bí quyết để trở thành người bạn đồng hành của con

Việc tôn trọng và lắng nghe những điều trẻ thể hiện trong bức tranh, sẽ kéo gần hơn khoảng cách của cha mẹ với trẻ, giúp cha mẹ thấu hiểu được trẻ, trở thành người bạn đồng hành đúng nghĩa. 

Giáo dục hiện đại không còn những khuôn khổ định kiến mang tính chất áp đặt, vì thế, cha mẹ cũng cần cập nhật những điểm mới trong phương pháp giáo dục, để giáo dục có thể đạt tới ý nghĩa nuôi dưỡng trí tuệ, nhân cách và tâm hồn cho con trẻ. 

4. Rèn luyện sự tinh tế và tỉ mỉ

Có thể ban đầu, những bức tranh mà trẻ vẽ ra chỉ là những gạch màu sắc không rõ hình thù. Thế nhưng, đó không nên là lý do để chúng ta coi nhẹ việc tạo ra kết nối giữa trẻ và hội họa. 

Để hoàn thiện một bức tranh đẹp, họa sĩ chuyên nghiệp cũng mất đến hàng giờ, hàng ngày, thậm chí là hàng tháng. Vì thế, đến với thế giới của màu sắc, thông qua quá trình quan sát và cảm nhận, tâm hồn  của những con trẻ sẽ được vun xới bởi những điều tuyệt vời từ thế giới xung quanh. Trẻ sẽ thấy được thế giới tươi đẹp ra sao, với dòng cảm hứng sáng tạo cuồn cuộn trong trí não, và quan trọng hơn hết là thôi thúc ở trẻ khao khát tạo ra một tác phẩm nghệ thuật của riêng mình. 

Sự hiếu thắng nhỏ bé, cùng với sự thích thú, vui sướng khi được tự do thể hiện tài năng của bản thân, động lực cổ vũ đến từ cha mẹ,... là những điều kiện để trẻ dành nhiều thời gian cho những bức tranh. Sự tinh tế, tỉ mỉ không tự nhiên sinh ra, nó được bồi dưỡng trong suốt quá trình phát triển trí thông minh và trí tuệ cảm xúc. Chính vì thế, hội họa chính là sự chuẩn bị tốt đẹp đầu tiên dành cho trẻ. 

Để cùng trẻ chinh phục nghệ thuật, bạn có thể tham khảo khóa học Mỹ thuật sáng tạo do Họa sĩ Thu Trang - Giảng viên Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội đứng lớp. Khóa học sẽ giúp trẻ được tiếp cận các kiến thức hội họa cơ bản, đồng thời định hướng hội họa theo phương pháp mới, kích thích sự sáng tạo của trẻ trên các chất liệu quen thuộc. 

Truy cập LINK để nhận ngay ưu đãi nhân dịp cuối năm từ WeStudy bạn nhé!!