Một tiến sĩ toán học làm thơ, một nhân viên văn phòng nhảy hiphop trong bộ đồ công sở? Có phải bạn đang cảm thấy khó tin không, nhưng thực tế nó lại là chuyện hiển nhiên trong cuộc sống. Nếu bạn chú ý đến thông tin về hội họa, không khó để được chiêm ngưỡng cuốn vở sinh học cách đây hơn 60 năm của cha ông chúng ta với những nét vẽ tinh tế, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất của các tế bào. Không khó để tìm thấy thông tin về cuốn vở ghi chép của một phi công, chi tiết và chân thực từng không gian, bộ phận của máy bay. Hội họa, không phải là đi học ở trường mỹ thuật, trở thành họa sĩ mới được thể nghiệm hội họa. Hội họa ở trong cuộc đời và ở trong cuộc sống như một công cụ giúp con người biểu hiện những điều mà họ mong muốn. Trong bài viết này, WeStudy sẽ dẫn bạn đi tìm những định kiến phân biệt trong hội họa, hãy xác định xem bạn nghĩ như thế bao lâu rồi và sửa đổi nó nhé!!

Giải hóa “phân biệt đối xử” thông qua hướng tự kỷ ám thị

Tự kỷ ám thị là một hình thức tự thôi miên, tự tâm niệm, nếu theo hướng tích cực, nó có thể giúp cho chủ thể đạt được những điều mong muốn bằng cách huy động tiềm thức kích thích những hành động. Tuy nhiên, vì bản chất của nó là ám thị tâm trí thông qua suy nghĩ lặp đi lặp lại, nên nếu không được ảnh hưởng bởi năng lượng tích cực, thì tiêu cực sẽ nhanh chóng xâm chiếm tâm trí. 

Thông qua tự kỷ ám thị, chủ thể đã cho phép những luồng suy nghĩ tiêu cực tiếp cận bản thân. Chúng có thể đến từ:

  • Định kiến về hội họa như một ngành nghệ thuật phù du 
  • Định kiến về hội họa như một “ham mê” không giá trị, không coi nó là một nghề có khả năng tạo dựng tài chính như những loại hình nghề nghiệp khác.
  • Định kiến về năng khiếu, cho rằng năng khiếu là phẩm chất bẩm sinh và cũng là cơ sở duy nhất để hình thành tài năng hội họa. 
  • Định kiến về năng lực. Đa số chúng ta đều có thói quen tự nghi ngờ bản thân mình và mặc định những thất bại sẵn có trước cả khi bắt đầu. Thay vì hoạch định các hành động một cách chắc chắn, chúng ta bắt đầu lo nghĩ rằng mình làm gì khi thất bại và đưa ra đủ loại lý do cho việc mình không thể vẽ: Vì mình không đủ giỏi - Vì mình không có người dạy tốt - Vì mình không học trường mỹ thuật. 

Xem thêm: Định nghĩa lại giá trị của hội họa: Đừng ngủ quên trong khắc nghiệt và tôn sùng 

Thế nhưng, bạn có biết điều gì không, phân biệt đối xử với bản thân mới chính là thứ tách rời bạn khỏi hội họa. Bạn không coi bản thân một cách công bình, bạn không đánh giá chính mình ở bình diện có thể mà luôn áp đặt những điều không thể. Tư duy của bạn mãi luôn quay cuồng trong những ám thị lặp đi lặp lại “Mình không thể vẽ”. Nhưng nếu bạn áp dụng tư duy ám thị theo hướng ngược lại, bằng cách cho phép đam mê của bạn với hội họa được đưa ra những lời khẳng định “Mình vẽ được” thì mọi chuyện chắc chắn sẽ thay đổi nhiều đấy. Chẳng có điều gì đáng sợ bạn tự “phân biệt” chính mình khỏi những cơ hội và cho rằng chúng không thuộc về bạn. Không, đó là một sai lầm! Cơ hội chia đều cho tất cả mọi người, nhưng nó không nằm sẵn đó để lựa chọn, nó là kho báu bạn cần đi tìm thay vì trốn chạy. 

Ảnh cô gái vẽ một bức tranh bằng sơn acrylic và cọ.  quá trình tạo ảnh.

Có một sự thật rằng, Henry Ford có thể chẳng có học vấn cao bằng bạn bây giờ, thế nhưng ông ấy lại vô cùng thành công và giờ bạn thấy những chiếc xe Ford ở khắp mọi nơi. Đó là vì ông không phân biệt đối xử với bản thân chỉ vì ít học, nghèo khổ, ông coi bản thân công bằng trước cơ hội và kiên trì tạo ra nó. 

Năm 40 tuổi, họa sĩ Rousseau mới bắt đầu con đường hội họa của mình, và đương nhiên, giới phê bình cùng giới họa sĩ không thừa nhận ông, gọi ông bằng cái tên “ông thuế quan” với sự chế nhạo. Và vì không học trong trường lớp, không được đào tạo bài bản, Rousseau được đánh giá là một họa sĩ với những nét vẽ thơ ngây - mà đối với các họa sĩ khác là ông chẳng hề chuyên nghiệp. Nhưng Rousseau vẫn vẽ, vẫn sáng tác bằng tất cả trí tưởng tượng sáng tạo của mình, tiên phong cho lối vẽ nguyên sơ, nguyên thủy. Các nét của Rousseau không có sự lãng mạn, không được phác ra từ hình khối tỷ lệ chính xác, nhưng nó cũng không hề nghệ thuật hóa mà hiện ra một cách chân thực, hoang dã như bản thân tự nhiên. Các bức tranh nổi tiếng của Henri Rousseau là: “Exotic Landscape” (1908), “Myself” (1890), “Surprised! Tiger in a Tropical Storm” (1891). Chẳng dễ dàng gì khi bắt đầu vẽ ở tuổi 40 nếu so với những ai muốn theo đuổi hội họa vào thời kỳ đó, nhưng đó không trở thành lý do để Henri Rousseau từ bỏ và đặt định kiến cho chính mình. Ông chính là đại diện tiêu biểu cho nhóm những nghệ sĩ tiên phong, dám thể nghiệm và thể hiện, bỏ ngoài tai những chỉ trích chế nhạo. 

Điều gì đã giúp Henri Rousseau có thể vẽ và khẳng định chỗ đứng của mình trong dòng chảy hội họa như thế? Đó chính là sự kiên trì và niềm tin tuyệt đối vào bản thân. Cả thế giới có thể quay lưng với chúng ta nhưng chúng ta không được phép quay lưng với chính mình, thỏa hiệp theo những gì đám đông yêu cầu. 

Giải hóa “phân biệt đối xử” thông qua thừa nhận những điều “có thể”

Hãy thử lục lại trí nhớ của mình xem, khi người khác tìm kiếm lời khuyên ở bạn, đã có lần nào bạn nói với họ rằng “Bạn không thể làm được” hay “Bạn không thể thành công” chưa? Đó chính xác là những gì diễn ra khi bạn nghe ai đó muốn trở thành họa sĩ, khi bố mẹ nghe nói bạn muốn học vẽ, khi những người xung quanh biết rằng bạn đang luyện tập với những bức tranh.

Chụp ảnh miễn phí cận cảnh đồ dùng nghệ thuật trong xưởng

“Không thể nào đâu” là một câu nói phủ nhận năng lực của người khác, bóp chết niềm tin và hy vọng vào sự cổ vũ của những người xung quanh họ từ trong trứng nước. Sự phân biệt đối xử trong năng lực hội họa không đến từ một phía, nó tác động qua lại lẫn nhau. Khi xã hội tồn tại định kiến và bạn trưởng thành trong định kiến, bạn sẽ tiếp nhận nó, phản ánh vào tiềm thức của bản thân, tạo ra những hành vi phủ nhận chính mình và cả những người giống bạn. Hiểu một cách đơn giản, nó là thói quen nghi ngờ và từ chối những cơ hội. 

Để giải hóa tư duy phân biệt đối xử đó, bạn cần bắt đầu nói “Có thể” với bản thân và với những người đang cần lời khuyên ở bạn. Khi những ý định ban đầu về việc học vẽ bắt đầu nảy lên trong tâm trí bạn, đừng vội vàng từ chối nó, mà hãy cho nó những định hướng để được phát triển thông qua những câu hỏi: 

  • Bạn có yêu thích hội họa không?
  • Bạn sẽ làm gì khi biết vẽ? (những điều mà vẽ mang lại cho bạn)
  • Dự định của bạn để thành thạo kỹ năng này? (tự học hay tham gia các lớp học ngoại khóa)

… Trong quá trình này, đừng để suy nghĩ của người khác đan xen lẫn vào suy nghĩ của bạn, mà hãy chỉ nghĩ về cảm nhận của riêng bạn thôi. Tương tự như thế, khi biết được người khác cũng muốn học vẽ, thay vì nghi ngờ họ, hãy dành cho họ lời động viên như cách bạn động viên bản thân: Bạn có thể làm được. Bạn sẽ làm tốt thôi, và đừng chần chừ cho quyết định này nữa. 

Gợi ý: Cá Tính Trong Dòng Chảy Hội Họa: Làm Thế Nào Để Khẳng Định Bản Thân?

Để hiểu về điều này, bạn hãy nghe câu chuyện của Hitler. Bạn không nhầm đâu, ông ta là tên độc tài phát xít, nhưng cuộc đời ông có rất nhiều bài học để bạn theo dõi, đặc biệt là câu chuyện về đam mê hội họa. Hitler say mê hội họa từ nhỏ, và bắt đầu vẽ từ những năm tiểu học. Đương nhiên, cha của Hitler - một viên chức nhà nước ra sức phản đối và muốn ông theo nghiệp mình. Nhưng Hitler không vì sự phủ nhận đó mà từ bỏ giấc mơ hội họa. Ông vẫn vẽ bằng tất cả đam mê, tuyên bố mình phải trở thành họa sĩ. Khi đến Vienna, cảm nhận không khí nghệ thuật bao phủ khắp nơi đây, ông đã đăng ký vào Học viện nghệ thuật danh giá tại thủ đô này. Kết quả là Hitler đã đi từ tự tin đến thất vọng vì bài vẽ của ông không được đánh giá cao và cũng không được dự tuyển do chưa tốt nghiệp trung học. Hitler gọi trải nghiệm này “như một tia chớp làm lóa mắt”. Bạn nghĩ ông ấy sẽ từ bỏ sau cú sốc này sao? Không đâu, ông ấy thậm chí còn thất bại trong lần thi tiếp theo vào học viện này nữa đấy. Nhưng chúng chưa hề là lý do khiến Hitler từ bỏ. Ông đã trải nghiệm cuộc sống lang thang, nghèo đói và vẽ hàng trăm bức tranh cho những ai yêu cầu. Khao khát nghệ thuật không thể đạt được đã được chuyển hóa thành tham vọng chính trị. Và khi ở vị trí độc tài, ông đã có thể thực hiện mong muốn hội họa của mình và biến chúng thành hiện thực trên những tòa nhà. 

Trùm phát xít Hitler nghiện ma túy đá

(Nguồn ảnh: Báo Thanh Niên)

Câu chuyện này không dạy bạn trở thành nhà độc tài như Hitler. Nó dạy bạn rằng, dù bị phủ nhận hay từ chối, điều bạn cần làm là nói có thể với bản thân và trong một số trường hợp là với cả những người khác nữa. Và khi đam mê đạt đến một độ thăng hoa, hãy chuyển hóa nó thành động lực kích thích những hành động nhằm biến ước muốn thành hiện thực. Hãy kiên trì với đam mê của mình, hãy tìm tòi ngách cơ hội và những con đường để nó đi đến đỉnh cao thành công. Đừng chấp nhất với con đường duy nhất bạn biết, vì đường là do bước chân người đi mà thành, bạn có thể chọn vô vàn hướng để tạo ra lối đi cho riêng mình. 

Bạn có thể bắt đầu muộn hơn, bạn có thể đi đến thành công muộn hơn, nhưng bạn chắc chắn sẽ đến khi nó trở thành một tâm niệm “có thể” trong tiềm thức của bạn. Bạn ngưỡng mộ những người có năng khiếu nghệ thuật như Leonardo da Vinci, Picasso, Monet, v.v.. Nhưng đừng đánh đồng ngưỡng mộ với sự phân cấp, trong hội họa, họa sĩ - người thưởng thức luôn đảo vị trí cho nhau và bình đẳng trước những bức tranh.