Trong cuộc sống hằng ngày cho đến những giây phút riêng biệt đắm chìm vào đam mê, chúng ta vẫn bị chi phối bởi những nỗi lo âu và căng thẳng: Liệu xã hội có nhìn nhận cái tôi của mình. Lý do là bởi chúng ta trưởng thành trong những quần thể riêng nhưng có mối liên kết với nhau và được bao bọc bởi quần thể xã hội. Chính vì thế, sự nhìn nhận của chúng ta đối với bản thân bao giờ cũng có sự xuất hiện của những ý kiến đánh giá dựa trên định kiến, khuôn mẫu xã hội đã tạo ra trước đó. Chúng chính là những rào cản khiến chúng ta đứng mãi trước một cánh cửa nhưng lại không dám mở ra. Đó chính là lúc cần đến Mindfulness. Vậy Mindfulness là gì và có đóng góp như thế nào trong sáng tạo, hãy cùng WeStudy tìm hiểu nhé!!

Mindfulness - nguyên tố của một cuộc cách mạng

Tên gọi Mindfulness được đề xuất bởi các nhà nghiên cứu tâm lý học hiện đại, nhưng từ rất lâu trước đó, Mindfulness đã là một trường phái tồn tại trong nền văn hóa của con người. 

Lịch sử trưởng thành của Mindfulness

Phật giáo cho rằng, để đi tới con đường niết bàn, người tu hành cần thực hiện Bát chánh đạo - 8 phương pháp thực hành thoát ly khỏi những sự khổ đau, tái sinh trong một hồn thể mới thanh khiết hơn. Chánh niệm là một phương pháp trong đó, cốt lõi của sự thiền lập, là sự tự hiểu rõ bản thân, biết về bản thân trong từng thời khắc đang xảy ra. 

Đá zen xếp chồng lên nhau nghệ thuật nền cát của khái niệm cân bằng

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, tuyên ngôn về con người hiện sinh của các triết gia đã khẳng định tính đích thực của sự tồn tại. Con người, những sinh thể phải tự chịu trách nhiệm cho sự tồn tại của bản thân mà không phải là xã hội, là tôn giáo hay bất cứ niệm tưởng thần thánh nào (tư tưởng của triết gia Søren Kierkegaard - được coi là người đề xuất thuyết hiện sinh). Con người sống thực với hiện tại, có trách nhiệm sống say mê, sống chân thành và mang lại giá trị cho cuộc sống. 

Xem thêm: Personal responsibility: ở tuổi nào cũng không hết hoang mang

CEO Trung tâm Center Of Mindfulness của Đại học Y khoa Massachusetts, Jon Kabat-Zinn chia sẻ rằng: “Sự tập trung là nền tảng cơ bản của thực hành tỉnh thức. Khả năng tỉnh thức của bạn chỉ mạnh mẽ khi khả năng lắng đọng của tâm trí cũng mạnh mẽ tương đương như vậy. Nếu ví khả năng tỉnh thức như một mặt hồ, thì khi thiếu vắng sự tĩnh lặng cần thiết ấy, mặt hồ sẽ có những gợn sóng và bụi cát làm chúng ta không thể cảm nhận mọi thứ rõ ràng và chính xác được”.

Từ những học thuyết đó, Mindfulness có thể là một lối sống, cách sống thừa nhận bản thân và say mê với từng khoảnh khắc được sống. Nhưng nó cũng có thể là một bài tập thực hành giúp cho chúng ta được chữa lành những gợn sóng trong mặt hồ tâm hồn. 

Mindfulness - Cú hích của những bước đột phá 

Mindfulness là sự tập trung vào bản thân một cách trọn vẹn, tập trung vào những khao khát và đam mê để khai phá nó. Chính vì thế, Mindfulness được phép gọi tên như một nguyên tố để con người làm cách mạng với cuộc đời của bản thân. 

Một con người lớn lên trong sự bao bọc, luôn phụ thuộc vào những quyết định của bậc cha mẹ và chưa từng một lần suy nghĩ xem bản thân thực sự muốn điều gì hoặc bước ra khỏi những viên gạch lát đường đã xếp sẵn. 

Một con người bị xã hội mài dũa, được nếm quả ngọt của lời khen nhưng cũng từng nhận những phán xét đắng chát, một con người thay vì sống như bản thân mong muốn lại sống theo cách xã hội xếp khuôn.

Mindfulness chính là một cú hích cần thiết để những người như thế nhìn nhận bản thân một cách nghiêm túc, đối thoại với những khúc khuỷu của tâm hồn, gạt bỏ những gì làm mặt hồ tâm hồn xao động. 

Hình ảnh bàn tay phụ nữ tô màu tranh canvas theo số sở thích sáng tạo vẽ tranh cho người mới bắt đầu hoạt động giải trí để ở nhà khóa chống căng thẳng ý tưởng thiền khái niệm thư giãn

Walt Disney từng bị sa thải vì thiếu trí tưởng tượng, từng bị từ chối khi vận động đầu tư xây dựng công ty, thậm chí thất bại với những bộ phim tuổi thơ kinh điển như Chú chuột Mickey, Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn. Albert Einstein - tượng đài vật lý học hiện đại từng là một đứa trẻ chậm phát triển, bị bạn bè coi là thiểu năng và không có bất cứ điều gì là “năng khiếu nổi bật”. Cả Einstein và Walt Disney, trước khi thành công, họ cũng chỉ bình thường như chúng ta, bị phán xét, bị từ chối,... Thế nhưng, họ luôn đi tới giới hạn của sự tận cùng, để không còn điều gì có thể giới hạn khả năng của họ được nữa. 

Vì thế, nếu bạn đang nói và đang nghĩ: 

Tôi không vẽ vì tôi không có năng khiếu…

Tôi không vẽ vì tôi vẽ xấu…

Tôi không vẽ vì không ai muốn tôi vẽ…

Tức là bạn đang cần một sự tập trung thực sự để trả lời câu hỏi “Hội họa có phải đam mê của bạn không?”. Nếu bạn nói có, bạn hãy theo đuổi đi, đừng phủ nhận bằng những lý do để che đậy cho sự thiếu nỗ lực, thiếu tự tin. Hãy vẽ trước khi nói tôi không làm được. Hãy học vẽ trước khi nói tôi không có năng khiếu.  

Xem thêm: Dòng chảy hội họa: Ai cũng có một chỗ đứng của riêng mình

Đa phần những người yêu thích hội họa đều có những nỗi sợ giống nhau. Người không có tài năng bẩm sinh bị ám ảnh tài năng bẩm sinh ấy chi phối, luôn luôn coi nó là lý do cho việc bản thân không cầm bút vẽ, không dám vẽ, lúc nào cũng lo âu bị chê, hoặc hấp tấp mong đợi một kết quả tuyệt vời như những tác phẩm khổ luyện khác. Trong khi đó, người có tài năng bẩm sinh cũng luôn lo âu bản thân bị bão hòa bởi dòng chảy hội họa, không thể khẳng định được màu sắc riêng, luẩn quẩn không thể bứt phá. Dù là tình huống nào, trạng thái nào, người vẽ cũng không thể vội vàng mà phải theo đuổi chánh niệm đích thực. 

Tỉnh thức để thức tỉnh sáng tạo trong hội họa

Tỉnh thức để đi tới sự sáng tạo vừa đơn giản nhưng cũng vừa phức tạp. Sự tỉnh thức ấy đơn giản vì nó diễn ra bên trong duy nhất một cá thể, với sự điều khiển chủ động của cá thể đó. Nhưng nó phức tạp cũng bởi tồn tại ở dạng thức không cầm nắm được mà phải hình dung, đối thoại như với một bản thể thứ hai. 

Đặc biệt, để thức tỉnh sự sáng tạo với hội họa, với nghệ thuật, thì sự tỉnh thức là cả một quá trình luyện tập, không ngừng đặt câu hỏi, không ngừng trả lời. Quá trình này gắn liền với hai dạng thức của Mindfulness: Tập trung và Cởi mở

Sự tỉnh thức tập trung 

Tương tự với việc bạn nhắm bắn vào hồng tâm khi kéo căng dây cung, khi lên nòng khẩu súng, tập trung vào ý niệm duy nhất mới có thể đi đến cái đích cuối cùng. 

Trong hội họa, sự tập trung của tâm trí vô cùng cần thiết:

- Tập trung với những nhận thức về cá tính riêng, phác thảo khung hình của cá tính ấy để gạch ra được những đầu dòng cho câu hỏi: Khẳng định cá tính cần gì? 

Bạn ngưỡng mộ Vincent Van Gogh, bạn muốn có những bức vẽ lấp lánh kiểu Monet, vậy thì bạn phải tập trung để phác thảo bản thân của hiện tại và bản thân của tương lai. Sự chênh lệch về kiến thức, kỹ thuật, cơ hội, sản phẩm, lời bình,... chính là những thứ bạn cần tìm kiếm trên chặng đường tới. Tỉnh thức không phải chỉ diễn ra lúc bạn ngồi thiền, tỉnh thức theo bạn suốt cả hành trình cầm cọ. 

Khái niệm vector của phân tâm học

- Tập trung quan sát sự vật hiện tượng: Những người có khả năng sáng tạo là những người vô cùng nhạy cảm với mọi sự vật hiện tượng, con người xung quanh. Sự nhạy cảm này chính là thái độ nghiêm túc quan sát và tập trung thâu tóm thông tin từ hữu thanh đến vô thanh và xử lý chúng thành các bộ nhớ riêng biệt. Chính vì thế, những sự thay đổi, những sự khác biệt luôn luôn được trau dồi trong các bộ nhớ đó, cho phép họ sử dụng chúng như nguyên liệu và tư liệu để đưa ra phát kiến. Đó là lý do vì sao quả táo của Isaac Newton là tác động phát kiến định luật vạn vật hấp dẫn của ông. 

Đối với người họa sĩ, nếu không có những bộ nhớ ấy, thế giới tư liệu sẽ mất đi chiều sâu của quá khứ tương lai, những nguồn cảm hứng hạn hẹp và ngắn ngủi không chừng. 

- Tập trung để loại bỏ những phiền nhiễu: Phiền nhiễu ở đây không chỉ là định kiến, là phán xét, mà nó còn là những lời khen. Không tự mãn không bi ai, giữ tâm thế vững vàng mới là điều quan trọng nhất. Sự tập trung này không đồng nghĩa với việc bạn “vô tâm”, chỉ biết riêng mình, mà là sự lựa chọn an tĩnh. Tâm an tĩnh, không tức giận cũng không kiêu ngạo, nhìn nhận rõ ràng đúng sai, biết rõ bản thân mình. 

Sự tỉnh thức cởi mở

- Cởi mở trong từng giác quan: Mắt để nhìn, tai để nghe, tay chân để chạm, mũi để ngửi, miệng để nếm, con người sinh ra với các giác quan, mỗi giác quan có một chức năng riêng. Vậy làm sao để cởi mở những giác quan ấy? Thay vì giới hạn giác quan chỉ trong giao tiếp, sinh hoạt, hãy sử dụng giác quan như một điểm chạm với thế giới, tiếp nhận từng giác quan và kết hợp lại để có những dữ liệu cuộc sống tuyệt vời nhất. Hơn hết, những dữ liệu ấy phải đưa tới trí tuệ và tâm hồn để xử lý thành chất liệu trong hội họa. 

người phụ nữ vector với hoa

- Cởi mở trong nhận thức: Điều này cho phép bạn trau dồi bản thân một cách toàn diện. Những người họa sĩ nghiêm khắc với bản thân trong quá trình tạo ra tác phẩm nhưng họ chưa từng ép suy nghĩ, trí tuệ vào trong một khuôn khổ nhất định. Để làm được điều đó tốt nhất, họ cần tri thức và sự thừa nhận cái mới. Chắc chắn bạn đã không ít lần nghe những lời nhận xét một tác phẩm không có gì đặc biệt, một tác phẩm cơ bản, một tác phẩm cũ, đề tài không nổi bật,... đó là những dấu hiệu của cạn nguồn ý tưởng. Xã hội luôn vận động, nền văn minh ngày càng cao lên, thì cái khung lưu trữ của người vẽ cũng phải đôn dày thêm, cho phép chính mình thử nghiệm những cái mới có hoặc chưa có. 

Lỗ Tấn từng nói: Trên thế gian này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi, đó là ý chỉ dẫn cho những người đang tìm kiếm sự sáng tạo. Khắc khổ tập luyện là cần thiết, nhưng cởi mở và cởi trói tư duy cũng vô cùng quan trọng. Vì thế, hãy làm từng bước một, từ việc nhận diện bản thân, cho đến lựa chọn phương pháp phù hợp để có thể say với đam mê như cách các nhà hiện sinh chủ nghĩa đã phát biểu.