Kinh Doanh

Subcategories

Hành trình tạo dựng đế chế của Giannini cũng như câu chuyện đời ông chắc chắn sẽ thu hút những doanh nhân, bạn trẻ, nhà quản trị thương hiệu và bất cứ ai khác, bất cứ ai khao khát nghe kể những câu chuyện làm giàu tự thân bằng tài năng, tinh thần làm việc chăm chỉ, không quên kèm thêm đó là chút gia vị của sự may mắn. 

Vụ tàu lặn Titan gặp tai nạn khiến cả 5 du khách thiệt mạng trong hành trình khám phá xác tàu Titanic đang là tâm điểm sự chú ý trong những ngày qua.

Hình thức thám hiểm lặn xuống mực nước sâu hàng nghìn mét trên hay leo núi Everest, xa hơn là du hành vũ trụ có thể tiêu tốn chi phí lên tới hàng chục triệu USD (rất rất nhiều tỷ đồng), bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan tới tính mạng. 

Thế nhưng vì sao vẫn có nhiều du khách giàu có sẵn sàng “rút hầu bao”? 

Chứng chỉ IELTS vẫn được xem là thước đo phổ biến nhất để đánh giá trình độ tiếng Anh. 

Trong giới ẩm thực, các nhà hàng cũng có một thứ na ná chứng chỉ kiểu vậy, gọi là sao Michelin. Các bếp trưởng thi nhau trổ tài để nhận về dù chỉ một sao Michelin. Một sao đôi khi là quá đủ. 

Năm 2013, nhà hàng Gordon Ramsay at The London tại New York đã mất 2 ngôi sao Michelin. Đầu bếp nổi tiếng bật khóc trước sóng truyền hình khi được hỏi về sự việc. Ông kể: 

“Tôi bắt đầu khóc khi mất đi những ngôi sao của mình. Đó là một điều rất xúc động đối với bất kỳ đầu bếp nào. Cảm giác như đánh mất người bạn gái. Bạn muốn cô ấy trở lại. Tôi nghĩ mọi đầu bếp hàng đầu thế giới, từ Alain Ducasse đến Guy Savoy, khi mất đi một ngôi sao thôi cũng giống như mất chức vô địch Champions League vậy.” 

Chà, ông đầu bếp tính nóng như kem mà lại bật khóc vì mấy ngôi sao đó hả? Hẳn là quan trọng lắm đây. Cái kỳ lạ ở đây là, Michelin vốn là một thương hiệu sản xuất lốp xe. Mà lốp xe thì liên quan quái gì tới ẩm thực? 

Chà, liên quan lắm đấy chứ. Và câu chuyện khởi nguồn cũng thú vị không kém, là bài học vận dụng chiến lược kéo mà bất cứ nhà marketing nào đều không nên bỏ qua!

Kodak được thành lập vào năm 1888 bởi George Eastman dưới tên gọi “The Eastman Kodak”. Kodak sớm trở thành thương hiệu máy ảnh nổi tiếng nhất trong thế giới nhiếp ảnh và quay phim trong thế kỷ 20, khi mà thuật ngữ “thương hiệu” vẫn còn khá lạ lẫm với nhiều người. 

Tại thời điểm mà hầu như chỉ những công ty lớn mới có thể sử dụng máy ảnh để quay phim, Kodak đã tạo ra một cuộc cách mạng: đem đến cho mọi hộ gia đình và các cá nhân cơ hội sử dụng máy ảnh với giá cả phải chăng. 

Nắm giữ ưu thế đó trong suốt gần như toàn bộ thế kỷ 20, nhưng một loạt các quyết định sai lầm đã khiến một đế chế máy ảnh lụi bại và thành công của Kodak dần trôi vào dĩ vãng. Công ty tuyên bố phá sản vào năm 2012. 

Tại sao Kodak, ông vua trong giới nhiếp ảnh và quay phim lại lâm vào bước đường cùng như vậy? Lý do đằng sau thất bại của Kodak là gì? Hãy cùng tôi khám phá trong bài viết ngày hôm nay. 

Hơn 100 năm trước, kỹ sư quang học Oskar Barnack làm việc tại công ty Ernst Leitz Werke đã tạo ra chiếc Leica đầu tiên, một khởi nguồn đỉnh cao của máy ảnh phim được ra đời. 

Nhưng đó chỉ là sự xuất hiện của chiếc máy ảnh đầu tiên, còn trước đó rất lâu khoảng nửa thế kỷ, tên tuổi Leica đã lừng danh trong ngành công nghiệp chế tạo các thiết bị về quang học như ống nhòm, kính hiển vi, các loại thấu kính, kính lúp,... 

Load more stories