Tỷ lệ vàng (The Golden Ratio) trong nhiếp ảnh
Search trên Google và nó sẽ chỉ bạn biết tỷ lệ vàng là tỷ lệ xấp xỉ 1,618 trên 1. Các nhà toán học, nghệ sĩ đã sử dụng tỷ lệ trong nhiều thế kỷ để tạo ra các tác phẩm từ công trình toán học, tranh vẽ đến kiến trúc. Sở dĩ tỷ lệ này phổ biến tới vậy vì nó hiện diện ở mọi ngóc ngách của đời sống, thậm chí ngay trong chính cơ thể bạn.
Để hiểu tỷ lệ vàng, hãy đi từ điều căn bản nhất. Kẻ một đường thẳng và chia nó thành hai phần. Nếu tuân theo tỷ lệ vàng, nó sẽ giống như hình dưới, trong đó A là cạnh dài (1,618) và B là cạnh ngắn (1).
Nơi dễ nhận thấy điều này nhất trên cơ thể bạn là với cánh tay. Nhiều bộ phận khác cũng tuân theo tỷ lệ này, và sở dĩ các nghiên cứu về người đàn ông hay phụ nữ có khuôn mặt tỉ lệ vàng,... cùng đều từ đây mà ra.
Dãy Fibonacci
Vào năm 1200, nhà toán học Leonardo Fibonacci đã khám phá ra thứ được gọi là dãy Fibonacci, đưa tỷ lệ vàng lên một tầm cao mới và khởi nguồn cho vô vàn công trình nghệ thuật sau này.
Ông bắt đầu với số 0 và 1, cộng chúng lại với nhau để được 1. Tiếp đó, ông tiếp tục lấy hai đáp án trước đó rồi cộng lại để tạo thành chuỗi số bên dưới.
Trông khá vô tri phải không, nhưng vẻ đẹp của nó nằm ở chỗ khi bạn lấy hai tổng bất kỳ cạnh nhau và chia số lớn hơn cho số nhỏ hơn, kết quả nhận được sẽ ra một con số rất gần với tỷ lệ vàng.
Hình dưới đây mô tả chi tiết đường xoắn ốc Fibonacci với các đường chính 1:1,618. Khả năng cao là bạn đã nhìn thấy nó đâu đó rồi. Sơ đồ xoắn ốc này là một trong những quy luật được các nhiếp ảnh gia tuân thủ nghiêm ngặt để cho ra đời những bức ảnh với “tỷ lệ vàng”.
Dạo qua một vòng các bức ảnh từ những nhiếp ảnh gia nổi tiếng và bạn sẽ thấy họ áp dụng quy luật này khá thường xuyên. Các bức chân dung phong cảnh của Ansel Adams là một ví dụ tiêu biểu.
Henri Cartier-Bresson, “cha đẻ” của nhiếp ảnh đường phố, người đã đặt tên cho khái niệm “khoảnh khắc quyết định” mà tôi từng phân tích trong bài viết trước đây, đã sử dụng tỷ lệ này trong chính bức chân dung ông tự chụp mình dưới đây.
Chúng ta hãy cùng xem qua một vài sáng tác khác của Bresson có áp dụng tỷ lệ vàng:
Luca Pacioli và The Golden Ratio
Đâu đó giữa thế kỷ 15 và 16, một tu sĩ người Ý tên Luca Pacioli đã nghĩ ra một quy tắc chung cho việc sáng tác: ông tuyên bố rằng một bức tranh sẽ trở nên chân thực nhất khi bố cục được sắp xếp theo các quy tắc toán học. Tỷ lệ vàng là kẻ được chọn cho việc này.
Trước khi nhiếp ảnh ra đời, có vẻ như các họa sĩ đã sử dụng nó khá thường xuyên. Dưới đây là hai bức họa nổi tiếng khi ta chiếu xoắn ốc Fibonacci lên chúng:
Áp dụng Tỷ lệ vàng ra sao?
Tỷ lệ vàng, xoắn ốc Fibonacci hay còn được gọi là quy tắc hình xoắn ốc. Quy tắc này giúp mắt người xem tập trung vào tâm xoắn ốc – cũng là vị trí của nội dung, nhân vật chính mà nhiếp ảnh gia muốn thể hiện.
Tỷ lệ vàng hoạt động tốt trong phần lớn trường hợp, nhưng ắt hẳn có những ngoại lệ. Mục đích của xoắn ốc Fibonacci là để giúp bạn tìm luồng trực quan qua hình ảnh, hay trọng tâm bức ảnh.
Để áp dụng quy tắc này, cách đơn giản nhất là sắp xếp bố cục bức ảnh theo một hình số 9 và đặt nhân vật chính vào phần góc trên cùng của số 9 đó. Nói cách khác, bạn cần đặt chủ thể bức ảnh vào đúng tâm xoắn ốc, là nơi mà trường lực của mắt mạnh nhất.
Bạn muốn học thêm về nhiếp ảnh?
#1. Khoảnh Khắc Quyết Định Trong Nhiếp Ảnh: Nghệ thuật “Đóng Băng Cái Vĩnh Cửu Trong Chốc Lát” – Tìm hiểu một trong những kỹ thuật nhiếp ảnh thượng hạng nhất và cách để bạn chinh phục nó.
#2. 4 Nguyên Tắc Vàng Giúp Bạn Có Những Bức Ảnh Đẹp Từ Smartphone – Vừa tối ưu ngân sách không cần thiết cho máy ảnh, vừa có được những bức ảnh đẹp với chiếc điện thoại thông minh, là điều mà hầu như ai cũng mong muốn có được. Lưu lại ngay và thực hành bạn nhé.
#3. 15 Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Nhiếp ảnh gia Việt Thanh, người từng đạt Giải Nhất ảnh báo chí Châu Á đã “gói ghém” trải nghiệm hơn 30 năm cầm máy của mình thành một hệ thống các bài giảng chụp ảnh hữu ích, trực quan.