Khi nghe âm thanh phát ra từ chiếc radio, chúng ta đã từng có mong ước một ngày nào đó được trở thành phát thanh viên, MC dẫn chương trình.

Khi xem được những video diễn thuyết của các Tổng thống, tỷ phú, doanh nhân, chúng ta đã tràn đầy sự ngưỡng mộ và ước rằng sẽ có được sự tự tin và phong thái như vậy. 

Thế thì bạn có biết điều gì khiến bạn ấn tượng với những chương trình radio, những video diễn thuyết như vậy không? Đó chính là nội dung và giọng nói, đặc biệt là giọng nói - phương tiện truyền tải thông tin, thông điệp đến người nghe. 

Vậy, thế nào là giọng nói hay?

Giọng nói hay là giọng nói khiến người khác bị cuốn hút. Giọng nói hay cần sự tổng hòa của 4 yếu tố Phát âm - Âm lượng - Tốc độ - Truyền cảm.

Giọng nói hay phải có âm lượng vừa đủ

Âm lượng là độ lớn của âm, là cảm nhận của mỗi người về cường độ âm thanh vọng đến tai.. Âm lượng có cao, có thấp, và giọng nói hay cần tạo ra âm lượng vừa đủ với số đông mọi người.

Bạn có thể dễ dàng thấy được, trên các thiết bị điện tử như tai nghe, máy tính, điện thoại đều có nút điều chỉnh âm lượng. Người dùng muốn nghe ở mức độ nào có thể tự điều chỉnh. Thậm chí, cài đặt của điện thoại thông minh khi sử dụng tai nghe còn cho chúng ta cảnh báo nếu âm lượng bạn chọn không tốt cho sức khỏe của tai.

Thế nhưng, đứng trước mặt người khác, chúng ta giao tiếp bằng giọng nói với âm lượng phát trực tiếp. Chúng ta phải làm sao? 

Thứ nhất, luyện tập điều chỉnh âm lượng giọng nói.

Để việc luyện tập đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý:

- Dành 15 - 30 phút mỗi ngày để luyện nói và ghi âm lại đoạn nói đó.

- Nghe lại đoạn ghi âm và xác nhận âm lượng của bản thân. Bạn có thể tăng âm lượng trên điện thoại và dần kéo giãn khoảng cách với thiết bị để biết âm lượng vang đến đâu.

- Bạn nên thu nhiều mẫu âm lượng để có được sự lựa chọn tốt nhất. 

Người đàn ông trẻ tuổi hài hước hét lên trong cái loa

Thứ hai, chú ý đến cảm nhận của những người xung quanh

Bên cạnh tập âm lượng thuyết trình, bạn nên tập âm lượng với những đối tượng khác nhau và những khoảng cách khác nhau, nhìn nhận nét mặt của người thân yêu, đồng nghiệp, bạn bè. 

Sau khi điều chỉnh và cảm thấy hài lòng, hãy bước tới thực hành. Bạn có thể nhờ bạn bè lắng nghe những bài nói của mình và cho nhận xét. Bạn nên mạnh dạn thuyết trình và hỏi lại cảm nhận của những người nghe. 

Người bằng phẳng vẽ tay nói chuyện

Giọng nói hay phải có tốc độ phù hợp 

Điều tối kỵ trong mọi cuộc giao tiếp là nói quá nhanh khiến cho người khác không nghe được gì. Dù người đối diện của bạn là ai, hãy đảm bảo tốc độ nói của bạn họ nghe xong mà không cảm thấy bị lỡ mất thông tin. 

Một, lưu ý số lượng từ trung bình

Trong vòng một phút, số lượng từ bạn nên nói là 120 - 160 từ. Có rất nhiều trường hợp không theo kịp tốc độ trung bình này khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.

Ví dụ:

Trong một cuộc phỏng vấn, khi trả lời câu hỏi, do thiếu bình tĩnh, bạn bị lắp bắp. Các từ bị kéo dài, thêm “à”, “ừ” làm loãng nội dung bạn định nói, gây mất thiện cảm, xa rời trọng tâm. 

Hay trong cuộc họp, bạn không ổn định được tốc độ, do thói quen hoặc do căng thẳng mà nói tốc độ nhanh. Lúc này, bạn đang không quan tâm khán giả có nghe thấy không, không cho họ cơ hội tương tác. Thông điệp bạn muốn nói cũng bị trôi tuột vì không ai kịp nghe. 

Hai, không coi nhẹ tốc độ nói và việc luyện tập

Có nhiều người cho rằng “Ồ, chẳng sao hết”, nhưng cái chằng sao chỉ tồn tại ở thời điểm đó. Ở những thời điểm khác, sự coi nhẹ giọng nói có thể khiến bạn mất đi cơ hội việc làm tốt, ký hợp đồng mới,...

Để cải thiện, bạn có thể tham khảo cách sau:

- Lựa chọn một đoạn văn 200 từ (báo cáo, truyện,... thể loại mà bạn yêu thích)

- Đứng trước gương nói và thu âm

- Nghe và xem lại khoảng thời gian bạn dùng để đọc xong đoạn văn đó

Giọng nói hay bắt buộc phát âm rõ ràng

Bạn có uyển chuyển, hàm súc tới đâu mà nói chữ được chữ mất thì sẽ không có tác dụng nào cả. Để hình dung điều này, hãy đặt bản thân vào một người nghe. Có một đối tác muốn thuyết phục bạn lựa chọn sản phẩm của họ. Đối tác này có chất giọng thanh thoát, nhẹ nhàng, thế nhưng khi phát âm các từ bị dính vào nhau. Đôi khi đối tác còn bị lẫn sang từ địa phương, thử hỏi bạn có thấy thoải mái không?

Giờ thì hãy đảo lại vị trí và đặt mình ở vai trò người nói. Chắc chắn rằng chẳng ai muốn người lắng nghe mình cảm thấy khó chịu khi không nhận được thông tin đầy đủ. Diễn viên dù ngoại hình đẹp đến mấy, nhưng đài từ không rõ ràng, gây khó nghe với người xem thì chính là một thất bại. MC tự tin đến đâu mà phát âm không đúng, không rõ, thì cũng chính là một thất bại. 

Những người làm báo sẵn sàng phỏng vấn

Chúng ta cũng không nên lấy những thiếu sót như bị ngọng, giọng địa phương, lưỡi ngắn,... ra làm lý do mình nói không hay. Vì đó là những khuyết thiếu có thể chỉnh sửa và thay đổi, và sự sửa đổi sẽ có ích với hoạt động học tập, sự nghiệp của bạn. 

Gợi ý: Phương pháp luyện phát âm chuẩn, chỉnh sửa giọng địa phương

Giọng nói hay là giọng nói truyền cảm

Thế nào là giọng nói truyền cảm và làm sao để đạt được sự truyền cảm đó?

Giọng nói truyền cảm là giọng nói đi ra từ trong nội tâm, cảm xúc để chạm tới trái tim của người nghe. Vì thế, những âm thanh mà chúng ta phát ra phải là những thổn thức trong tâm hồn, có bay bổng có trầm lắng, có da diết có vui tươi. 

Nếu văn chương, hội họa là sự cảm từ thị giác tới tâm hồn thì giọng nói là sự cảm từ thính giác tới trái tim. Có câu nói khá hay, âm thanh truyền qua tai trái sẽ được ghi dấu mãi mãi vì tai trái gần với trái tim. 

Để có được chất giọng truyền cảm, bạn cần:

- Học cách nhấn nhá, tránh ngay cách nói thẳng tuột đều đều. Tâm lý chung của người nghe là thích có sự tác động mới mẻ, vì thế, mỗi từ bạn nhấn sẽ khiến họ chú ý hơn, quan tâm hơn vào câu chuyện. Hoặc bạn có thể tham khảo chương trình luyện giọng nói cùng NSƯT Hà Phương - người thầy của nhiều thế hệ MC, phát thanh viên, diễn viên. 

- Thấu hiểu: thấu hiểu người nghe, thấu hiểu nội dung văn bản, thấu hiểu điều mình muốn truyền đạt,... Đừng gạt cảm xúc qua một bên, hãy đặt trải nghiệm của bạn vào trong đó. 

- Đọc: Đọc nhiều, hiểu nhiều giúp bạn chủ động về vốn từ, dễ dàng làm chủ mọi cuộc giao tiếp. 

Dia del periodista vẽ tay minh họa phẳng

Mỗi người có chất giọng riêng và mang nét đặc trưng của nơi được sinh ra. Tuy nhiên, đừng vì chất giọng không hay, phát âm chưa chuẩn mà tự ti. Đó là những thứ chúng ta có thể thay đổi nếu biết cách luyện tập và chăm chỉ luyện tập hàng ngày.