• 6 Mẹo Để Cải Thiện Giọng Nói Trước Đám Đông Của Bạn

    Khi hầu hết mọi người nghĩ về cách cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, họ thường bỏ qua một trong những công cụ quan trọng nhất của họ: giọng nói.

    Bạn có thể học cách sử dụng giọng nói của mình, giống như chơi một nhạc cụ, để tăng sức mạnh và sức thuyết phục của bạn trong bất kỳ cuộc trò chuyện hoặc bài phát biểu nào.

  • 8 Cách Khiến Giọng Nói Của Bạn Hấp Dẫn Người Nghe Hơn

    Hầu hết mọi người không thích âm thanh giọng nói của họ, nhưng cách duy nhất để cải thiện giọng nói của bạn là ghi âm lại. Vì vậy, hãy lấy thiết bị ghi âm ra và thực hành các mẹo sau.

  • SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CẢM XÚC ĐẾN GIỌNG NÓI

    ÂM THANH TỪ TRÁI TIM: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CẢM XÚC ĐẾN GIỌNG NÓI

    Biểu đạt và trải nghiệm cảm xúc có mối quan hệ gắn kết với nhau, là đề tài luôn được quan tâm bởi những nhà tâm lý học. Bạn có thể hình dung mối quan hệ đó như thế này: khi bạn buồn, trái tim của bạn nhói đau, tâm trí của bạn rối bời thì gương mặt của bạn cũng sẽ trở nên ủ rũ, giọng nói của bạn hạ thấp và người khác hoàn toàn nghe ra được bạn đang không vui. Trong trường hợp ngược lại cũng vậy, nếu bạn đang hạnh phúc, cả người bạn đều bừng sáng và giọng bạn sẽ tự nhiên nâng cao hơn, tràn đầy sự vui vẻ. 

    Vì thế, khi người khác cố gắng khuyên bạn phải kiềm chế cảm xúc, tức là họ đang muốn bạn điều chỉnh lại biểu cảm của gương mặt và các yếu tố giọng nói để đạt tới trạng thái cân bằng. Hiển nhiên, sự bình tĩnh này chỉ nên tồn tại ở nơi đông người, khi cần tranh luận công bằng, vì che giấu cảm xúc là việc không hề tốt.

    Tóm lại thì, cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến giọng nói như thế nào? Cùng WeStudy tìm hiểu điều này nhé!!

  • Danh Ngôn Trị Ngôn: 4 Phương Châm Giao Tiếp Từ Bậc Hiền Nhân Xưa

    Danh Ngôn Trị Ngôn: 4 Phương Châm Giao Tiếp Từ Bậc Hiền Nhân Xưa

    Ngôn luận của người xưa không phải lúc nào cũng đúng. Giả như người xưa coi việc không sinh được con cái là một trong số những tội bất hiếu. Giả như người xưa cho nam giới cái quyền tam thê tứ thiếp, ép buộc người phụ nữ phải sống như một hạng tiểu nhân thấp cổ bé họng, không có quyền định đoạt cuộc đời. Thế là họ đâu được tự do bày tỏ nguyện vọng cá nhân, có đâu được “cãi” lấy cái lý cho mình. Giả như xã hội bị phân tầng, con người bình dân cũng có năm bảy loại, nhưng cao nhất là vua chúa, rồi đến quý tộc, quan lại. Càng phân tầng, cái luật giao tiếp càng khắt khe, lỡ sảy phạm húy hoặc lỡ nói câu phật lòng những kẻ chuyên chế, là tính mạng liền treo ngoài sân rồng hoặc ngoài pháp trường. Nhưng sở dĩ các bậc phát ngôn ấy được gọi là thánh hiền, là bởi ngoài những tư tưởng chuyên quyền mà họ gieo rắc, họ vẫn là đại diện cho sự thấu đạt, vì trong các vấn đề xã hội, họ đã khai thác sâu xa cái cốt lõi có giá trị lưu truyền. Đạo lý cây cao đón gió, thẳng quá dễ gãy chưa bao giờ là sai, vì thế mà người ta sinh ra cái khéo miệng trong giao tiếp. Khéo miệng không phải là khéo nịnh, nịnh nọt chỉ là tâng bốc bằng giả ngôn. Nghệ thuật cho sự khéo ấy, từ ngày xưa các bậc thánh nhân hiền triết đã để lại những câu danh ngôn rất rõ ràng. Lấy ngôn trị ngôn, WeStudy sẽ giới thiệu với bạn 9 phương châm quan trọng để nắm bắt tốt nghệ thuật giao tiếp. Cùng ghi lại nhé!

  • Làm Quen Với Diễn Xuất Bằng Giọng Nói: Hướng Dẫn Từng Bước

    Lồng tiếng có thể giống như một công việc mơ ước. Nhưng trước khi từ bỏ sự nghiệp của mình để sống sau chiếc mic, bạn nên tìm hiểu một chút về ngành này trông như thế nào và những cách tốt nhất để trở thành một diễn viên lồng tiếng thành công.

  • Làm Thế Nào Để Nâng Cao Sức Khỏe Giọng Nói?

    Sức khỏe giọng nói là trạng thái tổng thể của cơ họng và các cơ quan liên quan, bao gồm cả dây thanh âm, màng nhĩ, các cơ và cấu trúc khác trong hệ thống giọng nói. Nó liên quan đến khả năng sử dụng giọng nói một cách hiệu quả, linh hoạt và không gây tổn hại cho sức khỏe cơ họng.

    Một sức khỏe giọng nói tốt đồng nghĩa với việc cơ họng và dây thanh âm không bị viêm nhiễm, tổn thương hoặc mệt mỏi. Nó cũng ám chỉ rằng giọng nói được phát ra rõ ràng, có chất lượng âm thanh tốt, phát âm chính xác và điều chỉnh được giọng điệu phù hợp.

    Ngoài ra, việc học cách sử dụng giọng nói một cách chính xác, sáng tạo và không gây căng thẳng cũng là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe giọng nói. Kỹ thuật nói, ngữ điệu, tốc độ và cách diễn đạt cảm xúc qua giọng nói đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe giọng nói.

    Chà, nói chung chung thế thì biết đằng nào mà áp dụng, phải chứ? Đừng lo, 5 mẹo tôi đưa ra dưới đây sẽ chỉ rõ cách thức để bạn thực hành và nâng cao sức khỏe giọng nói của bản thân. 

    Cùng khám phá thôi! 

  • LẮNG NGHE THẤU CẢM: ĐỨNG VỀ PHÍA CẢM XÚC

    Lắng Nghe Thấu Cảm: Đứng Về Phía Cảm Xúc

    Thính giác là một trong năm giác quan của con người. Nhưng lắng nghe là nghệ thuật(Frank Tyger). Điều quan trọng trong việc tạo ra những mối quan hệ đúng nghĩa và bền vững chính là biết lắng nghe. Khi chúng ta chấp nhận lắng nghe người khác, tức là chúng ta đang cho họ cơ hội thể hiện bản thân và mở lòng để họ bước vào, ngược lại chúng ta cũng mong chờ điều đó ở họ. 

    Thế nhưng, liệu lắng nghe là chỉ ngồi lại và nghe thôi sao? Lắng nghe cần có nghệ thuật để nó trở thành sự lắng nghe có ý nghĩa - lắng nghe thấu cảm. 

  • Muốn Trở Thành Một Nhà Lãnh Đạo? Hãy Thử Thay Đổi Giọng Nói Của Bạn

    “Mục tiêu của bất kỳ hoạt động giao tiếp nào, đặc biệt trong kinh doanh, là kiểm soát cách người khác cảm nhận về bạn khi bạn nói.”

    Bạn chỉ có vài giây để bắt đầu nói trước khi mọi người bắt đầu đưa ra những đánh giá về bạn. Đối với các nhà lãnh đạo, điều bắt buộc là phải có giọng nói mà mọi người muốn lắng nghe, tiếng nói khơi dậy niềm tin và tiếng nói có thể thúc đẩy mọi người hành động. Học cách kiểm soát cao độ, tốc độ, âm sắc, âm lượng và giai điệu của giọng nói có thể giúp một nhà lãnh đạo GIỎI trở thành một nhà lãnh đạo TÀI BA.

  • PHƯƠNG PHÁP GIÚP NGƯỜI HƯỚNG NỘI LÀM CHỦ MỌI CUỘC GIAO TIẾP

    Phương Pháp Giúp Người Hướng Nội Làm Chủ Mọi Cuộc Giao Tiếp

    “Mình đã cố gắng để kết nối với mọi người nhưng không thành công…”

    “Mình cũng muốn trò chuyện nhưng lại không biết nên chen vào lúc nào vì mọi người nói vui quá…”

    Tình cảnh này, bất cứ ai cũng đều có thể gặp phải, đặc biệt là nhóm người hướng nội - những người có xu hướng rụt rè và ngại ngùng hơn, và vì họ không dễ dàng tiếp cận người khác. Những lần như thế, rất nhiều người hướng nội cảm thấy bản thân không cách nào hòa nhập, một phần cũng lo ngại chính mình làm hỏng bầu không khí hoặc bị lạc lõng trong đó. 

    Nhưng trong thâm tâm, người hướng nội vẫn khao khát được giao tiếp, ngưỡng mộ những cuộc giao tiếp vui vẻ. Hãy cùng WeStudy đưa ra những phương pháp tốt nhất giúp người hướng nội nhé!

  • GIỌNG NÓI HAY Ở TỐC ĐỘ, ÂM LƯỢNG, BIỂU CẢM

    Thế Nào Là Giọng Nói Hay?

    Khi nghe âm thanh phát ra từ chiếc radio, chúng ta đã từng có mong ước một ngày nào đó được trở thành phát thanh viên, MC dẫn chương trình.

    Khi xem được những video diễn thuyết của các Tổng thống, tỷ phú, doanh nhân, chúng ta đã tràn đầy sự ngưỡng mộ và ước rằng sẽ có được sự tự tin và phong thái như vậy. 

    Thế thì bạn có biết điều gì khiến bạn ấn tượng với những chương trình radio, những video diễn thuyết như vậy không? Đó chính là nội dung và giọng nói, đặc biệt là giọng nói - phương tiện truyền tải thông tin, thông điệp đến người nghe. 

    Vậy, thế nào là giọng nói hay?

    Giọng nói hay là giọng nói khiến người khác bị cuốn hút. Giọng nói hay cần sự tổng hòa của 4 yếu tố Phát âm - Âm lượng - Tốc độ - Truyền cảm.

  • Đừng Đánh Giá Thấp Sức Mạnh Từ Giọng Nói Của Bạn

    Hãy nghĩ về một người dường như luôn chỉ huy căn phòng trong các cuộc họp, thuyết trình hoặc thậm chí là các cuộc trò chuyện. Điều gì khiến ý tưởng của họ được lắng nghe và đánh giá cao? Có thể đó chỉ là nụ cười hoặc ánh mắt của họ. Các nghiên cứu đã cho thấy giọng nói tác động rất lớn đến ấn tượng của chúng ta.

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất