Làm thế nào để có thể vẽ đẹp? Vẽ đẹp là một phạm vi không có sự cố định về khái niệm, đặc điểm, yêu cầu. Một bức vẽ đẹp có thể là một bức họa đồ, thể hiện kỹ thuật phối hợp các đường nét, mảng màu xuất sắc. Nhưng một bức vẽ đẹp cũng có thể chỉ đơn giản là một mảng màu, hay rực rỡ ánh sáng của mặt trời, sự tươi đẹp của những đóa hoa, và những màn hình tự nhiên, không ai nhắc đến thuật thuật của chúng ta có sự tuyệt vời hay không. . Thế nhưng, dù là cái kỹ thuật hay cái tình, cũng đều quan trọng cả. 

Cùng WeStudy tìm hiểu ngay những bí quyết để vẽ thật đẹp nhé!

Bí quyết số 1: Vẽ như một nhóm trẻ

Trước hết, cứ nghĩ mình chưa hiểu gì về những cách định nghĩa vẽ đẹp. Hãy cứ nghĩ, bên trong mình lúc này, chỉ có ngọn lửa của tình yêu và đam mê với hội họa mà thôi. 

Từ đó, để ngọn lửa lan dần, chảy ra trên cây và chúng ta vẽ như một đứa trẻ. 

Thế nào là vẽ như một đứa trẻ? 

Vẽ như một đứa trẻ là chăm chú và quên hết thời giờ

Điều này nhắc nhở chúng ta nhớ rằng, khi chúng ta vẽ, chúng ta cần dồn hết sức cho nó. Giống như lúc các nhà văn, nhà thơ sáng tác, họ có thể ngồi hàng giờ, nhiều ngày bên cây bút và tập giấy để viết hết những ý tưởng bên trong mình ra, rồi sắp xếp thành một tác phẩm hoàn chỉnh.

Cô gái hỏi hội chứng khoán mặc định tạp chí màu vẽ trên giá vẽ

Hội họa cũng cần được đối xử như vậy, cần nâng niu từng nét vẽ trong mọi khoảnh khắc thời gian, chăm chú vào bức vẽ như cách trẻ con mê mẩn những hộp sáp màu. 

Vẽ như một đứa trẻ là thỏa sức sáng tạo

Trẻ con vẽ thường không nghĩ nhiều. 

Gia đình nhỏ có ông bà, có ba có mẹ, có em thú cưng yêu dấu thì hết thảy đều sẽ xuất hiện trên tranh của trẻ con. Những thú cưng, vật nuôi được chúng biến thành người bạn có tên thú vị. 

Đặc biệt, trẻ con dùng hội họa để bày tỏ cảm xúc, để nói lên ước mơ. Vì thế, những bức tranh của chúng đôi khi siêu thực, nhưng cũng là những bức tranh tự do. 

Để vẽ đẹp, hãy giống như những đứa trẻ ấy, cầm bút là sáng tạo và sáng tạo không ngừng. 

Vẽ như một đứa trẻ là vẽ nguệch ngoạc

“Nguệch ngoạc” ở đây không phải là vẽ cẩu thả, mà là vẽ nhanh, vẽ ký họa. 

Hình ảnh thực tế như thế nào, trẻ con sẽ nhanh chóng đưa vào trong bức tranh mà không hề có sự phác họa đường nét, xây dựng khung hình, tỷ lệ chuẩn. 

Một trang trẻ sáng tạo, thích thú đứng sau giá vẽ, làm việc trên bức tranh mới của mình.  l

Chúng ta có thể học cái “nguệch ngoạc” đó của những em bé nhỏ. Khi thấy một điều gì đó ấn tượng, hãy nhanh chóng phác thảo trong cuốn sổ với bất kỳ cây bút nào trong tay. Bức phác thảo ấy không có kỹ thuật, không có hệ quy chiếu tỷ lệ thuận nhưng nó có thể coi là một kiểu tranh ghi nhanh (tranh sketch) thể hiện chân thực nhất nội tâm của bạn lúc đó. 

Gợi ý: Ứng dụng Sketch từ hội họa tới đời sống hàng ngày

Bí quyết số 2: Luôn luôn tìm cảm hứng

Nghệ thuật bắt nguồn từ những xao động của cuộc đời lớn, được những người nghệ sĩ góp nhặt và lần nữa đến với cuộc đời ở khoảnh khắc khác. 

Cảm hứng ở đâu? Cảm hứng ở ngay trong chính cuộc đời này!!

Là khi bước chân ra phố, nghe tiếng hàng rong cũng đủ liên tưởng về một bức tranh dáng người phụ nữ gầy gò đẩy chiếc xe nặng trĩu hoa trái. 

Là khi lướt ngang qua thư viện cổ kính, cũng đủ liên tưởng về câu chuyện ly biệt của người lính sinh viên với cô thiếu nữ ngày thanh niên Hà Nội xung phong đánh Mỹ. 

Cảm hứng luôn tràn trề trong cuộc sống và chính cuộc sống đã là tấm gương phản chiếu cho hội họa ghi chép lại. Chính cảnh đấy, người đấy hiện ra y nguyên trên trang giấy, và thứ người họa sĩ cần rót vào là cảm xúc, kỹ thuật phác thảo, kỹ thuật hòa màu,...

Cảm hứng bị đi lạc thì phải làm sao?

Chuyện đánh mất cảm hứng là vô cùng bình thường, đến những người làm việc văn phòng cũng có ngày chán chường uể oải thì người họa sĩ cũng sẽ có lúc rối bời hoặc trống rỗng, không tìm thấy mạch cảm xúc để bắt đầu với những bức tranh mới. 

Nguyên nhân có thể là do dư âm của bức tranh trước để lại, cũng có thể là vì linh hồn nghệ sĩ bị phiêu du vô định, chưa tìm được nguồn để bắt mạch đam mê chảy vào.

Studio nghệ thuật trống không có ai trong đó đã sẵn sàng cho buổi học vẽ tranh trong studio nghệ thuật.  vẽ hiện đại với bình hoa trên ghế dùng cho trí tưởng tượng, các công cụ thảo luận chuyên nghiệp trên bàn.  khái niệm về sự sáng tạo

Những lúc ấy, đừng cố gắng vẽ. Hãy dừng cọ và cho bản thân tĩnh tâm với thiền, với một chuyến đi thư giãn hoặc thả trôi bản thân những ngày suy nghĩ. Chúng ta sẽ chẳng thể hỏi ai giải pháp vì cảm hứng là thứ xuất phát từ trái tim.

Bí quyết số 3: Luyện tập hội họa mỗi ngày

Cha ông ta đã dạy “Cần cù bù thông minh”. Dựa trên ý này, cần cù cũng có thể bù cho năng khiếu. Bất cứ ai khi lựa chọn ngành nghề mà mình yêu thích, dù có năng khiếu hay không, luyện tập vẫn là yêu cầu cần thiết để có thể làm tốt nhất công việc của mình. 

Dù bạn có hoa tay, có tài năng bẩm sinh, bạn sẽ chỉ thành công khi bạn thực sự chăm chỉ. Người có muôn vạn người, hình có muôn vạn hình nên không có quy chuẩn khuôn mẫu nào cho sự nỗ lực cả. 

Vì thế, luyện tập hội họa là điều kiện quan trọng để vẽ đẹp. 

Khi luyện tập, cần chú ý:

- Luyện tập từ cơ bản tới nâng cao: Không vội vàng vẽ ngay những bức hình chi tiết cầu kỳ. Sự gấp gáp trong luyện tập không khiến chúng ta vẽ tốt hơn, mà chỉ khiến chúng ta cẩu thả, không vững vàng về cơ bản.

- Không luyện tập một mình: Nếu chúng ta không đưa những bức tranh ra ngoài, sự nhận xét của chúng ta sẽ trở nên chủ quan. Những góp ý của người khác về tranh của bạn là điều tối cần để bạn có thể tiến bộ. 

Tốt hơn hết, bạn hãy tìm một người dẫn dắt, chỉ dạy cho bạn ngay từ khi bắt đầu. Hoặc bạn có thể thực hiện một cuốn nhật ký những ngày học vẽ và công khai trên trang cá nhân, page riêng và trong các group hội họa để đón nhận phản hồi. 

Các phản hồi đó, dù là gì đi chăng nữa, chúng ta cũng đều nên đọc hết và tiến hành lọc để đón nhận những góp ý tốt. Nhưng cũng đừng vì những góp ý đó mà thay đổi tất cả phong cách của chính mình. 

Nghệ thuật hội họa vốn là sự thể hiện cá tính, mà kỹ thuật là phương tiện để biểu hiện.

Gợi ý: Những bước luyện tập để vẽ đẹp khi không có hoa tay

Vẽ đẹp là cả một quá trình học hỏi và luyện tập. Nếu bạn muốn vẽ đẹp, bạn hãy nắm bắt những bí quyết này và xây dựng kế hoạch phát triển tài nguyên của bản thân. Chúc bạn thành công với ước mơ của mình!