“Giọng cậu hát nghe kỳ quá, cậu không hát được đâu”.

“Vẽ vời cái gì, người ta có năng khiếu mới theo được”.

“Nghệ thuật gì chứ, khó lắm!!”. Và thế là mọi chuyện có vẻ như được kết thúc sau lời cảm thán ấy. Trong trái tim mỗi người, nghệ thuật là sự cứu rỗi nhưng chính vì cứu rỗi nên người  ta đặt nó ở một vị trí quá cao, cho rằng ít ai có thể với tới được. Hiển nhiên, nghệ thuật là sự cao cả, vì nó có thể chứa đựng bầu nhiệt huyết của một thời đại, là tiếng than khóc cho mấy kiếp người, là chứng minh cho dấu tích lịch sử. Nhưng người ta quên mất rằng, nghệ thuật đến từ con người, lấy chất liệu cuộc đời và tạo nên từ những bộ màu giống nhau. Có người vẽ tranh từ cát đá, có người cất tiếng hát giữa đồng xanh. Nghệ thuật, bên cạnh sự cao cả, còn chính là những điều nhỏ bé đâm chồi giữa cuộc đời, gần gũigụi với bất kỳ ai. 

Vì thế, nghệ thuật không thể bị quyết định bởi năng khiếu, càng không vì không có năng khiếu mà ngừng bứt phá. Hãy cùng WeStudy tìm kiếm chìa khóa bứt phá giới hạn nghệ thuật nhé!

“Điểm mù năng khiếu” - mở khóa bản thân từ những điều không có

Năng khiếu có thể ví với sự nhạy cảm với một điều gì đó kể từ khi sinh ra hoặc hình thành sớm trong quá trình nhận thức thế giới. 

Có người nhạy cảm với những con số, nên họ chọn sống trong thế giới của những phép toán. 

Có người nhạy cảm với âm thanh, nên họ bay bổng trong từng nốt nhạc và đặt tay lên phím đàn cũng tự thấy giai điệu vang ra. 

Có người nhạy cảm với màu sắc, có thể phối ra những sắc màu rực rỡ cho những điều bản thân ghi nhớ được. 

Những người như vậy, đều sớm được phát hiện, sớm bộc lộ tài năng và được luyện tập để trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực mà họ có năng khiếu. 

Ngược lại, phần đông của thế giới, những người nghĩ rằng bản thân không có năng khiếu, chọn từ bỏ khi chưa bắt đầu. Vì thế, để tìm thấy sự bứt phá trong nghệ thuật, điều đầu tiên cần phải làm là loại bỏ tư duy “điểm mù năng khiếu”.

Bạn không nhạy cảm với âm thanh, không dễ dàng sáng tác ra một giai điệu không có nghĩa là bạn không bao giờ viết nhạc hay cất lời ca thật tuyệt vời. 

Bạn không thể nhanh chóng vẽ lại thế giới thật đẹp như cách mọi người đánh giá, nhưng không có nghĩa là bạn không thể học thành công điều đó. 

Người phụ nữ góc cao với các yếu tố hội họa

Nghệ thuật hàm chứa trong mình những bộ môn, và bạn hoàn toàn có thể theo đuổi bộ môn đó bất cứ khi nào bạn muốn. Trong cuốn sách Outliers của Malcome Galdwell, mỗi người cần khoảng 10.000 giờ học hỏi để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó với sự luyện tập có chủ đích. 

Nguyên tắc 10.000 giờ này cũng là một sự khẳng định, bạn hoàn toàn có thể chiếm lĩnh nghệ thuật khi bạn học, luyện, rèn đến độ tinh thông trong khoảng thời gian thích hợp. 

10.000 giờ bứt phá nghệ thuật 

Làm sao để bứt phá nghệ thuật thành công? Theo nguyên tắc 10.000 giờ, bạn cần dành ra 2 - 3 tiếng mỗi ngày để học, và duy trì thói quen trong suốt nhiều năm. Sự bứt phá của bạn sẽ giống như tằm phá kén. Khi mới bắt đầu học nghệ thuật, bạn chỉ là cái kén bình thường, rồi bạn dần trưởng thành, mỗi tháng mỗi mùa đi qua, bạn cựa quậy để thoát khỏi lớp vỏ bình thường ấy, cho đến khi xòe ra đôi cánh sắc màu, cho đến khi thực sự bay lượn tự do trên bầu trời, bạn đã thành công. 

Có người cho rằng, tôi theo đuổi nghệ thuật không phải để trở thành chuyên gia. Điều này là hoàn toàn đúng, và 10.000 giờ chỉ là cột mốc thời gian để bạn biết rằng bản thân cần kiên trì và không bao giờ từ bỏ. 

Để làm tốt điều đó, bạn cần chuẩn bị những yếu tố sau:

Điểm bứt phá 1: Bạn khao khát điều gì?

Trên hành trình tìm kiếm tự do nghệ thuật, bạn cần xây dựng một thước đo dành cho ước mơ và mục tiêu. 

Ước mơ nghệ thuật là cái đích xa nhất mà bạn muốn đạt tới.

Mục tiêu nghệ thuật là từng nấc thang thay đổi mà bạn đặt ra cho bản thân trong những khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, theo hạn mức tuần, bạn đặt ra cho bản thân mục tiêu học thành thạo các nét vẽ hình khối. Theo hạn mức tháng, bạn yêu cầu bản thân cao hơn, học vẽ chi tiết cầu kỳ như đôi mắt. 

Ước mơ là thứ để bạn soi rõ con đường, mục tiêu là bản đồ giúp bạn đi trên con đường ấy. 

Điểm bứt phá 2: Bạn cho phép bản thân tự do như thế nào?

Có rất nhiều người không vượt qua được định kiến trong quá trình theo đuổi nghệ thuật. Bên cạnh định kiến về năng khiếu, vẫn còn những định kiến khác về vấn đề việc làm, cơ hội phát triển, cơ hội làm giàu,... Đối với những gia đình khắt khe hơn, việc học năng khiếu vô cùng khó khăn.

Các công cụ thiết yếu dành cho nghệ sĩ.  cận cảnh bàn tay phụ nữ cầm bảng màu gỗ và cọ vẽ trên ống sơn mờ.

Một số người làm nghệ thuật cũng có cái nhìn hạn chế về những người không có năng khiếu, cho rằng, không có năng khiếu thì làm gì cũng khó khăn và không trọn vẹn.

Thế nhưng, như câu hỏi để bứt phá, giới hạn tự do của bạn nằm ở đâu thì bạn có thể đi xa được tới đó. 

Để bứt phá trong nghệ thuật, trước hết trái tim bạn phải là trái tim tự do. Ngay cả khi bạn không theo con đường nghệ thuật học thuật, bạn vẫn có thể đến với nghệ thuật bằng tất cả tình yêu, tự học với nó, tự luyện tập với nó mỗi ngày. 

Theo đuổi nghệ thuật không có nghĩa là bạn phải đi tới trường, hay chỉ dành cho các bạn nhỏ tuổi. Nghệ thuật không phân vai và bình đẳng với tất cả mọi người, vậy nên, nếu bạn đủ can đảm bỏ qua mọi rào cản, bạn sẽ bứt phá. 

Điểm bứt phá 3: Chấp nhận thất bại

Thiên tài chỉ có 1%, còn lại là sự cần cù chăm chỉ. Thế nhưng, thiếu đi 1% thiên tài đó, những bước đầu tiên đến với nghệ thuật không màu hồng như sự đẹp đẽ của lời ca hay những bức tranh. 

Góc nhìn cao của bức tranh vẽ tay con người trên giấy trắng với nét vẽ đầy màu sắc

Bạn phải chấp nhận một sự thật rằng bạn không thể đi vội vàng và cũng không ai đánh giá cao bạn cả. Vì thế, bạn cần có sẵn tâm thế chấp nhận thất bại như một điều hiển nhiên và coi đó là bài học kinh nghiệm cho những lần tạo ra sản phẩm nghệ thuật. 

Trong câu chuyện nhỏ về Rùa và Thỏ, Rùa bị coi là một thành viên thi chạy thất bại khi mới bắt đầu. Nhưng không vì thế mà nó từ bỏ, mà vẫn kiên trì, nỗ lực hoàn thành chặng đường, chiến thắng được Thỏ kiêu căng và ỷ vào thế mạnh chạy nhanh của bản thân. Chỉ cần bạn cần cù và chăm chỉ, bạn cũng có thể bước qua cái bóng thất bại để khẳng định sự thành công của mình với nghệ thuật. 

Điểm bứt phá 4: Áp lực để thành công

Bạn có thể thoải mái, có thể tự do, nhưng bạn không được từ bỏ áp lực, ngay cả khi bạn học nghệ thuật như một sở thích bổ sung. 

Áp lực giúp chúng ta thành công. Khi bạn theo đuổi nghệ thuật, chứng kiến những người tài giỏi hơn, những bạn trẻ nhiệt huyết và có những sản phẩm cá nhân nổi bật, sự ngưỡng mộ bạn dành cho họ cũng là áp lực để bạn tiến về phía trước. 

Hãy theo đuổi nghệ thuật bằng một ý nghĩa. Sự giải trí là điều hiển nhiên, nhưng sâu xa hơn, bạn cần coi sự theo đuổi nghệ thuật là thiên chức của mình. Sứ mệnh góp phần vào nghệ thuật của mỗi người là như nhau, vì thế, dù bạn có bắt đầu muộn hơn, hay bạn không có năng khiếu, bạn cũng cần hoàn thiện sứ mệnh ấy. 

Bứt phá trong nghệ thuật là để tạo thành một dấu ấn cá nhân, là tuyên ngôn nghệ thuật của một cá thể. Cứ dại khờ và cứ đam mê, cứ sống với tình yêu nghệ thuật, vì khi bạn bứt phá bản thân, nó cũng đã là một sự bứt phá tuyệt vời rồi.