Ngày còn bé xíu, khi nhận được hộp màu sáp từ ba mẹ, chắc hẳn ai cũng đều cảm thấy vui vẻ. Bởi vì, có cây bút màu trong tay, chúng ta sẽ vẽ được cả thế giới với ngàn sự vật, câu chuyện xảy ra ở xung quanh.

Những nét vẽ ngô nghê ngộ nghĩnh, không hề có bố cục, cũng không có đường nét chi tiết, tỉ mỉ, thế nhưng lại sống động và tràn đầy cảm hứng. Đó là một bản thể của Sketch - lối phác họa của những tâm hồn nghệ thuật. 

Sketch có mối quan hệ thế nào với Sketchnote và ứng dụng Sketchnote trong đời sống hiện tại như thế nào? Hãy cùng WeStudy tìm hiểu nhé !!

Sketch là gì?

“Sketch” là bản phác thảo thô, có thể dùng chì, bút máy, sáp màu hay bất cứ loại vật dụng nào có thể tiến hành phác họa. 

Điểm riêng của Sketch là không tập trung đặc tả quá kỹ lưỡng các chi tiết mà thiên về thể hiện ý tưởng, cảm nhận, góc nhìn, hình ảnh thu từ tầm mắt của bản thân người tạo ra nó. 

Vẽ phác thảo pad mock-up

Sketch có thể là của họa sĩ, của nghệ nhân thiết kế thời trang hoặc của các kỹ sư xây dựng. Nhiều người vẫn hay lầm tưởng Sketch chỉ dành cho hội họa, nhưng như thế là hiểu sai đi giá trị của Sketch. 

Sketch là một phần thuộc hội họa, mà hội họa dành cho cuộc đời nên Sketch cũng đi vào cuộc đời, trở thành phương thức tái hiện nhanh của những lĩnh vực khác nhau. 

Ý nghĩa của sketch

Trong hội họa có rất nhiều trường phái khác nhau, nhưng Sketch lại không nằm hẳn trong đó. Sketch giống như một sự đổ nền cho ý tưởng, xây ý tưởng từ những viên gạch đầu tiên nhưng để trở thành một tác phẩm đại diện cho cả một trường phái thì còn cả một loạt những chỉnh sửa, tô vẽ khác phía sau giai đoạn Sketch. Tuy nhiên, cũng có những bức Sketch trở thành tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng vì giá trị mà nó tạo ra, vượt xa ra khỏi cái khung nền ký họa. 

Vì thế, Sketch có những ý nghĩa rất quan trọng với với nghệ sĩ.

Đầu tiên, Sketch giúp lưu giữ ý tưởng

Khi những ý tưởng dạt dào tuôn ra từ trong suy nghĩ của chúng ta, chúng ta không thể ngay lập tức tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh. Vì lẽ đó, Sketch là phương pháp nhanh nhất để lưu lại ý tưởng, phục vụ cho sự phát triển chi tiết sau này. Bằng cách này, chúng ta sẽ không cần lo lắng việc bỏ lỡ những ý tưởng, quên mất hình dung ban đầu về tác phẩm. 

Thứ hai, Sketch giúp phát triển ý tưởng

Trong một số trường hợp, Sketch giống như một bản phác thảo mang tính chất ý kiến, đề xuất với người hợp tác. Nó sẽ đưa cho họ cái nhìn sơ bộ về tác phẩm, từ đó có cơ sở để tiến hành chỉnh sửa, thống nhất. 

Chúng ta có thể tạo ra các phiên bản Sketch khác nhau trước khi bắt tay vào thực hiện tác phẩm. Sketch đến khi hài lòng sẽ giúp cho quá trình thực hiện tác phẩm thuận lợi hơn, giảm bớt thời gian chỉnh sửa. 

Thứ ba, Sketch giúp bạn giao tiếp hình ảnh tốt hơn

Những người sáng tạo nội dung như đạo diễn hình ảnh, đạo diễn nghệ thuật, biên kịch,... thường sẽ có những bản brief nội dung thể hiện qua các hình ảnh phác thảo giúp đồng nghiệp và khách hàng cùng hiểu được ý tưởng. 

Ví dụ, để xây dựng một MV, trước tiên cần tạo ra một bản draft có cả chữ và hình, mô phỏng hóa những ý tưởng, giúp đạo diễn và ca sĩ dễ dàng trao đổi với nhau, tinh chỉnh chi tiết cho từng cảnh của MV từ không gian nghệ thuật đến cảnh diễn. 

Cách thức làm việc với bản Sketch giúp tất cả đều được thống nhất về ý kiến, rõ ràng về ý tưởng và hình dung kỹ lưỡng trước khi set-up cảnh và lên bảng timeline quay cho phù hợp. 

Sketch và mối liên hệ với sketchnote

Cùng có chữ “Sketch” nhưng Sketchnote có giống với Sketch không? 

Về bản chất, Sketchnote không khác Sketch nhưng thay vì thể hiện qua hình vẽ, bản vẽ như Sketch, chữ “note” ở Sketchnote đã biến nó trở thành một phương pháp ghi chép thông minh kết hợp hình và ảnh. 

Nguyên tắc của Sketchnote vẫn giữ nguyên như Sketch, là ghi nhanh, nét đơn giản. Phương pháp Sketchnote được gọi tên bởi nhà thiết kế Michael Rohde vào năm 2006, trở thành phương pháp yêu thích của rất nhiều người trên thế giới, từ học sinh sinh viên đến người đi làm. 

Hình tượng trưng ý tưởng kinh doanh

Ưu thế của Sketchnote là sử dụng các hình vẽ đơn giản để thay thế cho các đoạn chữ dài dòng, tập trung thể hiện các ý chính. Đôi khi, phương pháp này có hình thức khá giống với Mindmap, song nó vẫn ấn tượng hơn ở số lượng hình vẽ đa dạng. Có thể coi Sketchnote là hội họa căn bản vì nó sử dụng những nét vẽ đơn nguyên nhất, hoặc vẽ màu tự do như Pochade. 

Ngày nay, Sketchnote đã trở nên phổ biến, thậm chí nhiều người còn biến nó thành một bộ môn nghệ thuật vừa thư giãn vừa sử dụng để ghi chép sáng tạo, quản lý bản thân, quản lý cuộc sống,... Chúng ta cũng không cần lo lắng sẽ bỏ lỡ thông tin bài học, thông tin cuộc họp do tốc độ lưu chuyển âm thanh nhanh hơn tốc độ ghi chép thông thường. 

Để hiểu và học chi tiết về Sketchnote, bạn có thể tham khảo khóa học Học vẽ Sketchnote 30 phút mỗi ngày cùng họa sĩ Xuân Lan

Sketchnote - phương thức ghi chép mang cảm hứng hội họa

Sketchnote không phải là hội họa, mà mang cảm hứng hội họa, tức là, người dùng sẽ vận dụng các phương thức của Sketch như Croquis (vẽ nét nhanh, tạo khung hình), Pochade (vẽ màu tự do, không dùng nét viền chì), Portrait (đặc tả chân dung) và thêm Note cần thiết. Hai phương thức phổ biến thường dùng trong Sketchnote là Croquis và Pochade.

Thêm vào đó, cách take note của Sketchnote là sự tổng hòa của nhiều phương thức về ghi chép thông minh với các mô hình quản lý nội dung giúp phân chia mức độ cần thiết của các nội dung đó. Vì thế, Sketchnote có thể tạo ra được những bản trưng bày nội dung đậm chất nghệ thuật, tùy thuộc vào phong cách của người sở hữu. 

Với những đặc trưng đó, Sketchnote có thể giúp chúng ta:

1. Quản lý cuộc sống khoa học

Hiện nay, công nghệ khoa học đang không ngừng phát triển, chúng ta có thể tổ chức cuộc sống bao gồm các vấn đề chi tiêu tài chính, sinh hoạt, học tập, công việc thông qua các phần mềm như excel, notion,...

Tuy nhiên, Sketchnote trên giấy hoặc bảng vẽ giúp cho chúng ta tự do tổ chức các hạng mục tốt hơn và sinh động hơn. Bạn có thể tạo ra các To-do-list theo tuần, tháng, năm, hoặc có những quyển sổ riêng quản lý tài chính cá nhân, ghi lại các hạng mục tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu. 

Xem thêm: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân

2. Tăng cường tư duy và khả năng sáng tạo

Thực hiện phương pháp Sketchnote, chúng ta cần:

- Tư duy về cách tổ chức, sắp xếp các hạng mục nội dung, cách trình bày bố trí các dữ liệu dạng chữ và dạng hình ảnh. 

- Sáng tạo trong từng nét vẽ, với những hình dạng sự vật được mô phỏng từ trong suy nghĩ của chúng ta. Ví dụ, cùng là bóng bay nhưng có người vẽ trái bóng bình thường, có người lại chọn trái bóng màu sắc, có khi là trái bóng bay hình thù con vật nữa. Vì thế, mỗi một sự hình dung đều là sự sáng tạo xuất phát từ sâu bên trong nhận thức của bạn. 

Khi Sketchnote trở thành một thói quen, việc tư duy và sáng tạo của chúng ta cũng giống như cơ thể nạp thức ăn mỗi ngày. 

Cô gái tô màu vẽ nguệch ngoạc cầu vồng trong một cuốn sổ

3. Tận hưởng và thư giãn

Nghệ thuật không chỉ là một bộ môn học tập, nó còn là điểm sáng tinh thần và tiềm thức, nuôi dưỡng sự sâu lắng, giúp chúng ta bộc lộ ra những phẩm chất tốt đẹp hơn. Hơn hết, nó là tiếng thầm thì của những cảm xúc chất chứa, đan xen giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa hy vọng và tuyệt vọng. 

Sketchnote - ghi chép cùng hội họa giống như ta vừa vẽ tranh, vừa kể chuyện, làm một cách thong thả, hòa mình vào sắc màu để bỏ lại những vướng bận phía sau lưng. 

Với nhiều người, ghi chép sáng tạo giống như một sự tận hưởng, mà trong thế giới đó, họ trút hết thảy những muộn phiền để hòa mình vào nghệ thuật.