• Bí mật để có những bức ảnh hot trend

    Bí Mật Của Trào Lưu Chụp Ảnh Theo Trend Đẹp Lung Linh

    Dạo gần đây, mạng xã hội nổi rần rần chuyện đi chụp biển Vô Cực ở Thái Bình. Thế nhưng, đẹp thì chưa thấy đâu, mà cực thì không thấy ranh giới. Điển hình là trường hợp một lượng lớn người đổ về biển Vô Cực, xếp hàng dài lội nước để có được bức ảnh đẹp nhưng lại đúng ngày thủy triều lên, cuối cùng lại lếch thếch đi về. 

    Rất nhiều người than rằng: “Ảnh trên mạng đẹp quá, mà sao đi chụp thực tế nó lại sai sai vậy nhỉ?”. Rốt cuộc nguyên nhân là ở đâu? Làm sao để chụp ảnh bắt trend vừa nhanh vừa đẹp? Lưu lại ngay những bật mí sau của WeStudy để có được những bức ảnh đẹp lung linh với những địa điểm cực HOT nhé!!

  • Chuyện Sáng Tạo: Đừng Nhầm Lẫn Giữa Công Thức Với Khuôn Mẫu

    Chuyện Sáng Tạo: Đừng Nhầm Lẫn Giữa Công Thức Với Khuôn Mẫu

     Hôm qua, khi lướt những trang mạng dành cho những người yêu mèo, tôi đột nhiên nhìn thấy một câu nói. Nó đã khiến tôi suy nghĩ rất lâu, và tưởng như chẳng phải chỉ mỗi loài mèo như thế. “Chúng ta giải cứu những con mèo, cho chúng tự do từ tay những kẻ bắt trộm rồi lại đưa chúng đến một cái lồng khác”. Quá trình này cũng giống như cách chúng ta tìm đến với sáng tạo. Ban đầu, những người khao khát tìm kiếm một bầu không khí tự do để dẫn dắt xu hướng, đưa ra những tuyên ngôn về việc khẳng định cái tôi cá nhân. Tuy nhiên, cũng chính những người đó, lại đặt ra một “cái lồng” cho sự sáng tạo. Sự sáng tạo bị trói buộc trong khuôn thức tư duy của họ. Khuôn thức ấy đồng thời tác động lên những cá nhân liên đới khác khiến cho sự sáng tạo bắt đầu đi trên một lối mòn mẫu mực. Vô hình trung, do sự phân biệt thiếu rõ ràng ở góc độ công thức và góc độ khuôn mẫu, chúng ta đã tiếp nhận một hệ tư tưởng dạng lồng sắt, ngăn sáng tạo được bứt phá và thoát ly. Hãy cùng WeStudy đi tìm cánh cửa của lồng sắt ấy nhé!

  • Giải Hóa “Phân Biệt Đối Xử” Trong Hội Họa: Ai Cũng Có Quyền Thể Nghiệm Và Thể Hiện

    Giải Hóa “Phân Biệt Đối Xử” Trong Hội Họa: Ai Cũng Có Quyền Thể Nghiệm Và Thể Hiện

    Một tiến sĩ toán học làm thơ, một nhân viên văn phòng nhảy hiphop trong bộ đồ công sở? Có phải bạn đang cảm thấy khó tin không, nhưng thực tế nó lại là chuyện hiển nhiên trong cuộc sống. Nếu bạn chú ý đến thông tin về hội họa, không khó để được chiêm ngưỡng cuốn vở sinh học cách đây hơn 60 năm của cha ông chúng ta với những nét vẽ tinh tế, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất của các tế bào. Không khó để tìm thấy thông tin về cuốn vở ghi chép của một phi công, chi tiết và chân thực từng không gian, bộ phận của máy bay. Hội họa, không phải là đi học ở trường mỹ thuật, trở thành họa sĩ mới được thể nghiệm hội họa. Hội họa ở trong cuộc đời và ở trong cuộc sống như một công cụ giúp con người biểu hiện những điều mà họ mong muốn. Trong bài viết này, WeStudy sẽ dẫn bạn đi tìm những định kiến phân biệt trong hội họa, hãy xác định xem bạn nghĩ như thế bao lâu rồi và sửa đổi nó nhé!!

  • Lội ngược dòng giữa thời đại số: Tại sao chụp ảnh Film trở thành xu hướng?

    Lội ngược dòng giữa thời đại số: Tại sao chụp ảnh Film trở thành xu hướng?

    Apple không ngừng nâng cấp Iphone đến con số 14, cho ra mắt các phiên bản Ipad, Macbook mới nhất trong năm 2022. Các nhà Sony, Fuji liên tục nâng cấp các dòng máy ảnh kỹ thuật số, cho ra mắt các lens chụp hàng chục tới hàng trăm triệu. Mọi dịch vụ tiến dần tới số hóa, từ siêu thị online tới thanh toán quét mã QR. Thế nhưng, giữa dòng chảy hiện đại ấy, một bộ phận không nhỏ các thanh niên trẻ lại lựa chọn “sống chậm” với máy ảnh film và màu ảnh film. Lý do cho hiện tượng này là gì? Hãy cùng WeStudy khám phá nhé!

  • Nghệ Thuật Thưởng Thức Tranh: Không Ranh Giới, Không Phân Tầng

    Nghệ Thuật Thưởng Thức Tranh: Không Ranh Giới, Không Phân Tầng

    Các nhà phê bình văn học trong quá trình xây dựng hệ thống lý luận đã chỉ ra rằng, độc giả khi đọc một cuốn sách, chính là đang tham gia sáng tác một lần nữa với tác giả tác phẩm. Giống như những người đọc, những người thưởng thức hội họa cũng sử dụng đôi mắt để tiếp cận với hệ thống đường nét, màu sắc hiển hiện của một tác phẩm hội họa, sau đó chuyển tải chúng đến bộ não để lý trí và tinh thần cùng tiến hành phân tích, cảm nhận, lưu giữ. Chẳng khó để bắt gặp một người đàn ông vô gia cư cầm theo cuốn sách bên mình, và cũng chẳng khó để thấy những người lao động vui vẻ ngắm những bức tranh cổ động trên đường phố ngõ xóm. Chẳng khó để thấy những em bé lấm lem đang cười hạnh phúc vì bộ màu mới, trang giấy mới để vẽ ước mơ. Hội họa đã không từ chối bất cứ ai yêu mến và muốn cầm cọ, vậy thì, sự thưởng thức hội họa cũng không có một ranh giới hay phân tầng nào hết. Cùng WeStudy bước vào thế giới hội họa và tìm xem làm thế nào để ngắm nhìn những bức tranh đúng cách nhé!!

  • Phát Tích "Cinematic": Sự Thăng Hoa Trong Nhiếp Ảnh Thị Giác

    Phát Tích "Cinematic": Sự Thăng Hoa Trong Nhiếp Ảnh Thị Giác

    Sự thăng hoa của nhiếp ảnh là một thước đo vô hình. Trong văn chương, sự thăng hoa của nhà thơ là chơi đùa cùng con chữ, tạo ra những tứ thơ lay động lòng người, những nét câu độc nhất. Trong âm nhạc, sự thăng hoa của người nhạc sĩ tạo ra những nốt ngân vĩnh cửu hòa tan mọi sự vật xung quanh. Trong nhiếp ảnh - một loại hình nghệ thuật thị giác, sự thăng hoa có lẽ là khi cả không gian, thời gian, âm thanh, cảm xúc, màu sắc đều hòa vào trong cùng một khung hình. Sự thăng hoa đó được gọi là Cinematic Photography. Có những nhiếp ảnh gia theo đuổi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ. Có những nhiếp ảnh gia dành nhiều năm để nghiên cứu ảnh chân dung. Nhưng có những nhiếp ảnh gia lại đi tìm một điện ảnh đời thường trong khung hình của mình. Vậy, làm sao để có một bức ảnh Cinematic, hãy cùng WeStudy khám phá nhé!

  • The Artist - Bi Kịch, Cứu Rỗi Hay Sự Đào Thải Cần Thiết Của Nghệ Thuật?

    The Artist - Bi Kịch, Cứu Rỗi Hay Sự Đào Thải Cần Thiết Của Nghệ Thuật?

    The Artist (Nghệ sĩ) là bộ phim đã thắng lớn tại giải Oscar năm 2012 với hàng loạt các hạng mục Nam chính, Nữ diễn viên phụ, Đạo diễn, Nhạc phim, Quay phim,... Những đánh giá này khiến bộ phim hiện ra với một khuôn dạng hoàn hảo trong giới phê bình điện ảnh. Nhưng hơn cả câu chuyện tình của hai nghệ sĩ là diễn viên phim câm George và diễn viên phim nói Miller,The Artistđã mang đến một thông điệp về mối quan hệ kiềng ba chân của Nghệ thuật - Thương mại - Kỹ thuật. Thể nghiệm nó dưới dạng một bộ phim câm đen trắng có phụ đề xen, với những cảnh chủ yếu ở rạp chiếu, phòng chiếu, phim trường, đạo diễn Michel Hazanavicius đã có một cuộc du hành thời gian ngoạn mục về thập niên 20 - 30 của thế kỷ XX. Vậy, cuối cùng thìThe Artistmuốn nói chính xác điều gì? Liệu trong nó chỉ ẩn chứa một giải nghĩa nghệ thuật hay còn ẩn dụ nào khác? Cùng WeStudy bóc tách các lớp nghĩa và tìm kiếm âm thanh đối thoại của bộ phim này nhé!!

  • Đi Tìm Những “Nàng Thơ” Của Hội Họa

    Đi Tìm Những “Nàng Thơ” Của Hội Họa

    Nghệ thuật luôn đau đáu theo đuổi một khuôn mẫu và nghệ sĩ luôn phác họa tác phẩm của mình theo khuôn mẫu ấy.Nhà biên kịch Pháp Roger Vadim đã phác họa nàng thơ Brigitte Bardot của mình qua bộ phimVà Chúa đã tạo ra phụ nữ (1956) và chính nó đã đưa Brigitte Bardot trở thành ngôi sao điện ảnh.Hàn Mặc Tử, một nhân tố thơ phát điên trong phong trào Thơ Mới của văn đàn Việt Nam, cũng đã từng lay động lòng người bởi những nét thơ rất tình cho những nàng thơ Mai Đình, Kim Cúc,... mà chàng từng gặp đi.Marie-Therese Walter - một trong số những nàng thơ ngây qua đời danh họa Pablo Picasso đã để lại trong ông nhiều cảm hứng, đặc biệt là bức họa nổi tiếngLe Reve.Thế nhưng, chỉ có những nàng thơ mới thực sự được trở thành “nàng thơ” nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng sao?Và phải chăng người họa sĩ nào cũng phải tìm kiếm một nàng mẫu mới có thể cầm cọ vẽ?Hãy cùng WeStudy trả lời những câu hỏi này và đi tìm “nàng thơ” đích thực của hội họa nhé!

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất