Là người không uống rượu và nói không với thuốc lá trong suốt cuộc đời, John D. Rockefeller đã sống lâu hơn tất cả các đối thủ của mình, và chắc chắn là người thành công nhất, là “người giàu nhất trong những người giàu”. 

Ông đã làm việc cần mẫn và tích cực cho đi, từ khi còn là nhân viên kế toán quèn với mức lương 15 đô la/tháng tới khi trở thành vị vua dầu mỏ thế giới. Giờ đây, ông lặng lẽ tận hưởng những ngày tháng cuối cùng của mình. 

Ngày còn trẻ, hai mong ước lớn nhất của John D. Rockefeller là kiếm được 100.000 đô la và sống tới 100 tuổi. Ông suýt chút nữa đã đạt được cả hai.

Nhà hảo tâm vĩ đại nhất thế giới 

Thực tế, John D. Rockefeller đã để lại một di sản đầy mâu thuẫn, như chính con người và cuộc đời ông vẫn là. Rockefeller, kẻ phản diện vĩ đại nhất mà thế giới kinh doanh Mỹ từng sản sinh ra, đã trở thành biểu tượng của cả lòng tham tập đoàn lẫn giác ngộ từ thiện. 

“Nhà tư bản cướp bóc ghê tởm đã trở thành nhà từ thiện hàng đầu.” tác giả Ron Chernow đã viết trong cuốn tiểu sử về gia tộc Rockefeller. 

Một trong những đóng góp to lớn nhất của vị tỷ phú là thành lập nên Đại học Chicago. Rockefeller đã cấp cho trường 80 triệu đô la, tương đương hơn 2 tỷ đô la ngày nay. 

University of Chicago (Đại học Chicago). Nguồn: Jean Lachat 

Dưới sự cố vấn của Linh mục Frederick T. Gates, John D. Rockefeller đã thành lập Viện Nghiên cứu Y khoa Rockefeller (tiền thân của Đại học Rockefeller) ở New York vào năm 1901. 

Trong phòng thí nghiệm của họ, người ta đã phát hiện ra các nguyên nhân, cách chữa trị và các cách phòng chống bệnh tật khác nhau, bao gồm cả cách chữa bệnh viêm màng não và xác định DNA là vấn đề di truyền trung tâm.

Năm 1913, Rockefeller thành lập Quỹ Rockefeller, với con trai John Jr, là chủ tịch và Gates là người được ủy thác. Trong năm đầu tiên, ông đã quyên góp hơn 100 triệu đô la cho quỹ. 

Những chương cuối của cuộc đời 

Ở tuổi 93, người đàn ông nhỏ con mảnh khảnh nặng chưa tới 45kg. Ông nhắc lại mong muốn sống đến 100 tuổi, xem nó là phán quyết cuối cùng của Chúa đối với cuộc đời mình. 

Chuyện kể rằng một ngày nọ, khi Henry Ford chuẩn bị ra về, Rockefeller nói với ông ta: “Tạm biệt, tôi sẽ gặp lại ông trên thiên đường,” và Ford đáp lại: “Ông sẽ gặp sẽ gặp tôi nếu ông đến đó.” 

“Nhiều người tin rằng tôi đã gây nhiều tổn hại cho thế giới, nhưng mặt khác, tôi đã cố gắng làm những gì tốt nhất có thể và thực sự muốn sống đến 100 tuổi.” ông nói. 

Càng tiến tới những chương cuối của cuộc đời, Rockefeller càng xa rời vật chất. Chịu ảnh hưởng từ mẹ mình, bà Eliza, vốn là một tín đồ Baptist sùng đạo, vị tỷ phú đã học cách quyên góp 10% thu nhập mỗi tháng cho nhà thờ từ khi ông kiếm được dưới 1 đô/ngày.  

Người ta ước tính Rockefeller đã cho đi hơn 500 triệu đô la (hơn 150 tỷ đô la hiện nay) trong suốt cuộc đời mình. Ngoài đầu tư vào các công trình giáo dục, tôn giáo và khoa học, vua dầu mỏ còn cho đi qua một phương tiện thú vị khác: những đồng xu lẻ. 

Chuyện kể lại rằng từ năm 1920, Rockefeller “tán lộc” bằng cách tặng một đồng xu cho mọi người mà ông ấy gặp. Một đồng xu thời đó tương đương 1,3 đô la bây giờ, và có những ngày ông ném tới 60 đồng xu. 

Rockefeller hào phóng hơn với trẻ nhỏ. “Khi tôi cho một đứa trẻ đồng xu,” ông nói, “Tôi có cơ hội để nói gì đó hữu ích. Tôi có thể hỏi đứa trẻ sẽ làm gì với đồng xu đó.” 

“Chỉ có một John D. Rockefeller mà thôi.”

Bước sang tuổi 96 vào năm 1935, John D. Rockefeller thậm chí đã sống lâu hơn bảo hiểm nhân thọ của mình. Công ty đã trả ông 5 triệu đô la theo các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. 

Là người nổi tiếng sùng đạo và không uống rượu trong suốt cả cuộc đời, gần bước sang tuổi 98 mà đầu óc Rockefeller vẫn còn minh mẫn. Ông đã làm việc cần mẫn  và tích cực cho đi trong suốt gần một thập kỷ, giờ đây ông lặng lẽ tận hưởng những ngày tháng cuối cùng của mình.

John D. Rockefeller trong những năm cuối đời 

John Davison Rockefeller ra đi trong thanh thản vào ngày 23 tháng 5 năm 1937, gần hai tháng trước sinh nhật lần thứ 98 của mình. Ông đã sống lâu hơn và thành công hơn tất cả các đối thủ của mình, “cái chết nhẹ nhàng của ông đã làm thất vọng những kẻ chỉ trích vốn mong muốn vài sự trừng phạt trần tục.” 

Mặc dù John, Jr. đã chuyển tới Kykuit sau cái chết của Rockefeller, ông biết không thể bắt chước cha mình, và vì vậy ông đã quyết định giữ Jr. sau tên mình. Như người ta thường nghe ông nói những năm sau đó, “Chỉ có một John D. Rockefeller mà thôi.” 

>>> Cuộc Đời Vua Dầu Mỏ John D. Rockefeller (Phần 1): Nỗi Ám Ảnh Với Tiền Bạc

>>> Cuộc Đời Vua Dầu Mỏ John D. Rockefeller (Phần 2): Người Đàn Ông Bị Cả Châu Mỹ Ghét