• A. P. Giannini Và Hành Trình Xây Dựng Đế Chế Ngân Hàng Hoa Kỳ Từ Đống Tro Tàn

    Hành trình tạo dựng đế chế của Giannini cũng như câu chuyện đời ông chắc chắn sẽ thu hút những doanh nhân, bạn trẻ, nhà quản trị thương hiệu và bất cứ ai khác, bất cứ ai khao khát nghe kể những câu chuyện làm giàu tự thân bằng tài năng, tinh thần làm việc chăm chỉ, không quên kèm thêm đó là chút gia vị của sự may mắn. 

  • Cuộc Đời Vua Dầu Mỏ John D. Rockefeller (Phần 1): Nỗi Ám Ảnh Với Tiền Bạc

    Là “một trong hai người quan trọng nhất đóng góp cho việc kiến thiết thế giới hiện đại” như lời triết gia Bertrand Russell, thế nhưng gần như cả cuộc đời, tỷ phú dầu mỏ John Rockefeller lại bị coi như kẻ phản diện vĩ đại nhất trong giới kinh doanh mà nước Mỹ đã tạo ra. 

  • Cuộc Đời Vua Dầu Mỏ John D. Rockefeller (Phần 2): Người Đàn Ông Bị Cả Châu Mỹ Ghét

    “Ăn mặc chỉnh tề và chải chuốt gọn gàng, Rockefeller là người đầu tiên đến và cũng là người cuối cùng rời văn phòng mỗi ngày.”

    Ông là hình mẫu tiêu biểu, là sự pha trộn chuẩn mực giữa tính cần kiệm, tinh thần tự lực, chăm chỉ và dấn thân không mệt mỏi. Nhưng vì là người dám khinh thường cả Chính phủ và sẵn sàng “ăn sống” đối thủ của mình, ông cũng là hiện thân của vô vàn những việc xấu xa nhất. 

    Dù đích thân Winston Churchill từng ca tụng Rockefeller là “hình mẫu lý tưởng nhất trong những người đàn ông giàu có”, cuộc đời của vị tỷ phú bí ẩn này vẫn dính một vết nhơ khó gột rửa, tới mức được coi là ác mộng của toàn nước Mỹ. 

    “Người đàn ông bị cả châu Mỹ ghét”, ông đã làm gì vậy? 

  • Cuộc Đời Vua Dầu Mỏ John D. Rockefeller (Phần 3): Một Di Sản Đầy Mâu Thuẫn

    Là người không uống rượu và nói không với thuốc lá trong suốt cuộc đời, John D. Rockefeller đã sống lâu hơn tất cả các đối thủ của mình, và chắc chắn là người thành công nhất, là “người giàu nhất trong những người giàu”. 

    Ông đã làm việc cần mẫn và tích cực cho đi, từ khi còn là nhân viên kế toán quèn với mức lương 15 đô la/tháng tới khi trở thành vị vua dầu mỏ thế giới. Giờ đây, ông lặng lẽ tận hưởng những ngày tháng cuối cùng của mình. 

  • Henry Ford: 5 Bài Học Để Tư Duy Khác Biệt Như Ông Vua Xe Hơi Mỹ

    Vào năm 33 tuổi, Henry Ford, lúc này đang làm việc tại một công ty chế tạo máy, nhận được một lời đề nghị hấp dẫn. Ông chủ đề bạt Ford lên một vị trí cao hơn, với điều kiện phải từ bỏ đam mê ô tô của mình. 

    Hành trình gây dựng nên đế chế xe hơi Ford bắt đầu từ giây phút người nhân viên đó nói “Không” và bước ra khỏi phòng. Kiên quyết theo đuổi đam mê chế tạo ô tô, đến cha của Ford còn không tin con trai mình sẽ thành công. 

    Và phần còn lại lịch sử. Câu chuyện của Henry Ford ẩn chứa nhiều bài học kinh doanh đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị và được nhiều doanh nhân học tập theo. Nhưng chỉ bắt chước người hùng thôi là chưa đủ, chúng ta còn muốn nghĩ được như anh ta nữa. 

    Và nếu bạn tò mò muốn biết người hùng Henry Ford đã tư duy khác biệt ra sao, bài viết này dành cho bạn. 

  • J. K. Rowling: Từ Bà Mẹ Đơn Thân Thành Nhà Văn Tỷ Phú Đầu Tiên Trong Lịch Sử

    Sau khi viết xong phần đầu của Harry Potter vào năm 1995, J. K. Rowling gửi tới 12 nhà xuất bản và nhận lại đủ 12 cái lắc đầu ngán ngẩm. 

    Phải tới 2 năm sau đó, nhà xuất bản Bloomsbury mới chấp nhận xuất bản cuốn sách với số lượng 1.000 bản. Về phía J. K. Rowling và Harry Potter, những ngày sau đó là lịch sử. 

    Nhưng ít ai biết lịch sử đó suýt chút nữa đã không xảy ra nếu không nhờ công một cô bé 8 tuổi, fan nhí đầu tiên của Harry Potter, và tình cờ cũng chính là con gái của Chủ tịch Bloomsbury. 

  • John Lasseter: Cha Đẻ ‘Toy Story’ Và Hành Trình Thống Lĩnh Cả Pixar Lẫn Disney

    Năm 1986, Steve Jobs mua lại Pixar với cái giá 5 triệu đô. Ông gặp John Lasseter, người đang ấp ủ giấc mơ tạo nên một bộ phim hoạt hình hoàn toàn bằng kỹ xảo máy tính. 

    “Cậu cần thêm gì để thành công?” - Jobs hỏi. 

    Lasseter trả lời: “Ờm, một bộ phim dài hơn, nhưng sẽ tốn nửa triệu đô la.” 

    Jobs rút một tờ ngân phiếu 500.000 đô ra. Trước khi trao vào tay Lasseter, ông dừng lại và nói: 

    “Duy nhất một yêu cầu thôi, John. Hãy làm một bộ phim thật tuyệt vời nhé.” 

    Và bạn đoán xem 'bộ phim tuyệt vời' mà John Lasseter đã làm ra, bộ phim đã thắng cả giải Oscar đó là gì nào? 

  • Michael Jordan: "Tôi Không Làm Mọi Thứ Nửa Vời."

    Bởi vì tôi biết nếu tôi làm, thì tôi chỉ có thể mong đợi kết quả nửa vời. 

  • Studio Ghibli Và Hành Trình 4 Thập Kỷ Trở Thành “Đầu Tàu Anime Nhật Bản”

    Có một câu chuyện rất hay về Ghibli và Disney như sau: 

    Đợt ra mắtPrincess Mononoke (Công chúa Mononoke) năm 1997, Disney được Ghibli ủy quyền phụ trách phát hành phim ở thị trường Mỹ. 

    Harvey Weinstein, nhà sản xuất tại Disney, cho rằng bộ phim quá dài dòng và yêu cầu cắt ngắn để phù hợp với thị hiếu người xem hơn. Để đáp lại, Ghibli chỉ đơn giản gửi một thanh samurai bọc trong hộp đựng tới Weinstein cùng lời nhắn: “Không cắt.” 

    Không cắt xén, không lạm dụng CGI — từ lâu đã trở thành phương châm sản xuất của Ghibli. Vì vậy mà các thước phim luôn mang lại cảm giác chân thực, sống động, để lại trong ta những cảm xúc bồi hồi khó tả. 

    Nhân dịpHow Do You Live?, bộ phim được xem là tác phẩm cuối cùng của nhà sáng lập Hayao Miyazaki ở tuổi 82 ra mắt, hãy cùng điểm lại một vài nét chính về hành trình truyền cảm hứng của Studio Ghibli nhé. 

  • Tom Monaghan Và Hành Trình Đưa Domino's Trở Thành Thương Hiệu Pizza Số 1 Thế Giới

    Từng muốn trở thành một mục sư, rồi lại ôm mộng làm kiến trúc sư nhưng nghèo tới độ không đủ tiền mua sách — cuối cùng Tom lại làm nên kỳ tích khi tự mình lèo lái Domino’s trở thành thương hiệu pizza nổi tiếng nhất thế giới. 

  • Đế Chế Tỷ Đô Nike Và Người Đàn Ông Đứng Sau Nó

    Trẻ tuổi, xông xáo, thiếu tiền nhưng thừa nhiệt huyết, chàng trai Phil Knight 24 tuổi vay bố 50 đô để thực hiện Ý tưởng Điên rồ của mình: nhập khẩu giày chạy Nhật Bản về Mỹ bán kiếm lời. Bán giày trên thùng xe Plymouth Valiant, doanh số năm đầu tiên đạt 8.000 đô la. 

    Bị ám ảnh bởi triết lý “tăng trưởng hoặc chết”, Knight lèo lái Nike gặt hái hết thành công này tới thành công khác – nhưng thất bại cũng thật nhiều. Ngân hàng xiết nợ, đồng nghiệp lẫn đối tác phản bội, có thời điểm Knight phải hạ mình đi vay tiền biết bao người để cứu sống “đứa con” Nike. 

    Ngày nay, Nike là một thương hiệu trị giá 136,81 tỷ đô, doanh thu hàng năm tăng liên tục và chưa có dấu hiệu dừng lại. Biểu tượng swoosh (dấu ngoắc phẩy) không dừng lại ở mức biểu tượng nữa — nó đại diện cho một tinh thần, một ý chí chiến thắng. Khắp các ngõ ngách trên toàn thế giới, Nike tự hào là thương hiệu có thể được nhận diện tại bất cứ đâu. 

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất