• Bàn Về Ngủ Trưa - Nét Văn Hóa Đặc Trưng Của Người Việt

    Ở phương Tây, cái nôi của chủ nghĩa tư bản, người lao động bình thường không có thói quen ngủ trưa. Trong khi đó, phương Đông - nơi nền văn minh lúa nước tụ họp, văn hóa ngủ trưa đã ăn sâu bén rễ vào con người nơi đây từ những năm đầu đời. Sự khác biệt này đến từ đâu? 

  • Chán Việc Phải Làm Sao?

    Cảm giác buồn chán ở văn phòng là chuyện khá tự nhiên, đặc biệt là với người trẻ. Tuy nhiên, nếu kéo dài thì tình trạng này có thể gây ra tâm lý mông lung, cảm thấy mất phương hướng và thiếu động lực. Sau khi tham khảo một vài diễn đàn, kết hợp với quan sát và kinh nghiệm của bản thân, tôi xin đưa ra một vài chỉ dẫn giúp bạn thoát khỏi trạng thái trì trệ này như sau. 

  • Charles Dickens, Charles Darwin Và 'Ngày Làm Việc 4 Giờ'.

    Nhiều người lầm tưởng các thiên tài sáng tạo như Charles Dickens và Charles Darwin phải làm việc tới quên ăn quên ngủ mới trở nên vĩ đại tới vậy. Sự thật hoàn toàn ngược lại: họ có thể bị coi là “lười biếng” nếu xét theo tiêu chuẩn thời nay. Cả Dickens lẫn Darwin đều là người ủng hộ trung thành của phong cách "ngày làm việc 4 giờ" trước cả khi thuật ngữ này ra đời. Nhưng bằng cách nào đó, họ vẫn đạt được những thành công vang dội. Bí quyết có phải chỉ nằm ở tài năng hay không? 

  • Chúng Ta Có Phải Trả Giá Cho Sự Thiếu Tài Năng Của Bản Thân?

    Một bài viết sẽ giúp bạn hiểu tại sao "Cần cù bù thông minh" thực chất không phải một lời khuyên mà là một quy luật để xây dựng công thức chung về thành công. 

  • Hội Chứng Burn-Out: Làm Gì Khi Cảm Thấy Kiệt Sức Tại Chốn Làm Việc?

    Nếu một ngày bạn thức dậy và nhận thấy mình không còn yêu công việc mình đang làm như ngày trước nữa, tình trạng đó có thể chỉ kéo dài trong vòng vài ngày. Nhưng sẽ thế nào nếu đã vài tuần rồi mọi chuyện vẫn không tiến triển? Bạn thấy cơ thể vẫn ổn nhưng tâm trí thì kiệt quệ. Bạn không muốn làm bất cứ gì cả. Đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang trải qua hội chứng burn-out (kiệt sức), một khái niệm rất quen thuộc ngày nay. Cuối cùng thì nó cũng gõ cửa nhà bạn, tìm đến bạn và hành hạ bạn. Dưới đây là những gì bạn cần biết về hiện tượng này và cách để thoát ra khỏi nó. 

  • Làn Sóng ‘Lazy-Girl Job’ Đang Cuộn Trào. Và Dưới Đây Là Lý Do.

    Bạn có bao giờ nghĩ tới việc được làm ở một công ty có ông sếp vô cùng dễ tính, không bắt bạn phải mặc đồng phục, có thể làm việc từ xa nếu muốn, ra về bất cứ khi nào xong việc và mức lương thì vô cùng ổn không? 

    Nếu có thì tin vui cho bạn đây: công việc tưởng như chỉ có trong mơ đó nay đã được hiện thực hóa, thậm chí trở thành một làn sóng mới do những người trẻ tuổi dẫn đầu — và nó được gọi tên bằng thuật ngữ lazy-girl job

    Trong khi còn hoang mang không biết nó ra làm sao, dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về phong trào ‘lười biếng đồng loạt’ này. 

  • Lợi Ích Của 'Nghiện Việc'

    Người nào có lịch trình khoa học hay năng suất ổn định đáng ngưỡng mộ – ít nhiều đều từng là kẻ nghiện việc. Không ai tự dưng nhảy sổ vào một lĩnh vực rồi phương pháp hoá được nó ngay. Cần có thời gian để thử và sai, và rút kinh nghiệm.

  • Quiet Quitting: Khi Người Lao Động Không Còn Muốn Hy Sinh Vì Công Việc Nữa

    Quiet quitting (bỏ việc trong thầm lặng) là thuật ngữ ám chỉ việc nhân sự thực hiện các yêu cầu tối thiểu của công việc và không đầu tư nhiều thời gian, công sức hoặc nhiệt tình hơn mức cần thiết. Người lao động chỉ làm việc ở mức đủ chứ không hơn, hài lòng với vị trí hiện tại của họ và nhận lương mỗi tháng đều đặn. 

    Vào đầu năm 2020, chịu tác động lớn của mạng xã hội và đại dịch Covid khiến mọi người phải làm việc từ xa — quiet quitting đã nổi lên như diều gặp gió. Độ phổ biến của nó đã lan rộng từ Hoa Kỳ sang khắp các quốc gia khác, tuy nhiên các nhà quản lý hoài nghi rằng đây có thực sự là một xu hướng mới hay chỉ đơn thuần là cái tên hoa mỹ cho một vấn đề muôn thuở trong các doanh nghiệp. 

  • Tôi Làm Gì Khi Tôi Không Muốn Làm Gì?

    Có một số ngày tôi thức dậy và thấy năng lượng trong mình như cạn kiệt. Đôi khi là do tôi ngủ không ngon giấc, đôi khi là bởi tôi quá lười, tôi chẳng muốn lết dậy và làm gì cả. Làm thế nào để nhấc mông dậy làm việc trong khi tâm trí chỉ thúc giục bạn đi ngủ, đi nằm – bạn không muốn làm bất cứ gì cả? 

  • Đâu Là Thứ Thực Sự Giữ Ta Ở Lại Với Công Việc? 

    Vào những năm 9x, nhiều chủ doanh nghiệp tin rằng cách duy nhất để khiến nhân viên làm việc năng suất là thúc giục và giám sát họ thật cẩn thận. Đây là dạng mô hình quản lý giống một lớp học truyền thống, và ta không thể phủ nhận hiệu quả của nó. Tuy nhiên trong thế giới ngày nay, phương pháp quản lý này đã trở nên vô cùng lỗi thời. 

    Giờ đây, nhiều công ty khác đang thử một lối tiếp cận mới mẻ hơn, trao quyền hơn cho nhân viên và nhà quản lý, đôi khi, chỉ đóng vai trò cố vấn. Chính điều này đã khởi nguồn cho một khái niệm mới được gọi là Động lực 2.0. 

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất