Trong một cuộc tranh luận, khi bạn đang cố gắng thể hiện quan điểm, đưa ra luận cứ, dẫn chứng bằng chất giọng dứt khoát, rõ ràng thì người có luận điểm với bạn lại chọn cách công kích giọng điệu cá nhân. 

Họ cho rằng bạn đang làm quá vấn đề và giận dữ. Đồng thời, họ lấy sự giận dữ đó để gán bạn vào tình trạng không đủ tỉnh táo để suy xét, tranh luận, phủ nhận những điều mà bạn đang cố gắng chứng minh. 

“Bạn đang nổi giận với tôi à? Xem giọng điệu của bạn kìa, bình tĩnh lại rồi hẵng phản bác!” - Đây chính là biểu hiện của Tone Policing. 

Đọc đến đây, bạn có muốn hiểu sâu hơn về Tone Policing và mối liên kết của nó với định kiến xã hội không, đi cùng WE tiếp nhé!!

TONE POLICING LÀ GÌ?


Tóm lại thì, “Tone Policing”, là một dạng công kích cá nhân điển hình, tập trung vào công kích, kiểm soát, chất vấn giọng điệu thay vì giải quyết vấn đề đang được đề cập tới. 

Trong bài luận “Làm thế nào để phản đối?” vào năm 2008, tác giả, nhà khoa học người Mỹ Paul Graham đã đề xuất hệ thống phân cấp bất đồng dưới dạng kim tự tháp. Hệ thống này gồm có 7 nấc khác nhau, là các cấp độ của việc thể hiện sự bất đồng. Paul Graham cho rằng, khi sự bất đồng càng ít ác ý, nghiêm khắc, thì con người sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. 

Kim tự tháp phân cấp bất đồng đã đặt những sự ác ý từ nhẹ nhất tới nghiêm trọng nhất, cụ thể như sau:

* Phản biện lập luận: tập trung lập luận ý kiến trọng tâm.

* Phản biện bác bỏ: đưa ra các lỗi sai trong ý kiến khác và chỉnh sửa chúng.

* Lập luận phản đề: không đồng tình với ý kiến khác, đưa ra các lý lẽ, dẫn chứng thực tế để khẳng định quan điểm của mình.

* Phản biện gay gắt: ở trường hợp này, người phản biện không dùng tới lý lẽ, dẫn chứng mà phản biện dựa trên các ý tưởng cá nhân.

* Phản biện giọng điệu: hay gọi là công kích giọng điệu, phê phán giọng điệu mà không quan tâm tới bản chất vấn đề người khác đưa ra.

* Công kích cá nhân: cấp độ này việc công kích cá nhân nặng nề hơn khi sử dụng lý lẽ hạ thấp uy tín, năng lực,... của người khác.

* Công kích cực đoan: cấp độ thấp nhất của hoạt động phản biện, thay vì lắng nghe, họ chọn cách sỉ nhục người khác, chối bỏ hoàn toàn mọi quan điểm khác. 

Các hình thức “Tone Policing” 

Chúng ta vô tình công kích cá nhân người khác

Có đôi khi, chúng ta vô tình “Tone Policing” mà không hề hay biết. 

Mỗi người là một cá thể độc lập trong những không gian tập thể khác nhau, từ gia đình, trường học, công ty,... Ở mỗi khu vực ấy, chúng ta đều có sợi dây gắn kết với nhau, có những mối quan hệ thân thiết, nhưng cũng có những người ta chỉ vô tình lướt qua. Sự sắp đặt của tạo hóa có thể khiến cho hai người xa lạ gặp nhau và nảy sinh những mâu thuẫn và tiến tới sự tranh luận. Càng thân càng quen biết, sự tranh luận càng dễ bộc phát vì khi ấy, chúng ta không chỉ có lý trí mà còn có cả tình cảm tác động đến nữa. 

Như đã đề cập, mỗi người là một cá thể không giống nhau, chính vì thế, cùng chung một vấn đề nhưng lại có tới hai luồng quan điểm, tất nhiên ai cũng sẽ ra sức để bảo vệ lý lẽ của mình. 

Tâm lý của những người khi tranh luận chính là: nói càng rõ càng tốt, vì thế, chất giọng sẽ đanh lại để phát âm rành mạch hơn, thể hiện sự dứt khoát và mạnh mẽ trong lập luận. 

Thế nhưng, có nhiều người thay vì phản biện đúng đắn lại chọn cách công kích giọng điệu đó. 

Để dễ hình dung về sự công kích vô tình, bạn có thể tưởng tượng ra cuộc trò chuyện của đôi tình nhân.

Trong khi bạn nam đang cố gắng để giải thích rõ ràng mọi chuyện và phân tích đúng sai thì bạn nữ sẽ chất vấn những câu như “Tại sao anh lại to tiếng với em?”, “Tại sao anh cứ phải gắt lên như thế làm gì?”. Thực ra, khi hỏi những điều này, chỉ vì bạn nam dùng giọng đanh hơn, và với tâm trạng nhạy cảm thì bạn nữ sẽ chú ý đến sự thay đổi đó. 

Miễn phí Người đàn ông Mặc áo Thun Cổ Thuyền đen Ngồi Bên Cạnh Người Phụ Nữ Mặc áo Phông Trắng Cổ Thuyền Viên Ảnh lưu trữ

Ngược lại, khi bạn nữ đang đặt ra vấn đề nào đó bằng chất giọng cao hơn thường ngày, bạn nam lại đưa ra những câu phản bác giọng điệu “Có chuyện gì đâu mà em cứ gắt lên thế?”, “Em dịu dàng một chút không được à?”.

Khi đưa ra các phản biện đó, bất kỳ người nào trong mối quan hệ tình nhân đều không có chủ đích chèn ép người còn lại. Tuy nhiên, bản chất của việc xa lánh vấn đề trọng tâm và phán xét giọng điệu chính là một biểu hiện của “tone policing” theo hướng vô tình xảy ra. 

Chúng ta cố tình công kích cá nhân người khác. 

“Tone policing” một cách cố ý xảy ra khi người công kích biết rõ mình đang có hành vi phán xét giọng điệu của người khác, hiểu được bản thân đang không tập trung vào vấn đề cần giải thích nhưng vẫn cố tình thực hiện. Nguyên nhân và các tình huống có thể xảy ra trong trường hợp này như sau:

  • Người công kích cố ý hạ thấp người khác: người công kích không muốn tranh cãi và cảm thấy bản thân là nhất, là đúng và có tâm thế bài trừ mọi quan điểm khác mình. Ví dụ, trong những cuộc tranh cãi giữa các thế hệ khác nhau, người lớn tuổi bảo thủ sẽ có xu hướng hạ thấp địa vị và kiến thức của người trẻ, coi họ là không có hiểu biết, không được phép cãi lại, không cho dùng giọng điệu như thế. Và hiển nhiên, tranh cãi sẽ khép lại ở những lời chỉ trích của người lớn tuổi. 
  • Người công kích không muốn tranh cãi: trong một vài trường hợp, người ta lựa chọn cách này vì muốn kết thúc tranh luận và không muốn kéo dài thời gian giải thích của cả hai bên. Vì thế, họ đánh giá giọng điệu đối phương và cho rằng nên “dĩ hòa vi quý”, không nên cáu gắt, không nên to tiếng, anh em, bạn bè với nhau sao phải tranh luận như thế. Phương pháp này đánh thẳng vào tâm lý của những người đang cố gắng giải thích, khiến họ kiềm chế lại sự ấm ức, mong muốn bày tỏ quan điểm để thuận theo tình cảm. 
  • Người công kích thấy sai: trong quá trình tranh luận, người công kích thấy sai, và tìm cách để lấp liếm lỗi sai đó. Khi ấy, họ sẽ tấn công trên mặt tình cảm, khiến cho đối phương cảm thấy có lỗi và nghĩ bản thân liệu có đang ứng xử thái quá với người khác. 

Bằng cách phê phán giọng điệu, những người này chiếm được ưu thế trong cuộc tranh luận, đạt được mục đích của mình. Đa phần, những người bị công kích sẽ không thể phát hiện ra. Bởi vì, chính bản thân họ cũng đang bị áp đặt bởi những gánh nặng định kiến, đó là lý do vì sao họ lựa chọn bỏ qua. 

Xem thêm: CÁCH SỬ DỤNG GIỌNG NÓI TRONG TRANH LUẬN

TONE POLICING VÀ ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI

Định kiến xã hội đã tạo ra môi trường để “tone policing” được phép tồn tại. Người bị công kích không phát hiện còn người công kích luôn luôn tạo được “uy quyền” cho bản thân.

Định kiến thế hệ

Định kiến thế hệ, định kiến tuổi tác xuất phát từ quan điểm “kính già” của văn hóa đạo đức. Nếu như ở phạm trù đức hạnh, nó là điều vô cùng tốt. Nhưng lại có những người lợi dụng “kính già”, áp đặt lên những người trẻ định kiến thế hệ: phải kính phải nhường, không được cãi lại. 

Miễn phí Ảnh lưu trữ miễn phí về bữa ăn sáng, bực mình, buổi sáng Ảnh lưu trữ

Có thể thấy kiểu định kiến này trong tình huống một ngày đẹp trời, bạn thong thả đi xe tới công ty. Thật không may là bạn va chạm với một người lớn tuổi hơn, bạn chủ động xin lỗi và muốn vào lề đường giải quyết thiệt hại. 

Thế nhưng, người này lại không hề có thiện chí, liên tục kêu ca khiến bạn phải đanh giọng lại và nói lớn hơn, cố gắng phân tích đúng sai. Tức thì người này lôi định kiến thế hệ ra để chèn ép bạn, cho rằng bạn không được nói giọng thế này thế kia với họ. Đứng trước cách hành xử này, bạn sẽ rất khó để được nhận lời xin lỗi, và vì ngại phiền phức, nhiều người chọn cách cho qua. 

Định kiến giới

“Con gái phải nhẹ nhàng chứ?”

“Ôi chao, sao bạn lại đanh đá như thế chứ!”

“Cái đứa này, con gái mà đành hanh quát tháo thế hả?”

Định kiến giới đối với phái nữ - tính nữ độc hại ép buộc người phụ nữ vào một cái khuôn: con gái phải nói chuyện phải nhẹ nhàng, đi lại phải khoan thai, không to tiếng, không cãi vã, mềm mỏng giải quyết vấn đề. 

Thoạt nghe, bạn sẽ thấy toàn một loạt đức tính tốt, nhưng thực chất nó lại là thước đo định kiến áp vào người phụ nữ. Và những người có quan điểm tính nữ độc hại, khi tranh luận, chỉ cần thay đổi giọng điệu, lập luận, họ sẽ bắt đầu công kích tính chất đó để khiến cho phái nữ cảm thấy mệt mỏi, suy giảm khí thế và xuôi theo sự chi phối của họ. 

Miễn phí Ảnh lưu trữ miễn phí về bàn, bực bội, buồn bã Ảnh lưu trữ

Không phải ai cũng phát hiện ra tính nữ độc hại và cách người khác sử dụng nó đối với mình, nó không đơn thuần là tư duy mà còn là thói quen, vậy nên, để loại bỏ tính nữ độc hại trong tranh luận bình đẳng cũng cần một khoảng thời gian lâu nữa. 

Ngược lại, đối với những người sinh ra với hình thể nam giới, đã được gán sẵn cho các mô tả: nam giới khỏe mạnh, nói năng chậm rãi, phải hiền hòa với phụ nữ, luôn nhường nhịn.

Vì thế, khi tranh luận, nếu họ là nam, và đối phương là nữ, đối phương rất dễ lợi dụng tính nam độc hại làm căn cứ công kích giọng điệu. 

Từ vị trí tranh luận bình đẳng, họ đảo lộn vị thế, coi mình là phái yếu có “quyền uy” được nhường nhịn trong xã hội, buộc đối phương phải làm theo. 

Cái tình dẫn đầu câu chuyện

Con người là sinh vật sống cấp cao nhất, vì thế, hệ cảm xúc của con người cũng phát triển đến một thể sâu sắc, đi liền với sự vượt trội về tư duy. Bởi vì không thể thiếu cảm xúc, nên tâm lý con người cũng dễ bị ảnh hưởng bởi gia đình, bạn bè,...

Khi đó, người công kích hoàn toàn có thể dùng tình cảm để công kích bạn, khiến bạn tràn ngập cảm giác tội lỗi vì trót to tiếng với người thân thiết. 

Công kích cá nhân nói chung và công kích giọng điệu nói riêng không hề xa lạ với mỗi người. Khi người ta muốn trốn tránh vấn đề, hoặc không muốn tranh luận, không muốn lắng nghe, họ sẽ đưa định kiến ra làm lá chắn để không cần thực hiện nghĩa vụ của mình. 

“Tone Policing” có thể thấy rõ hoặc không. Vì thế, hãy nghiền ngẫm thật kỹ càng về vấn đề công kích giọng điệu và các định kiến để không trở thành một người lợi dụng.