Đứng trước chỉ trích, có người lựa chọn “im lặng là vàng”, để thời gian đưa ra câu trả lời chứng minh. Cũng có người khi gặp chỉ trích, đã vận động hết khả năng của bản thân từ tài chính, kiến thức, mối quan hệ,... để khẳng định mình đúng. 

Mỗi người có một sự lựa chọn khác nhau, và hiển nhiên, kết quả cuối cùng mới là câu trả lời tốt nhất cho sự lựa chọn đó. Vì thế, cách mà bạn đối diện với những lời chỉ trích cũng là một nghệ thuật sống để có thể luôn vươn lên trong cuộc đời này. Giống như một khu vườn trồng một loại hoa nhưng xung quanh lại mọc đầy cỏ dại. Chỉ trích giống như loài cỏ dại, đến cuối cùng, nếu loài hoa có thể lấy lại phần đất của mình, thì loài hoa ấy đã chiến thắng. 

Vậy, làm thế nào mới thực sự là đối mặt và giải quyết những chỉ trích đúng cách? Hãy cùng WeStudy đi tìm câu trả lời nhé!

Chỉ trích là cuộc khủng hoảng cá nhân

Trong truyền thông có một thuật ngữ rất hay, đó là “khủng hoảng truyền thông”, để mô tả tình trạng một cá nhân, một thương hiệu bị vướng vào những bê bối có thật hoặc không có thật, hoặc có nhưng bị thổi phồng. Quá trình xử lý khủng hoảng truyền thông là quá trình ngăn sự tiêu cực lan truyền đi xa hơn, và nhanh chóng xoa dịu dư luận. 

Đối mặt với chỉ trích cá nhân cũng vậy, nó đồng nghĩa với việc bạn cần xem xét các vấn đề về khủng hoảng của mình bao gồm: nguyên nhân nguồn phát, cốt lõi vấn đề, những người chỉ trích quan tâm điều gì, hướng giải quyết, định hướng sau khi phát sinh chỉ trích. 

Nguồn phát của chỉ trích được phân thành hai tuyến sau:

Nguyên nhân chủ quan 

Xuất phát từ chủ thể, chủ yếu bị chỉ trích do chủ thể đã vi phạm, sai lầm về mặt đạo đức, nhân phẩm, hành vi, lối sống, phát ngôn,... 

Vector miễn phí vẽ tay minh họa xấu hổ

Cùng với sự phát triển của nền tảng Tiktok, sáng tạo nội dung dưới dạng video ngắn đang là xu hướng bùng nổ và nhiều hứa hẹn trong tương lai. Tuy nhiên, cũng như bất cứ mạng xã hội nào khác, sự cởi mở về nội dung, sự tự do đối với người tham gia đã tạo ra những lỗ hổng nội dung sai lệch, thiếu văn hóa, đi ngược quan điểm sáng tạo. Chính điều này đã làm xuất hiện những cuộc khủng hoảng về đạo đức, hành vi,... do cá nhân ham muốn sự nổi tiếng tạo thành. Điển hình cho sự suy đồi văn hóa này là câu chuyện của tiktoker Nờ Ô Nô với một loạt các hành vi gây gổ qua ngôn từ, video với các tiktoker khác, quay video từ thiện không có sự đồng thuận của nhân vật với lời lẽ cợt nhả, liên tục phát ngôn bừa bãi gây tranh cãi. Hành vi của nhân vật này đã dấy lên một làn sóng chỉ trích không nhỏ trong cộng đồng và bị xử phạt bởi cơ quan chức năng. 

Đây là một biểu hiện rõ ràng nhất về sự suy thoái trong đạo đức, nhân phẩm của cá nhân, khiến cá nhân hứng chịu chỉ trích. Tuy nhiên, thay vì nghiêm túc thừa nhận và kiểm điểm lỗi sai thì cá nhân lại dựa vào lỗi sai đó để gia tăng danh tiếng cho bản thân, lựa chọn nổi tiếng bằng drama. 

Nguyên nhân khách quan

Do những người biết về bạn, dù ít hay nhiều tạo ra những lời chỉ trích. Thông thường, nếu xuất phát từ nguyên nhân này, lời chỉ trích sẽ nằm ở 3 mức có thật, không có thật, có thật nhưng bị thổi phồng. Ví dụ, đồng nghiệp ganh ghét nên đưa ra những lời bịa đặt để mọi người chỉ trích bạn; hoặc có những trường hợp, bạn không lấy đồ của ai cả, nhưng bạn lại xuất hiện trong không gian đúng thời điểm vụ mất trộm xảy ra, vì thế, kẻ ác tâm đổ lỗi cho bạn, những lời rầm rì xung quanh, cũng là lời chỉ trích. 

bàn tay vector miễn phí với ngón trỏ chỉ vào người phụ nữ chán nản.  những người chỉ trích cô gái có vấn đề về tâm lý minh họa véc tơ phẳng.  khái niệm kỳ thị xã hội cho banner thiết kế trang web hoặc trang đích

Hay như vụ việc một cô gái mặc áo cách điệu ở phần lưng, bị một thanh niên đi theo, quay video và đăng tải lên mạng xã hội cùng những lời đùa cợt, một đám đông định kiến ùa vào phán xét thuần phong mỹ tục, đó cũng là chỉ trích cá nhân. 

Chỉ trích cá nhân bịa đặt thường có tính chất “bới sâu tìm vết”, phán xét những vấn đề không may thiếu sót, những quan điểm không phù hợp với đám đông tiêu cực, áp đặt suy nghĩ,... 

Những người tạo ra chỉ trích bịa đặt và tham gia chỉ trích bịa đặt thường không quan tâm đến hậu quả mà mục đích là để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân độc đoán. Họ đổ lỗi vì họ muốn thấy có người gánh chịu khi sai lầm xảy ra. Họ đồn thổi vì con rắn ghen tị khiến cho họ mất hẳn lương thiện. Họ bịa đặt vì cảm thấy chán nản và muốn tìm một niềm vui mới. Phần “con” bên trong trỗi dậy, ăn mòn nhân cách, nhận thức và biến họ thành một kẻ xấu xa. 

Ngược lại, những người chỉ trích văn minh lại đang cố gắng giúp bạn nhận ra những sai lầm của bản thân để thay đổi trở nên tốt hơn. Người đó có thể là sếp, là bố mẹ, là bạn bè, hoặc bất kỳ ai xung quanh và họ thấy được những hành động của bạn. 

Học cách đối mặt với những lời chỉ trích

Mỗi ngày trôi qua, não bộ của con người tiếp nhận hằng hà sa số thông tin, drama này chèn lên drama khác, câu chuyện này đẩy câu chuyện khác đi xa hơn. Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc những lời chỉ trích sẽ hoàn toàn biến mất. Một khi lời chỉ trích xuất hiện, không chỉ bạn nhớ, mà người xung quanh bạn cũng sẽ nhớ và nhắc lại nó. 

“Thanh giả tự thanh” - người trong sạch không cần thanh minh cũng vẫn trong sạch, song nó không phải biện pháp tốt nhất để giải quyết những chỉ trích. Sự im lặng kìm chỉ trích xuống, nhưng không tiêu hủy nó mà chỉ đơn giản là cất nó vào trong một cái hộp, nó vẫn sẽ quay lại vào một lúc nào đó.

Bởi vậy, để giải quyết tốt những lời chỉ trích, hãy lưu ý: 

Giải quyết từ nguồn phát

Nguồn phát của mỗi trường hợp chỉ trích khác nhau nhưng về cơ bản, để giải quyết chỉ trích, chúng ta cần phải biết được nguyên nhân tạo ra chúng. Khi biết được nguyên nhân ấy, chúng ta mới có được phương hướng giải quyết phù hợp và vẹn toàn. 

Nếu như những lời chỉ trích đến từ lỗi sai của bạn, bạn hãy sẵn sàng thừa nhận và đối mặt. Trốn tránh không khiến bạn trở nên hoàn hảo hơn, mà nó sẽ chỉ là một vết gãy trong ứng xử, phẩm cách của bạn mà thôi. 

Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói: “Lời phê bình có thể không dễ chịu nhưng rất cần thiết. Nó có vai trò tương tự như cơn đau trong cơ thể con người. Nó kêu gọi sự chú ý đến một hiện trạng “không khỏe mạnh” đang diễn ra”. 

Vector miễn phí vẽ tay thiết kế phẳng đổ lỗi minh họa

Ví dụ, khi bạn quên deadline, bạn cần xin lỗi và chủ động đưa ra deadline gần nhất để xử lý công việc được giao. 

Khi đề án, thiết kế, sản phẩm của bạn làm ra không đạt yêu cầu, bị từ chối, đừng vội vứt nó đi hay đơn thuần cúi đầu nhận sai. Khi người khác chỉ trích bạn, đồng thời họ cũng muốn nhìn thấy sự thay đổi của bạn. Vì vậy, bạn cần xốc lại tinh thần, trực tiếp tham vấn cùng người xét duyệt để tìm ra vấn đề cần sửa chữa. Học tập những người xung quanh là cách tối ưu để bạn có thể tiến bộ và thêm kinh nghiệm. 

Gợi ý: Tone Policing: Từ công kích giọng điệu tới áp đặt định kiến xã hội

Vậy những lời chỉ trích bịa đặt không có thật thì sao? Bạn cũng vẫn phải đi tìm nguồn gốc khởi sinh của nó, là bắt đầu từ ai, tại sao họ làm vậy. Nếu trong môi trường tập thể, sẽ khó để tìm ra người lan truyền, vì thế, bạn có thể bắt đầu với một người có mối quan hệ tốt nhất với những người xung quanh. Người này thường không công khai chỉ trích ai, cũng không hùa theo một nhóm nhất định, vì thế, họ nhận được thông tin song vẫn trung lập. Họ sẽ giúp bạn tìm ra nguồn gốc của những lời chỉ trích đó. Việc của bạn là chứng minh người chỉ trích đã sai, và họ cần xin lỗi trước khi bạn nhờ cậy sự can thiệp từ pháp luật. 

Trong trường hợp chỉ trích, phán xét đến từ không gian mạng như vụ việc của bạn nữ trẻ bị quay lén ở trên, cách giải quyết cũng vẫn tương tự. Những lời chỉ trích mà bạn nữ nhận được đa phần là định kiến giới đối với phụ nữ, đổ lỗi cho nạn nhân. Đối với tình huống này, chúng ta có thể giải quyết bằng cách lôi kéo sự đồng tình của nhóm phụ nữ - một nhóm công chúng đủ lớn mạnh để phản bác và tranh luận. 

Ngày nay, các trang facebook về giới đang hoạt động vô cùng sôi nổi, đó cũng là một lựa chọn trong hợp tác hỗ trợ truyền thông. Thay vì giải quyết chỉ trích cho riêng bản thân, cách làm này giải quyết toàn bộ những chỉ trích mang tính chất định kiến đang nhằm vào những người phụ nữ. 

Kiểm soát cảm xúc và giọng điệu

Sự tự ti sẽ khiến bạn chùn bước. Sự tự ái sẽ khiến bạn mù quáng. Sự tức giận sẽ khiến bạn mất đi lý trí. 

Tại sao lại nói như vậy?

Đến hình tròn còn có thiên biến muôn dạng sang hình elip, oval, thậm chí là méo, lệch, thì con người đâu có ai vẹn toàn. Trước những chỉ trích của người khác đối với bạn, có thể là lỗi sai nhỏ, hoặc lỗi sai lớn, có khi là do khách hàng không hài lòng, bạn có thể tự ti, có thể tự ái, hoặc bất cứ cảm xúc gì. Nhưng bạn buộc lòng phải thừa nhận chỉ trích và kiểm soát tốt trạng thái ngôn ngữ, biểu cảm, hành vi. 

Xem thêm: Âm thanh từ trái tim: ảnh hưởng của cảm xúc tới giọng nói

Kiểm soát lý trí 

Để có thể sắp xếp ngôn ngữ đối đáp một cách mạch lạc hoàn chỉnh, tìm ra những bất đồng trong ý kiến, quan điểm, đón nhận những góp ý, đề nghị chỉnh sửa từ phía sếp, khách hàng,... Phát ngôn của bạn là đại diện con người bạn. 

Những lời xốc nổi bạn nói ra khi bị chỉ trích, nếu không được suy tính cẩn thận, bạn sẽ đánh mất cơ hội tương lai và giá trị nỗ lực trong thời gian dài. Khi lý trí đủ bình tĩnh, bộ não đủ thông thái, tức là bạn đã cho bản thân khoảng nghỉ để sắp xếp những lời chỉ trích, bạn sẽ sẵn sàng để đón nhận. 

Kiểm soát cảm xúc 

Đây là việc khó nhất nhưng cũng cần thiết nhất. Kiểm soát cảm xúc trước chỉ trích không bảo bạn vô cảm với chỉ trích mà muốn bạn chuyển hóa mọi sự hỗn độn trong tinh thần thành động lực. Đây là một nguyên lý mà bạn phải học và dành thời gian luyện tập. Một gợi ý giúp bạn điều chỉnh cảm xúc là bạn có thể giả lập tình huống trong cuộc sống với chủ thể là chính bản thân. Thay vì ứng phó vội vàng với chỉ trích, bạn có thể nghĩ sớm về chỉ trích như một khó khăn sẽ xảy ra trong đời, phân nhánh tình huống có thể xuất hiện với bạn và đưa ra giả thuyết tâm trạng, biện pháp xử lý. 

Nếu bạn đang bị chỉ trích, hãy nở một nụ cười. Các nhà tâm lý học cho rằng, việc cười sẽ tác động đến trí não, giúp bạn cảm nhận niềm vui lan dần. Đây cũng là một thói quen bạn có thể áp dụng trong cuộc sống.