Trong quan điểm của đại đa số người, trò chơi điện tử là thứ làm “hư” một đứa trẻ khiến chúng trở nên lười học, không nghe lời, trốn học để được chơi game. Trường hợp say mê trò chơi điện tử ở mức độ cao còn có thể kích động hành vi bạo lực, gây suy giảm sức khỏe,... Khi gặp phải tình trạng này, phụ huynh thường có xu hướng cấm đoán nghiêm khắc, nhưng những đứa trẻ đã đang say mê trò chơi điện tử thì không hề dễ dàng nghe theo những cấm đoán đó. Trong độ tuổi từ 3 - 15 tuổi, trẻ rất khó để kiểm soát bản thân khỏi những cám dỗ, đặc biệt là cảm giác chiến thắng, tự do mà game mang lại. Chính vì thế, để trẻ không bị rơi vào tình trạng nghiện game nặng và để trẻ hiểu đúng về game với tư cách là trò chơi trí tuệ giải trí, cha mẹ cần có định hướng về vấn đề này. Thay vì cách ly hoàn toàn trẻ với những trò chơi điện tử, hãy biến nó thành công cụ giáo dục thú vị. Cùng WeStudy khám phá phương pháp kết nối cha mẹ, con trẻ và trò chơi điện tử trong hoạt động giáo dục nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ khó cai nghiện game 

Cha mẹ có từng tự hỏi rằng “Tại sao con không muốn bỏ game” không? Thực tế, khi phát hiện con mình say mê trò chơi điện tử, các bậc phụ huynh có xu hướng xử lý như sau:

- Cấm đoán cực đoan, không cho phép con có một chút liên hệ nào với trò chơi điện tử. 

- Giới hạn thời gian chơi trò chơi điện tử nhưng không quan tâm việc con chơi gì và chơi thế nào. 

- Không cấm cũng không cổ vũ, chỉ đơn giản nhắc nhở con chú ý việc học hơn. 

Vấn đề ở đây là, các bậc phụ huynh chỉ nhìn vào thực trạng mà không đào xới nguyên nhân lựa chọn giải trí của con. Việc trẻ yêu thích các trò chơi điện tử và không muốn rời xa chúng là hoàn toàn dễ hiểu bởi một số lý do sau:

Ảnh hưởng hành vi từ số đông 

Theo thống kê của The Entertainment Software Association (Hiệp hội phần mềm giải trí), có khoảng 2,5 tỷ người tham gia các trò chơi điện tử. Tức là, xung quanh con trẻ đều có những người lớn hoặc người bạn sử dụng trò chơi điện tử như một phương pháp giải trí. 

Khi trẻ nhận thấy rằng, những người khác đang chơi, và họ vui vẻ với những trò chơi ấy thì chúng cũng sẽ tò mò, muốn được trải nghiệm, muốn được khám phá. Trong một nhóm chơi chung của trẻ nhỏ, khi có điều gì mới, những đứa trẻ sẽ chia sẻ và làm cùng nhau, đó là bước đầu để trò chơi điện tử lan truyền. 

Việc chơi game và không muốn bỏ game một phần là vì những đứa trẻ khác cũng được chơi, do đó chúng không nhận định hành vi của mình là sai trái và càng muốn phản nghịch những lời cấm đoán đó. 

Trải nghiệm mới lạ

Ngành thể thao điện tử đang dần phát triển với sự trưởng thành của nền công nghệ tiên tiến với những cái tên nổi bật trong Esport như Liên minh, Liên quân, PUBG,... với những streamer có lượng fan khủng. Thông qua kênh youtube, facebook, trẻ được tiếp xúc với những thông tin này dưới dạng hình ảnh ấn tượng. Những hình ảnh này khiến trẻ cảm thấy trầm trồ và hiện thực hóa mong muốn của chúng về thế giới anh hùng.

Ảnh miễn phí thoát khỏi trẻ em châu Á nam cậu bé thích chơi game metaverse với tai nghe vr đeo được có tay cầm điều khiển chơi game thể thao trực tuyến trong phòng khách ở nhà công nghệ gia đình thiếu niên trẻ sử dụng công nghệ vr

Vì thế, khi bước vào game, được nhập vai, được trải nghiệm các bản đồ địa hình thú vị, được biến hóa với các kỹ năng khiến trẻ cảm nhận bản thân cũng có thể làm một anh hùng như tưởng tượng. Từ bỏ game đồng nghĩa với từ bỏ cảm giác chiến thắng, từ bỏ sự kết nối, sự tự do phát ngôn, đó là những điều mà trẻ không có trong thế giới hiện thực. 

Gợi ý: Định kiến xã hội và những ảnh hưởng trong giao tiếp với trẻ

Mất kết nối với cha mẹ 

Ở độ tuổi tò mò và khao khát được khám phá, những gì bị cha mẹ dùng từ “ngăn cấm” đều khiến trẻ muốn được thử. 

Giống như khi còn nhỏ, nhìn thấy những vật mới lạ, dù cha mẹ cảnh báo rằng nóng, cay, đắng thì chúng ta cũng vẫn tò mò mà chạm vào. Chính vì thế, nếu chỉ dùng biện pháp ngăn cấm thì không bao giờ có thể tách trẻ khỏi trò chơi điện tử mà trẻ vẫn có sự đồng thuận vui vẻ. Điều này chỉ kéo dãn khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, khiến trẻ cảm thấy cha mẹ không thấu hiểu mình, không tôn trọng sở thích của mình. Những đứa trẻ ở thời điểm cấp 2, cấp 3 đang trong độ tuổi thích khám phá về thế giới, muốn thử thách những giới hạn của bản thân và muốn “vượt rào” khỏi vòng tay cha mẹ. Ở giai đoạn phản nghịch này, cha mẹ càng cấm trẻ sẽ càng làm, những đứa trẻ cảm nhận không được chia sẻ, không được lắng nghe sẽ chọn làm ngược lại những gì cha mẹ mong muốn. 

Chuyển hóa nỗi lo thành công cụ: dạy con bằng trò chơi điện tử

Trò chơi điện tử thực chất không xấu, vì nó là một sản phẩm của số hóa, vừa có chức năng giải trí, vừa có chức năng thể thao điện tử cần đến tư duy logic và phân tích lập luận. Vì vậy, thay vì tìm cách ngăn cản con chơi trò chơi điện tử, cha mẹ có thể lợi dụng những ưu điểm của trò chơi điện tử để giúp con học tập và suy nghĩ như một thành viên thi đấu Esport. Trong quá trình ứng dụng này, cha mẹ cần lưu ý:

Định hướng thể loại trò chơi điện tử

Trò chơi điện tử, sách truyện, phim ảnh đều là những sản phẩm văn hóa. Vì thế, mỗi độ tuổi khác nhau, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin văn hóa cũng khác nhau, do đó, trong quá trình trưởng thành của con cái, cha mẹ cần lưu ý chọn lọc những sản phẩm văn hóa đó. Các trò chơi điện tử hiện nay khi được thiết lập đều có lưu ý giới hạn độ tuổi phù hợp. Vì thế, những dạng trò chơi nhập vai có yếu tố bạo lực đều có độ tuổi từ 16 - 17 +. Ở dưới độ tuổi này, cha mẹ cần quản lý thời gian chơi game, và cả nhận thức về game của con. Tuy nhiên, để giúp con giải trí lành mạnh, cha mẹ nên bổ sung trò chơi điện tử vào danh mục các hoạt động ngoại khóa, định hướng sớm cho con những game phù hợp với lứa tuổi mà vẫn kích thích được tinh thần chinh phục của con. 

Cậu bé PSD miễn phí chơi trò chơi di động chống lại em gái của mình

Quá trình tiếp xúc với trò chơi điện tử cần có sự định hướng và đồng hành của cha mẹ. Việc cha mẹ tham gia chơi cùng con sẽ giúp con cảm thấy có người bạn đồng hành, được kết nối, được chia sẻ những gì bản thân yêu thích. Giống như câu nói “Gần đèn thì sáng”, sản phẩm văn hóa nói chung và trò chơi điện tử nói riêng đều không hại, nó chỉ hại khi người tiếp cận nó sai mục đích và thiếu khả năng lý giải, kiểm soát tác động. 

Định hướng nhận thức về trò chơi điện tử

Trước khi thay đổi nhận thức của con trẻ, bản thân cha mẹ cũng cần thừa nhận trò chơi điện tử là một sản phẩm văn hoá chứ không phải sản phẩm gây hại cho trẻ. Khi cha mẹ nhận diện được bản chất của trò chơi điện tử và những tính năng giáo dục của nó, cha mẹ mới có thể giúp trẻ định hướng một cách tốt nhất. 

Việc định hướng không phải là cha mẹ chọn trò chơi, yêu cầu trẻ chơi mà phải tiến hành tuần tự:

Đầu tiên, phân tích đặc điểm tính cách, điểm mạnh điểm yếu của con. Đây là nhân tố xác định các loại hình trò chơi mà con sẽ có hứng thú và khả năng tiếp nhận. 

Phân nhóm trò chơi điện tử: nhóm trí tuệ cơ bản, nhóm vận dụng kiến thức, nhóm rèn luyện tư duy,... Cha mẹ có thể xây dựng các phân nhóm trò chơi có độ khó tăng dần này để trẻ đi từ việc làm quen tới hứng thú và khao khát thử thách. Quá trình thử nghiệm các trò chơi giúp trẻ hình thành khả năng thích ứng, tư duy linh hoạt, phân tích chiến thuật biến hoá, khai thác các điểm đột phá thành tích,...

Hình ảnh trẻ em chơi đồ chơi miễn phí được chụp đầy đủ

Giao tiếp truy vấn, không để con tự chơi mà sau khi con chơi, hãy đặt câu hỏi: Con dùng cách nào để chiến thắng? Những điểm thú vị của trò chơi đối với con? Con thấy khó khăn ở đâu hay có muốn nâng độ khó không?...

Nguyên tắc giáo dục với trò chơi điện tử

Bên cạnh hoạt động định hướng, để con có thể chơi, học và rèn luyện thông qua trò chơi điện tử, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý những nguyên tắc:

  • Cố định thời gian chơi điện tử và nên tham gia chơi cùng con, thảo luận với con về trò chơi đó. Điều này giúp trẻ cảm nhận được sự thấy hiểu của cha mẹ và không bị lạc lõng trên hành trình khám phá.
  • Chỉ chơi khi đã hoàn thành những nhiệm vụ khác. Điều này giúp con hiểu được trách nhiệm của bản thân và muốn giải trí thì trước đó cần có sự chăm chỉ. Đừng biến con thành đứa trẻ nghe lời thụ động mà hãy hướng dẫn và tạo cho con môi trường trưởng thành chủ động. 
  • Tăng cường hoạt động thể chất và dã ngoại giúp con không bị sa đà trong thế giới số và không mất kết nối với thế giới thực. Rèn luyện trí tuệ và sự sáng tạo qua trò chơi điện tử chỉ nên diễn ra vừa đủ, và nên dành nhiều thời gian tiếp nhận sản phẩm văn hoá khác, trải nghiệm và khám phá thế giới. Đối với những trẻ yêu thích game nhập vai, cha mẹ có thể cùng nhau tổ chức bữa tiệc “cosplay” game hoá. Trẻ vừa được chơi, vừa rèn luyện sức khoẻ, vừa phải tư duy về chiến thuật để chiến thắng. 

Trong quá trình nuôi dạy con cái, tư duy và phương pháp giáo dục của cha mẹ góp phần không nhỏ đặt nền tảng phát triển cho trẻ. Chính vì thế, hãy luôn ưu tiên sự kết nối - sự khoa học - sự yêu thương trên hành trình ấy. 

Thời đại số hóa hiện nay, bên cạnh việc cho trẻ tiếp xúc với trò chơi điện tử một cách khoa học, cha mẹ có thể tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với lập trình game đơn giản. Thay vì chơi những thiết lập có sẵn, trẻ có thể lập trình game theo sở thích riêng. Từ năm 2014 đến nay, nhiều trường học tại Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản đã áp dụng xu hướng giáo dục đổi mới này. Để giúp con trẻ làm quen với lập trình, cha mẹ có thể tham khảo Khóa lập trình cơ bản - Làm quen với các ngôn ngữ lập trình tại WeStudy. Việc nắm bắt được kiến thức lập trình giúp trẻ luyện tập tư duy, mở rộng cơ hội hòa nhập quốc tế và thuận lợi trong quá trình thực hiện hồ sơ du học.