Phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng - đó là hành trình để bạn có thể giành được một vị trí trong doanh nghiệp với những quyền lợi mơ ước. Thế nhưng, kỹ năng phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng của nhiều người lại rất yếu bởi một số nguyên nhân như: ít tiếp xúc với nhà tuyển dụng, lo lắng không qua được vòng phỏng vấn, e ngại vì bản thân ít kinh nghiệm, thiếu tự tin vào năng lực cá nhân,... Tựu trung lại, những nỗi lo sợ, hay thường lép vế trước nhà tuyển dụng đều xuất phát từ một nguồn chính: không tự tin.

Khi bạn không tự tin, bạn làm gì cũng hỏng. Tâm lý chung của con người là khi thiếu tự tin sẽ sinh ra lo lắng, khó kiểm soát ngôn ngữ và hành động trong suốt quá trình phỏng vấn. Ví dụ, đứng trước nhà tuyển dụng, một số ứng viên gặp phải tình trạng ấp úng, quên hết những nội dung đã chuẩn bị, giọng nói nhỏ và gấp, không dám nhìn thẳng. 

Trong khi đó, những yếu tố để đánh giá ứng viên không chỉ dựa trên năng lực thể hiện trong CV, Portfolio mà còn thể hiện ở quá trình giao tiếp cùng nhà tuyển dụng, vì nó gián tiếp thể hiện kỹ năng thuyết trình, khả năng kiểm soát cảm xúc và phong thái ứng viên. 

Vậy, phải làm sao để khắc phục được những nhược điểm đó? Hãy cùng WeStudy đi tìm bí quyết thuyết phục nhà tuyển dụng và cách sử dụng quyền năng của giọng nói nhé!

Bí quyết giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

“Đầu xuôi đuôi lọt”, vòng 1 suôn sẻ, vòng 2 vui vẻ thì đến những vòng khác, bạn sẽ tràn đầy năng lượng và tinh thần để thể hiện cá tính. Để thực hiện những điều đó, bạn cần nhớ:

Tự tin để SALE bản thân

Nếu là một người thường theo dõi thông tin trên các trang mạng xã hội, bạn sẽ chẳng lạ gì chương trình Shark Tank - gọi vốn đầu tư. Phỏng vấn cũng tương tự như vậy, là một hình thức “SALE” bản thân thật ấn tượng, để doanh nghiệp chấp nhận dành thời gian đào tạo, hợp tác và tiếp nhận nhân tố mới là bạn. 

Dù là gọi vốn hay phỏng vấn, yếu tố quan trọng đầu tiên chính là bạn phải tự tin. Bạn tự tin vào chính mình - giống như một sản phẩm “người” được trang bị đầy đủ học thức, kỹ năng và tiềm năng bứt phá, điều khác biệt với vật vô tri là người này có cảm xúc, và cảm xúc càng mãnh liệt càng dễ dàng dẫn dắt cảm xúc của người khác.

Người phụ nữ trẻ châu Á tốt nghiệp phỏng vấn với hai người quản lý với chuyển động tích cực

Khi bạn vui vẻ đến với buổi phỏng vấn, bình tĩnh mỉm cười với những người đối diện, bất giác họ sẽ cảm thấy vui theo và có thiện cảm với bạn. Con người là một sinh thể có trái tim và sống với lý trí ẩn tàng trong cảm xúc, vì thế, khi bạn dùng cảm xúc để kết nối với đối phương, nhất định sẽ thành công. Bởi vì, đối phương sẽ tự nhiên cũng thấy vui, vì bạn là mảnh ghép tự tin, và họ sẽ kỳ vọng cũng như trao cho bạn cơ hội để bạn đi xa hơn. 

Phong thái chuyên nghiệp

Ấn tượng đầu tiên là ấn tượng có tính quyết định với những người chưa có khoảng thời gian tiếp xúc với bạn đủ lâu. Họ chỉ biết bạn qua những dòng trong hồ sơ, qua tài khoản mạng xã hội, qua giọng nói điện thoại và trong buổi phỏng vấn, đó là sự gặp gỡ đầu tiên, không đủ để thấu hiểu hết con người bạn. 

Bởi thế, gặp nhau lần đầu, hãy tốt đẹp và chỉn chu. 

- Trang phục gọn gàng sạch đẹp. Tùy vào môi trường phỏng vấn, bạn có thể lựa chọn trang phục phù hợp, song lời khuyên để bạn có bộ trang phục gọn gàng nhất là: lựa chọn màu sắc đơn giản, trắng đen hoặc pastel; quần dài và chân váy dài; giày da, giày thể thao; đầu tóc gọn gàng, không để che hết gương mặt. 

- Dáng đi khoan thai, ưỡn ngực thẳng lưng. Trong buổi phỏng vấn, hãy ngồi thẳng, hai tay đặt trên bàn và giao tiếp ánh mắt với người đối diện. Tuy nhiên, cần tránh nhìn chằm chằm vào họ mà hãy nhìn thật linh động, thỉnh thoảng chuyển động ánh mắt, thể hiện cảm xúc, kết hợp cùng một số ngôn ngữ cơ thể như bắt tay, đặt tay lên ngực, mở tay sang bên trái/ phải,...

- Đi phỏng vấn đúng giờ, xác nhận đầy đủ qua email, điện thoại,... và không quên lời cảm ơn sau mỗi vòng phỏng vấn. Đây là một cách ghi điểm mà rất nhiều người đã bỏ lỡ. 

Khi phản hồi qua email, không giống với việc bạn trả lời bạn bè, người thân, mà giống như bạn viết một bức thư trang trọng. Nó không cần cầu kỳ, nhưng ngắn gọn mà logic, đầy đủ, có chào hỏi, đặt ra vấn đề, giải quyết vấn đề, kết lại và chào một lần nữa.

Lắng nghe và tương tác

Chăm chú, bình tĩnh, tươi tắn là những gì nhà tuyển dụng muốn được thấy ở bạn. Nó cho biết rằng bạn hứng thú với câu chuyện của họ, sẵn sàng hòa nhập cùng với họ.

Đặc biệt, bạn hãy nhớ phản hồi ngay sau khi đối phương kết thúc một đoạn nói, một câu hỏi. Đừng để những khoảng trống im lặng vì nó sẽ dập tắt kỳ vọng của họ ở bạn. Dù lúc đó bạn đã có câu trả lời chính xác hay chưa thì cũng hãy cho họ biết, vì đơn giản khi bạn nói câu “Em còn cần cân nhắc một chút. Em xin phép anh/chị 5 phút để suy nghĩ thêm về vấn đề này ạ” thì luôn tốt hơn là sự im lặng.

Người phụ nữ trẻ châu Á tốt nghiệp bắt tay với hai người quản lý

Để làm được điều đó, hãy chuẩn bị sẵn những câu hỏi: về doanh nghiệp, về vị trí công việc, về văn hóa chung, về quyền lợi và các hoạt động công đoàn,... Bạn không cần ngại ngần khi hỏi về lương hay quyền lợi của mình, bởi vì đó là vấn đề cần thiết khi doanh nghiệp sử dụng lao động và khi bạn “bán” sức lao động của mình. 

Nghệ thuật thuyết phục phát huy quyền năng của giọng nói

Giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian tại Đại học California đã chỉ ra một quy tắc trong hoạt động giao tiếp, đó là 7-38-55. Ông cho rằng: giá trị của ngôn từ thu hút 7%, giọng nói thu hút 38%, và ngôn ngữ cơ thể thu hút 55% sự quan tâm của người nghe. Như vậy, để làm chủ một cuộc giao tiếp và phát huy tối đa quyền năng của giọng nói, bạn cần chú ý phân bổ các nguyên tắc này. Để hình dung dễ dàng hơn, bạn có thể tưởng tượng như sau:

Nếu bạn chú trọng quá mức vào ngôn từ diễn đạt, hành văn, sử dụng từ ngữ hoa mỹ, nó sẽ làm đẹp cho diễn ngôn của bạn, cho âm thanh phát ra nhưng khả năng thu hút người nghe sẽ rất thấp. Giá trị ngôn từ chiếm 7% trong cuộc giao tiếp cũng thể hiện rằng, bạn sẽ chỉ thu hút được 7% người nghe nếu bạn chỉ chăm chú vào một yếu tố này. Hiển nhiên, nếu giọng bạn hay, người ta sẽ ghé lại nghe thêm chút nữa, nhưng chẳng mấy chốc mà chán vì bạn cứ đọc đều như thế. 

Bởi vậy, 7 - 38 - 55 là nguyên tắc để bạn xây dựng một cuộc phỏng vấn thành công. Để làm điều này, bạn cần chú ý:

1. Chuẩn bị trước khi nói 

Chuẩn bị lời giới thiệu, chuẩn bị câu hỏi, tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp, về người lãnh đạo, người phỏng vấn và lọc ra những điều bản thân chưa chắc chắn và cần biết thêm. Việc chuẩn bị giúp bạn soạn sẵn trong đầu những từ ngữ có thể dùng trong cuộc giao tiếp này, và dù xảy ra tình huống gì, bạn cũng không bị bất ngờ hay khó chọn từ. 

Nữ doanh nhân trẻ châu Á sử dụng máy tính xách tay nói chuyện cho cuộc họp hội nghị cuộc gọi video

2. Luyện giọng nói

Luyện giọng ở đây không phải là bắt buộc bạn phải có giọng nói hay bẩm sinh, mà là giọng nói hay đến từ kỹ thuật, tổng hòa của các yếu tố phát âm - ngữ điệu - truyền cảm - âm lượng. Trong đó, điều chỉnh âm lượng tốc độ và nhịp điệu nhấn nhá, cảm xúc tương hỗ rất quan trọng vì nó tác động đến cảm xúc của người nghe. Vì sao những người diễn thuyết thành công truyền cảm hứng cho hàng ngàn, hàng triệu người như thế? Đó là vì họ vận dụng kỹ thuật giọng nói để đạt tới sự thuyết phục tuyệt vời nhất. 

Xem thêm: Thế nào là giọng nói hay?

3. Ngôn ngữ cơ thể 

Ngôn ngữ cơ thể là dạng giao tiếp phi ngôn ngữ nhưng lại chiếm tới hơn một nửa khả năng thu hút người khác. Nguyên do là vì, cảm xúc là thứ chi phối giọng nói, cảm xúc xuất phát từ những rung động của xung thần kinh, vì thế, nó sẽ biểu hiện ra trên toàn cơ thể. Khi bạn lo lắng, đôi mắt bạn không dám nhìn thẳng, tay chân bạn bối rối, hai tay xoa vào nhau liên tục. Khi bạn tự ti, bạn có xu hướng cúi thấp mặt, nói nhỏ và ngập ngừng, không dám hỏi đến những vấn đề về quyền lợi bản thân. Dù bạn có cố gắng tươi cười thì ánh mắt bạn, đôi tay bạn và khí chất toát ra cũng không thể che giấu được những nhà tuyển dụng.

Người phụ nữ trẻ châu Á tốt nghiệp phỏng vấn với hai người quản lý qua bài thuyết trình

Vì thế, hãy học cách giao tiếp bằng mắt, minh họa bằng cử chỉ, tư thế và điệu bộ tự nhiên, không ngừng thay đổi những trạng thái gương mặt nhưng không quá mức mà chỉ cần vừa phải, để đối phương hiểu là bạn vẫn đang lắng nghe và nỗ lực thể hiện cá tính. 

Để thay đổi ngay từ hôm nay, bạn có thể thể tham khảo chương trình luyện giọng nói cùng NSƯT Hà Phương - người thầy của nhiều thế hệ MC, phát thanh viên, diễn viên.