Bạn có bao giờ thắc mắc làm thế nào mà nhiều người có thể điều hành việc kinh doanh, dành thời gian với gia đình, tham dự các buổi hội thảo và thậm chí còn tranh thủ viết một cuốn tự truyện mỗi tối? Họ có siêu năng lực chăng? Tất nhiên là không rồi. Chỉ đơn giản là họ biết tối ưu hoá 24 giờ đồng hồ hơn bạn mà thôi, và riêng lợi thế ấy đủ tạo ra một khoảng cách lớn giữa hai chữ “bình thường” với “xuất chúng”.
Như thường lệ, dưới đây là một vài thủ thuật quản lý thời gian từ những bộ óc kiệt xuất nhất, hãy cùng xem ta có thể chôm chỉa gì từ họ không nhé!
Một số người chắc chắn có nhiều “giờ rảnh rang” hơn những người khác, nhưng hầu hết chúng ta đều có ít nhất một vài giờ “không biết làm gì”. Và theo Quy tắc 5 giờ, cách chúng ta chi tiêu những giờ đó có thể định hình sự khác biệt giữa người thành công và kẻ tầm thường.
Nhiều người lầm tưởng các thiên tài sáng tạo như Charles Dickens và Charles Darwin phải làm việc tới quên ăn quên ngủ mới trở nên vĩ đại tới vậy. Sự thật hoàn toàn ngược lại: họ có thể bị coi là “lười biếng” nếu xét theo tiêu chuẩn thời nay. Cả Dickens lẫn Darwin đều là người ủng hộ trung thành của phong cách "ngày làm việc 4 giờ" trước cả khi thuật ngữ này ra đời. Nhưng bằng cách nào đó, họ vẫn đạt được những thành công vang dội. Bí quyết có phải chỉ nằm ở tài năng hay không?
Tôi có một người bạn, suốt một thời gian dài ơi là dài, cứ nói mãi về chuyện lập một blog cá nhân và cố gắng trở thành một cây viết chuyên nghiệp (hoặc ít nhất là bán chuyên). Anh ta nói về kế hoạch này nhiều tháng rồi, nếu tôi không lầm thì có thể tính thành năm, và anh ta cũng có đủ tiền rồi. Nhưng anh ta chưa từng lập một blog nào cả. Luôn luôn có vài lý do nào đó: chất lượng của bài viết chưa đủ tốt, tay nghề còn non nớt, hoặc anh ta không có thời gian cho việc này.
Năm tháng trôi qua, hàng ngày anh ta vẫn thức dậy làm những việc bình thường, đôi khi là lặp đi lặp lại thật tẻ nhạt. Ít ra thì anh ta cũng thấy thoải mái và đã quá quen với vùng biển lặng của một “nhà văn không ai biết”.
Người bạn đó chính là tôi. Đúng vậy, tôi là một chúa tể trì hoãn. Tôi là kẻ sẽ bỏ tính trì hoãn từ ngày mai (bạn hiểu mà). Tôi làm những công việc tẻ nhạt, sống một cuộc đời tẻ nhạt.
Nhưng tôi vừa mới phát hiện ra: tẻ nhạt cũng có năng lực của riêng nó. Và năng lực này có thể giúp tôi, bạn và nhiều người khác theo cách nào đó bớt trì hoãn đi.
Lucius Annaeus Seneca, hay thường gọi là Seneca, là một chính khách Roman và một nhà triết gia nổi tiếng, một trong ba cây đại thụ của trường phái Khắc kỷ Hy Lạp. Ngay từ sớm, Seneca đã phát triển một bộ kỹ năng tư duy vượt bậc và là bậc thầy về cách sống. Trong tác phẩm On the Shortness of Life, Seneca nhắc nhở chúng ta về một trong những tài nguyên quý giá nhất nhưng thường bị xem nhẹ: thời gian. Và dưới đây là 10 ý tưởng cốt lõi nhất về nghệ thuật quản lý thời gian của ông.
Hôm nay là chủ nhật. Vào chủ nhật, Toru không “lên dây cót”. Cậu nhàn rỗi và có thể đọc truyện, xem phim tùy thích. Việc duy nhất Toru cần làm là gửi một lá thư cho cô bạn gái Naoko.
Ngồi vào bàn, cậu dành hẳn 1 tiếng để nghĩ xem sẽ bắt đầu lá thư bằng chuyện gì. Rồi một nửa tiếng nữa để đi tìm bút, hơn 3 tiếng viết, xé rồi lại tiếp tục viết.
Khi xong xuôi đã quá giờ trưa, Toru ngồi lựa phong thư mất thêm nửa tiếng, rồi lại thêm 20 phút ngồi đọc đi đọc lại lá thư. Khi ra khỏi nhà, cậu phân vân mất 15 phút nghĩ xem có nên mang theo ô hay không.
Cứ như vậy, chỉ một việc viết và gửi lá thư thôi đã chiếm trọn gần như cả ngày nghỉ của Toru. Cậu thắc mắc, “bình thường cùng lắm mất 2 tiếng thôi mà nhỉ, sao hôm nay mình dềnh dàng vậy ta?”.
Không biết Toru đã tìm ra câu trả lời chưa, nhưng mong cậu sẽ đọc được bài viết này. Điều cậu đã trải qua là một hiện tượng trong Luật Parkinson, nói rằng khi ai đó ấn định khoảng thời gian lâu hơn cho một công việc, công việc đó sẽ tự động “giãn” ra theo và lấp đầy khoảng thời gian đó.
Vậy còn bạn – người đang đọc bài viết này, bạn có từng giống như Toru? Bạn có bao giờ nghĩ việc đơn giản và sẽ hoàn thành nhanh chóng – nhưng cuối cùng lại lâu la không tưởng? Có cách nào để chấm dứt tình trạng này không?
Có chứ, nếu bạn đọc kỹ những điều tôi chuẩn bị nói dưới đây.
Quay lại mùa hè 1987, Francesco Cirillo, lúc này vẫn là một sinh viên Đại học – đang giam mình trong phòng để ôn thi. Tuy nhiên, anh không tập trung nổi. Quá bực mình, Francesco cá cược với chính mình: “Mày có được việc không vậy? Tao cá tao có thể tập trung trong hai phút mà không bị phân tâm!”. Tức thì, anh đi vào bếp, lấy chiếc đồng hồ hẹn giờ có hình quả cà chua đỏ rồi quay lại bàn.
Vặn đồng hồ hai phút, anh bắt đầu đọc sách. Thật bất ngờ khi Francesco đã thắng cược, và có vẻ như anh vừa tìm ra điều gì đó. “Tại sao nó lại hoạt động?”, Francesco tự hỏi. Anh lần lượt tăng thời gian lên thành 5 phút, 10 phút rồi tới một tiếng…
Francesco lặp đi lặp lại thí nghiệm trên trong nhiều ngày và đi tới kết luận: khả năng tập trung và năng suất làm việc của anh tối ưu trong khoảng 25 phút với 5 phút giải lao giữa các quãng. Lấy ý tưởng từ chiếc đồng hồ hình cà chua, anh đặt luôn cho phương pháp mình vừa phát triển là Pomodoro (Pomodoro là quả cà chua trong tiếng Ý).
Ngày nay, Pomodoro được phổ biến rộng rãi như một phương pháp quản lý thời gian thông minh, giúp ích trong cả học tập, làm việc và nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Để áp dụng nó thành công, dưới đây là tất cả những thông tin bạn cần biết:
Gửi đến bạn – một con người bận rộn, bạn có cho rằng 24 giờ một ngày vẫn là quá ngắn? Bạn đã bao giờ rơi vào cảnh công việc chất ngất nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? Bạn đã bao giờ cố gắng làm việc trước hạn chót nhưng chẳng thể tập trung nổi? Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao mình làm nhiều hơn, nỗ lực hơn mà vẫn thua kém người làm ít?
Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này, chắc hẳn bạn chưa hài lòng về năng suất làm việc của mình. Và hãy tưởng tượng cảm giác thoải mái, phấn khích nhường nào khi bạn có thể hoàn thành công việc của 8 tiếng trong chưa đầy một nửa số thời gian đó, dư ra vô số thời gian và năng lượng để nuông chiều những sở thích của bản thân, dành thời gian bên bạn bè nhiều hơn và sẽ vĩnh viễn tạm biệt với việc dằn vặt một ngày trôi qua mà mình chẳng làm gì ra hồn.
Với Nguyên lý Pareto mà chúng ta sẽ cùng thảo luận sau đây, bạn sẽ không còn phải tưởng tượng điều đó nữa.