Bạn có đang bị rơi vào bẫy Năng suất độc hại?
Chủ nghĩa năng suất độc hại có thể nảy sinh ở bất cứ ai và trong bất cứ môi trường nào, ngay cả khi môi trường đó thực sự nhẹ nhàng và chậm rãi. Những người rơi vào chiếc bẫy này liên tục đốt cháy giai đoạn, đốt cháy thời gian thực hiện. Ví dụ, một chiếc bánh cần trải qua 5 bước, cân đo đong đếm nguyên liệu, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp mới có thể hoàn thiện và mang đến vị ngon. Những người theo chủ nghĩa độc hại không đi theo quy trình như thế. Họ có thể dồn rất nhiều cốt bánh để làm trong một lần, hoặc gia tăng tốc độ ở các khâu chuẩn bị, gần như đặt rất nhiều nhiệt huyết vào trong hành vi của mình.
Hậu quả là, khi kết quả cuối cùng xảy ra, kỳ vọng của họ có thể không đạt được, thì cũng là lúc họ sụp đổ hoàn toàn. Và nếu có may có kết quả phù hợp, thì họ cũng không còn đủ sức để tiếp nhận đó. Động thái năng suất độc hại duy trì trong thời gian dài cũng tạo cho chủ doanh nghiệp một thói quen, rằng bạn là nhân viên xuất sắc, bạn làm tốt và làm nhanh mọi thứ, vậy là áp lực kỳ vọng, áp lực công việc không ngừng tăng.
Năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã bổ sung tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc vào Bảng phân loại bệnh tật quốc tế như một loại hiện tượng nghề nghiệp. Sự thôi thúc về một thế giới tiện lợi, sự mong đợi vào thế hệ tinh anh đã vô tình tạo ra những căn bệnh năng suất, thay vì nỗ lực và cố gắng, họ mạnh mẽ đốt cháy bản thân mình.
Một trong những lý do quan trọng khiến nhiều người bị sụp đổ bởi năng suất độc hại là vì họ phải làm nhiều hơn khả năng của mình. Ví dụ, trong thời kỳ work-from-home, vì vấn đề hiệu quả và tài chính, nhân viên phải tiếp nhận mức độ áp lực gấp đôi những ngày thường. Trong khi đó, họ phải bật camera theo dõi liên tục, và thế là họ cũng giây phút nào để nghỉ ngơi khi cứ làm việc với một màn hình vi tính. Điều này chỉ làm gia tăng sự cô đơn, mệt mỏi và có phần chán nản của người lao động. Kết quả là khi hoạt động làm việc trực tiếp trở lại, đa số có xu hướng xa rời với công ty, mất kết nối với doanh nghiệp và gia tăng số lượng đơn xin nghỉ việc.
Để phát hiện bản thân có ở trong chiếc bẫy này hay không, bạn có thể lưu ý các điểm sau:
Ưu tiên công việc hơn các vấn đề khác trong cuộc sống
Cuộc sống là một vòng tròn lăn đều nhờ sự cân bằng của các thành tố theo thuyết Bánh xe cuộc đời, bao gồm những nhu cầu cơ bản nhất của loài người như sức khỏe, tài chính, công việc, các mối quan hệ, giải trí, tinh thần,...
Tham khảo: Wheel of life: Nếu cuộc đời là một bánh xe
Thế nhưng, những người theo chủ nghĩa năng suất độc hại sẽ độc tôn yếu tố công việc. Mặc kệ những yếu tố khác đang bị chững lại, mặc kệ cuộc đời mình có thể bị lăn xuống dốc, họ vẫn bất chấp lao vào xử lý các dự án đã nhận.
Tất cả công việc thuộc về tôi
Bởi vì kỳ vọng họ đặt ra cho bản thân, đồng thời để thỏa mãn kỳ vọng của người khác (ví dụ là sếp), họ không ngại nhận nhiều hơn công việc cần xử lý. Họ không muốn trở nên rảnh rỗi, và chỉ muốn bản thân bận rộn nhiều hơn nữa để có thể chứng minh năng lực, tạo ra thành tích vượt trội.
Những người như này luôn luôn muốn hoàn thành mọi thứ trước deadline để triển khai dự án khác, nên nếu họ hoàn thành đúng hẹn hoặc trễ hẹn, họ cũng dễ bị sụp đổ bởi lý do này.
Kỳ vọng phi thực tế
Họ cho rằng chỉ cần họ chăm chỉ, họ sẽ được thăng chức.
Họ cho rằng chỉ cần họ nhận thật nhiều việc, họ sẽ có nhiều tiền.
Thế nhưng, trong quá trình đánh thức lại tư duy, họ mới phát hiện ra mình đã sống phi thực tế như thế nào. Hiển nhiên, hai mục đích kia là mong muốn của đa số người, vì thế, nó chẳng có gì lạ cả. Nhưng nó phi thực tế ở chỗ, họ đang cố gắng áp đặt kết quả cho bản thân và cho những người họ không thể đoán được, ví dụ là sếp.
Hậu quả là gì, là khi phát hiện mình đã sống mệt mỏi ra sao, họ càng muốn từ bỏ công việc, hoặc cần nhiều thời gian để ổn định lại.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được mình đã rơi vào bẫy Chủ nghĩa năng suất độc hại, bởi ranh giới giữa nó và sự nỗ lực hoàn toàn rất mờ.
Không đánh giá giá trị thực tế
Giá trị thực tế chính là kết quả rõ nhất để bạn được mình đóng góp gì cho đơn vị, doanh nghiệp mình đang công tác. Khi tiến hành phân chia bảng đánh giá từng danh mục, hãy nhìn xem với tốc độ làm việc hiện tại, kết quả đóng góp của bạn có gia tăng không, hay vẫn đứng yên hoặc giảm xuống.
Nếu bạn điên cuồng làm việc mà quên đi giá trị này, bạn sẽ đánh mất thêm nhiều quyền lợi dành cho mình.
Chữa lành sự độc hại của chủ nghĩa năng suất
Để chữa lành cho những người từng bị sụp đổ bởi chủ nghĩa năng suất, bạn có thể lưu ý một số điểm sau:
Kế hoạch phù hợp
Kế hoạch cũ là kế hoạch đốt cháy giai đoạn, nhưng kế hoạch hiện tại là xây dựng lại lối làm việc lành mạnh trong khả năng của bạn, với điều kiện nó được cân bằng với những yếu tố sức khỏe, tinh thần.
Với kế hoạch này, bạn hãy giãn cách thời gian tiếp nhận dự án, tiến hành điều chỉnh tiến độ dự án cho phù hợp để kết nối với những đồng nghiệp khác.
Khi xây dựng kế hoạch, bạn có thể tham khảo Ma trận Eisenhower để phân chia mức độ:
- Cấp thiết và quan trọng
- Không cấp thiết nhưng quan trọng
- Cấp thiết nhưng không quan trọng
- Không cấp thiết cũng không quan trọng
Dựa trên 4 kiểu phân loại này, bạn có thể sắp xếp các hạng mục tương ứng để đảm bảo tiến hành theo đúng trình tự.
Tham khảo: Bullet Journal: Giải Pháp Để Bạn Không Còn "Ăn Hành" Từ Deadline
Cân bằng các yếu tố trong cuộc sống
Nguyên tắc mà bạn nên nhớ là: Chúng ta làm việc để sống, chứ không sống để làm việc.
Con người làm việc để kiến tạo cuộc sống và tạo ra giá trị vật chất có tính trao đổi, phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, làm việc không phải là hoạt động duy nhất cấu thành đời sống của bạn.
Xung quanh bạn vẫn còn rất nhiều phong cảnh tươi đẹp, rất nhiều những bộ phim hay, và biết bao nhiêu điều thú vị khác. Bạn không cần vắt kiệt sức lao động của mình cho công việc, mà hãy chia đều nó cho việc xây dựng các mối quan hệ, nuôi dưỡng đời sống tinh thần.
Trong đó, sức khỏe thể xác và sức khỏe tinh thần bạn cần đặc biệt chăm sóc để đạt tới sự khỏe mạnh toàn diện. Nhiều người tập trung vào việc cải thiện sức khỏe thể xác thông qua việc ăn xanh uống xanh, thế nhưng lại quên đi mất việc bồi dưỡng các cảm xúc và ổn định tinh thần.
Gợi ý: Suy giảm sức khỏe tâm thần: Một sản phẩm đến từ những kỳ vọng
Hiện nay, những căn bệnh liên quan đến tinh thần ngày càng có xu hướng gia tăng, từ độ tuổi thiếu niên cho tới những người trưởng thành. Do vậy, việc chăm sóc tinh thần vô cùng quan trọng, là một yếu tố giúp hình thành work-life-balance.