Cảm giác buồn chán ở văn phòng là chuyện khá tự nhiên, đặc biệt là với người trẻ. Tuy nhiên, nếu kéo dài thì tình trạng này có thể gây ra tâm lý mông lung, cảm thấy mất phương hướng và thiếu động lực. Sau khi tham khảo một vài diễn đàn, kết hợp với quan sát và kinh nghiệm của bản thân, tôi xin đưa ra một vài chỉ dẫn giúp bạn thoát khỏi trạng thái trì trệ này như sau.
Người nào có lịch trình khoa học hay năng suất ổn định đáng ngưỡng mộ – ít nhiều đều từng là kẻ nghiện việc. Không ai tự dưng nhảy sổ vào một lĩnh vực rồi phương pháp hoá được nó ngay. Cần có thời gian để thử và sai, và rút kinh nghiệm.
Nếu một ngày bạn thức dậy và nhận thấy mình không còn yêu công việc mình đang làm như ngày trước nữa, tình trạng đó có thể chỉ kéo dài trong vòng vài ngày. Nhưng sẽ thế nào nếu đã vài tuần rồi mọi chuyện vẫn không tiến triển? Bạn thấy cơ thể vẫn ổn nhưng tâm trí thì kiệt quệ. Bạn không muốn làm bất cứ gì cả. Đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang trải qua hội chứng burn-out (kiệt sức), một khái niệm rất quen thuộc ngày nay. Cuối cùng thì nó cũng gõ cửa nhà bạn, tìm đến bạn và hành hạ bạn. Dưới đây là những gì bạn cần biết về hiện tượng này và cách để thoát ra khỏi nó.
Bạn có bao giờ nghĩ tới việc được làm ở một công ty có ông sếp vô cùng dễ tính, không bắt bạn phải mặc đồng phục, có thể làm việc từ xa nếu muốn, ra về bất cứ khi nào xong việc và mức lương thì vô cùng ổn không?
Nếu có thì tin vui cho bạn đây: công việc tưởng như chỉ có trong mơ đó nay đã được hiện thực hóa, thậm chí trở thành một làn sóng mới do những người trẻ tuổi dẫn đầu — và nó được gọi tên bằng thuật ngữ lazy-girl job.
Trong khi còn hoang mang không biết nó ra làm sao, dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về phong trào ‘lười biếng đồng loạt’ này.
Quiet quitting (bỏ việc trong thầm lặng) là thuật ngữ ám chỉ việc nhân sự thực hiện các yêu cầu tối thiểu của công việc và không đầu tư nhiều thời gian, công sức hoặc nhiệt tình hơn mức cần thiết. Người lao động chỉ làm việc ở mức đủ chứ không hơn, hài lòng với vị trí hiện tại của họ và nhận lương mỗi tháng đều đặn.
Vào đầu năm 2020, chịu tác động lớn của mạng xã hội và đại dịch Covid khiến mọi người phải làm việc từ xa — quiet quitting đã nổi lên như diều gặp gió. Độ phổ biến của nó đã lan rộng từ Hoa Kỳ sang khắp các quốc gia khác, tuy nhiên các nhà quản lý hoài nghi rằng đây có thực sự là một xu hướng mới hay chỉ đơn thuần là cái tên hoa mỹ cho một vấn đề muôn thuở trong các doanh nghiệp.
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao có những người cả đời chỉ làm nhân viên dù trình độ chuyên môn rất tốt, trong khi đó có những người dù chuyên môn không cao bằng nhưng lại được thăng chức lên làm quản lý không?
Bạn có bao giờ để ý các cầu thủ bóng rổ lừng lẫy một thời khi lui về làm huấn luyện viên đa phần đều thất bại?
Có phải là do họ yếu kém hay không? Hay số phận đã định là họ chỉ nên làm một quân tốt trên bàn cờ do tay của kẻ khác điều khiển?
Nguyên tắc Peter sẽ giải thích tất cả những câu hỏi trên. Rất nhanh thôi!
Tại sao có người chỉ nộp CV vài nơi là đã được gọi đi phỏng vấn, trong khi người khác rải CV hàng chục công ty mà mãi không được cuộc gọi nào?
Bạn có bao giờ rơi vào tình trạng như trên?
Bạn có muốn bản CV của mình chuyên nghiệp hơn, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, khiến bạn nổi bật hơn so với vô vàn ứng viên khác?
Có chứ. Chắc chắn là có rồi.
Nhưng hầu hết chúng ta, nhất là bạn trẻ thường mắc phải những lỗi rất cơ bản khi viết CV, nhưng lại là hạt sạn to đùng mà nhà tuyển dụng lắc đầu ngao ngán.
Hãy xem bạn có đang mắc phải lỗi nào không nhé và nếu có thì, đến lúc sửa rồi đó!
ChatGPT, chatbot miễn phí do Open AI phát triển xuất hiện vào tháng 11/2022 và tạo tiếng vang dữ dội tới mức các ông lớn công nghệ khác cũng đua nhau ra mắt phiên bản chatbot của riêng mình. Năm 2023 có thể coi là “cuộc đua AI”.
Viết sách, viết content, viết kịch bản, hỏi xin lời khuyên, giải bài tập, nghĩ ý tưởng,... con chatbot này đã và đang chứng tỏ được sự vô đối của mình (dù đôi khi mấy câu trả lời vẫn hơi đuối và độ tin cậy đạt tầm 70 – 80%).
Nhưng nếu biết sử dụng, ChatGPT thực sự là một mảnh đất phì nhiêu để bạn canh tác. Dù bạn là ai, bạn đang làm gì và bạn cần giúp đỡ gì, dưới đây là một vài cách phổ biến nhất để bạn “lợi dụng” ChatGPT.
Đây có lẽ là bài dài nhất tôi từng viết tại WeStudy.
Thú thật, bài này tôi còn chẳng phải tham khảo nhiều. Bạn sẽ không tìm thấy nguồn tài liệu tham khảo ở cuối bài đâu. Tất cả đều là kinh nghiệm tôi tự rút ra sau hơn 2 năm làm Freelancer (tất nhiên là vẫn quá ít đối với nhiều người), nhưng tôi tin là đủ hữu ích với những người vẫn đang ở vạch xuất phát.
Các chủ doanh nghiệp luôn kỳ vọng nhân viên của mình hết mình cho công việc, gia tăng tốc độ và kết quả cho các dự án khác nhau. Và nhân viên, để đáp ứng kỳ vọng ấy, đồng thời đáp ứng mục tiêu thăng chức, gia tăng tài chính,... mà tự đẩy mạnh khả năng làm việc của bản thân bất chấp thời gian, sức khỏe và các mối lo khác trong cuộc sống. Thái độ làm việc này được gọi là Toxic productivity - chủ nghĩa năng suất độc hại - thứ đang gây ra sự mất cân bằng của các vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Khi kết quả không chạm tới mục tiêu và kỳ vọng, những con mồi của chiếc bẫy năng suất này sẽ tự nhiên sụp đổ. Vậy chúng ta cần nhìn nhận nó ra sao và giải quyết bằng cách nào, hãy cùng WeStudy tìm hiểu nhé!!