• 5 Bí Quyết Giúp Bạn Chiến Thắng Trên Bàn Đàm Phán

    5 Bí Quyết Giúp Bạn Chiến Thắng Trên Bàn Đàm Phán

    Đàm phán là một trong những hoạt động cần thiết để thống nhất tới quyết định cuối cùng có lợi cho cả hai bên. Trước kia, đàm phán được dùng như một từ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, bản chất của đàm phán cũng là hoạt động trao đổi lợi ích trong hoạt động nghị hòa thời cổ đại và ngoại giao của thời hiện đại, là những thương lượng giữa nhà tuyển dụng và người lao động, trả giá trong mua bán thông thường,... Trong khi đàm phán, nếu bạn càng có nhiều ưu thế, bạn có thể giảm thiểu một cách tối đa những bất lợi và giữ quyền chủ động trong các đề nghị phù hợp với lợi ích mong muốn. Tuy nhiên, một cuộc đàm phán thành công sẽ dựa trên nguyên tắc “win - win” đôi bên có lợi, như vậy mới có thể duy trì quan hệ hợp tác lâu dài. Ngay cả khi bạn nắm quyền chủ động, bạn cũng không thể ở trong thế chèn ép và vẫn cần thỏa mãn yêu cầu lợi ích từ đối phương. Vậy, làm thế nào mới giữ được quyền chủ động để thành công có được hợp đồng, đạt được lợi ích mục tiêu? Cùng WeStudy lưu lại những bí quyết sau nhé!!

  • Bí Quyết Tiêu Dùng Thông Minh Để Không Bị “Thao Túng Tâm Lý” Khi Săn Sale

    Bí Quyết Tiêu Dùng Thông Minh Để Không Bị “Thao Túng Tâm Lý” Khi Săn Sale

    “Bộ quần áo này đang sale 30% rồi, không mua là không còn nữa mất…”

    “Mã Freeship dùng cho hôm nay thôi, phải áp dụng liền không hết…”

    Những ngày Sale đầu tháng, giữa tháng, hay những dịp lễ đặc biệt, các sàn thương mại điện tử lại bùng nổ những mặt hàng sale mạnh 30%, 50%, rồi tặng kèm các mã giảm 15K, 10K khiến khách hàng càng thêm “điên cuồng” mua sắm. Thế nhưng, đó chỉ là phương pháp “thao túng tâm lý” khách hàng của các chủ shop và các sàn thương mại điện tử nhằm gia tăng hành vi mua hàng. Làm sao để phát hiện và phòng tránh điều đó? Cùng WeStudy tìm ra bí thuật phòng chống thao túng tâm lý ngày săn sale nhé!!

  • Emotional Intelligence: Phần còn lại của trí tuệ quan trọng như thế nào?

    Emotional Intelligence - EQ: Lưới Cảm Xúc Thâu Tóm Sự Yêu Thích Của Mọi Người

    Trong các diễn luận của triết học Mác Lenin, xã hội luôn tồn tại song song vật chất và ý thức, tính khách quan và sự chủ quan, hữu hình và vô hình,... Trí tuệ của con người cũng vậy, bao hàm cả sự khách quan logic và những rung động về tình cảm, được thể hiện thông qua chỉ số IQ và EQ. IQ - Intelligence Quotient là mức thang đánh giá khả năng tư duy, biện giải của cá nhân trong quá trình xác lập logic trước mọi lĩnh vực của cuộc sống. 

    Nhiều người thường coi IQ như một căn cứ để đánh giá sự tài giỏi của một người và có xu hướng đề cao nó như cách người ta đã làm với các môn học thiên logic như Toán học, Sinh học, Vật lý. Tuy nhiên, trong cuốn “Emotional Intelligence: Why it Can Matter More Than IQ”, nhà tâm lý học nổi tiếng Daniel Goleman đã xác nhận về tầm quan trọng của IQ và EQ cũng như sự cần thiết của việc kết nối hai chỉ số trí tuệ đó nếu muốn phát triển một cách hài hòa. EQ - Chỉ số cảm xúc hay Emotional Intelligence - Trí tuệ cảm xúc đều là cái tên gọi cho phần còn lại của trí tuệ, thứ giúp bạn thấu hiểu nội tâm người khác.

  • Học Cách Sống Chung Với Drama Và Vô Hiệu Hóa Lời Chỉ Trích

    Học Cách Sống Chung Với Drama Và Vô Hiệu Hóa Lời Chỉ Trích

    Đứng trước chỉ trích, có người lựa chọn “im lặng là vàng”, để thời gian đưa ra câu trả lời chứng minh. Cũng có người khi gặp chỉ trích, đã vận động hết khả năng của bản thân từ tài chính, kiến thức, mối quan hệ,... để khẳng định mình đúng. 

    Mỗi người có một sự lựa chọn khác nhau, và hiển nhiên, kết quả cuối cùng mới là câu trả lời tốt nhất cho sự lựa chọn đó. Vì thế, cách mà bạn đối diện với những lời chỉ trích cũng là một nghệ thuật sống để có thể luôn vươn lên trong cuộc đời này. Giống như một khu vườn trồng một loại hoa nhưng xung quanh lại mọc đầy cỏ dại. Chỉ trích giống như loài cỏ dại, đến cuối cùng, nếu loài hoa có thể lấy lại phần đất của mình, thì loài hoa ấy đã chiến thắng. 

    Vậy, làm thế nào mới thực sự là đối mặt và giải quyết những chỉ trích đúng cách? Hãy cùng WeStudy đi tìm câu trả lời nhé!

  • Quarter Life Crisis: Chúng Ta Nghĩ Gì Ở 1/4 Cuộc Đời

    Khủng Hoảng Tuổi 22: Nếu Không Vượt Qua Bạn Sẽ Đánh Mất Nhiều Cơ Hội

    Năm 18 tuổi, bạn đỗ vào trường Đại học mơ ước, có thể thực hiện ao ước tự lập và tự do bấy lâu nay. Từ đây, sẽ có rất nhiều hướng xảy ra. 

    Hướng thứ nhất, bạn năng nổ tham gia vào những câu lạc bộ, tích lũy kinh nghiệm phong phú, sớm có việc làm và dạn dĩ hơn bạn bè đồng trang lứa. Nhưng khi có được những điều mà người khác cho là thành công, bạn lại cảm thấy chơi vơi, mất phương hướng. 

    Hướng thứ hai, bạn bước vào môi trường mới với tâm trạng háo hức, nhưng lại cảm thấy mọi thứ không như kỳ vọng. Những lạc lõng, cô đơn, nỗi sợ không thể hòa nhập, mất kết nối xung quanh khiến chúng ta xa rời những mục tiêu đã đặt ra. 

    Vậy là, dù ở tuổi 18, 20 hay 22, thì trong khoảng ¼ cuộc đời ấy, chúng ta đều gặp phải khủng hoảng về định hướng và chất lượng cuộc sống, được gọi bằng một thuật ngữ tâm lý  “Quarter life crisis”.

    Hãy cùng chúng mình tìm kiếm những ý niệm về “Quarter life crisis” nhé!!

  • Làm Sao Để Chuyển Hóa Mặc Cảm, Tự Ti Thành Động Lực Giao Tiếp?

    Làm Sao Để Chuyển Hóa Mặc Cảm, Tự Ti Thành Động Lực Giao Tiếp?

    Điều gì khiến bạn ấp úng và căng thẳng đến mức tứa mồ hôi đầy tay hoặc không thể kiểm soát nhịp điệu giọng nói khi phải trình bày một điều gì đó trước đám đông, trước người lạ,...?

    Trong quá trình trưởng thành của mỗi người, sẽ có ít nhất một lần trải qua cảm giác này, đó là Glossophobia, nỗi sợ nói trước đám đông. Họ không đủ bình tĩnh để trình bày những điều bản thân đã chuẩn bị, và cũng không đủ bản lĩnh để có thể thuyết phục những người nghe. Bởi, nỗi sợ đã ngáng chân họ lại, phủ lấp toàn bộ tâm trí, suy nghĩ của họ khi đứng trước những người khác. 

    Vậy, Glossophobia đến từ đâu và phải làm thế nào để thoát khỏi nó? Hãy cùng WeStudy tìm kiếm câu trả lời nhé!

  • LẮNG NGHE THẤU CẢM: ĐỨNG VỀ PHÍA CẢM XÚC

    Lắng Nghe Thấu Cảm: Đứng Về Phía Cảm Xúc

    Thính giác là một trong năm giác quan của con người. Nhưng lắng nghe là nghệ thuật(Frank Tyger). Điều quan trọng trong việc tạo ra những mối quan hệ đúng nghĩa và bền vững chính là biết lắng nghe. Khi chúng ta chấp nhận lắng nghe người khác, tức là chúng ta đang cho họ cơ hội thể hiện bản thân và mở lòng để họ bước vào, ngược lại chúng ta cũng mong chờ điều đó ở họ. 

    Thế nhưng, liệu lắng nghe là chỉ ngồi lại và nghe thôi sao? Lắng nghe cần có nghệ thuật để nó trở thành sự lắng nghe có ý nghĩa - lắng nghe thấu cảm. 

  • Leonardo Dicaprio: Từ Chàng Thơ Say Tình Đến Kẻ Lừa Phỉnh Chạy Trốn Nỗi Cô Đơn

    Leonardo Dicaprio: Từ Chàng Thơ Say Tình Đến Kẻ Lừa Phỉnh Chạy Trốn Nỗi Cô Đơn

    “Ông chú súng nước”, “Ảnh súng nước đâu”,... hẳn là những câu đùa vô cùng quen thuộc của khán giả khi nhắc về nam diễn viên Leonardo DiCaprio. Bỏ qua những hình ảnh hài hước khiến người khác không thể ngừng cười, thậm chí được sửa thành những meme dùng trong bình luận trên không gian mạng, Leonardo DiCaprio vẫn là một biểu tượng đa sắc của điện ảnh Mỹ. Điều gì đã khiến Leonardo DiCaprio nổi tiếng và luôn được lòng khán giả, bạn diễn và các nhà làm phim? Liệu mọi thứ hào quang chỉ là vì nét nhan sắc đa tình và đôi mắt hút hồn? Ở Leonardo DiCaprio có những tố chất mà bất cứ diễn viên nào muốn thành công cũng phải học hỏi. Những tố chất ấy là thứ giúp cho nhan sắc và tài năng của Leonardo DiCaprio có thể vươn tới đỉnh cao và ghi dấu với những vai diễn vượt dòng thời đại. Cùng WeStudy tìm kiếm những điều đó nhé!

  • Nghệ Thuật Đối Thoại Của Socrates: "Tôi Biết Rằng Tôi Không Biết Gì Cả"

    Nghệ Thuật Đối Thoại Của Socrates: "Tôi Biết Rằng Tôi Không Biết Gì Cả"

    “Tôi biết rằng tôi không biết gì cả” là tuyên bố của triết gia người Hy Lạp cổ đại Socrates (ghi chép lại bởi Platon). Nhiều ý kiến cho rằng, không rõ Socrates có thực sự nói ra câu nói này không, nhưng có một sự thật là nghệ thuật đối thoại của ông có chứa đựng câu nói này. Phương pháp còn được gọi là “bác bỏ bằng logic” (elenchus), được Socrates áp dụng cho việc kiểm nghiệm các khái niệm quan trọng về mặt đạo đức như Tốt đẹp và Công bằng. Platon là người đầu tiên miêu tả phương pháp này trong tác phẩm "Các cuộc hội thoại của Socrates". 

    Ngày nay, phương pháp Socrates được áp dụng trong các cuộc đối thoại nhằm thúc đẩy sự khám phá đến tận cùng và đầy đủ nhất, kích thích tư duy của những người tham gia cuộc đối thoại, đồng thời duy trì được không khí cuộc đối thoại cho đến khi tìm thấy chân lý.

    Vậy phương pháp Socrates được thực hiện như thế nào, hãy cùng WeStudy tìm hiểu nhé!!

  • Nhìn Lại Xu Hướng Sách Nói: Có Một Thứ "Gia Vị" Bị Bỏ Quên

    Nhìn Lại Xu Hướng Sách Nói: Có Một Thứ "Gia Vị" Bị Bỏ Quên

    Trong vài năm trở lại đây, sách nói đã tạo ra một thị trường không nhỏ cho mình, với những cái tên không mấy xa lạ như Fonos, Waka, Gác sách, Hẻm Audio,... Không khó để tìm thấy trên các ứng dụng độc quyền của các công ty sách, hoặc trên Podcast, Youtube những tệp âm thanh lưu trữ nội dung của những cuốn sách thú vị. Thị trường này không chỉ tạo ra một ngách tăng trưởng doanh số cho các nhà phát hành, mà còn là động lực cho các cá nhân tham gia mạnh mẽ hơn vào việc sáng tạo nội dung. Sách nói, người đọc, nhạc dẫn,... đã là một yếu tố trong hoạt động giải trí, nâng cao trí tuệ của chúng ta. Thế nhưng, đâu đó trong những cuốn sách nói vẫn còn thiếu một chút gia vị, thứ gia vị khiến cho sách nói trở nên cuốn hút hơn, đặc biệt hơn. Cùng WeStudy tìm kiếm thứ gia vị đó nhé!!

  • Những Chiếc Hộp Giao Tiếp Giúp Bạn Cảm Thấy Thoải Mái Trên Mạng Xã Hội

    Những Chiếc Hộp Giao Tiếp Giúp Bạn Cảm Thấy Thoải Mái Trên Mạng Xã Hội

    Ngày nay, rất nhiều người phản ánh rằng, họ cảm thấy mạng xã hội là một nơi vô cùng “độc hại”. Bên cạnh những lợi ích như thông tin nhanh chóng, dễ dàng kết nối, thì việc tự do phát ngôn khiến mạng xã hội trở thành nơi tồn đọng của vô số các quan điểm tiêu cực, ngôn từ xấu xí, nhiễu loạn sự thật và công kích không có điểm dừng. Chính vì thế, lớp thanh niên sử dụng mạng xã hội mang theo cả tâm lý bất an vì lo sợ một phát ngôn nhỏ nhất của mình đi ngược lại số đông và sẽ bị công kích cá nhân về ngôn ngữ, hình thể, công việc,... 

    Vậy, làm thế nào để có được một không gian giao tiếp an toàn hơn trên mạng xã hội? Sau đây là những “chiếc hộp giao tiếp” giúp bạn giải quyết vấn đề này. Hãy cùng WeStudy khám phá từng chiếc hộp nhé!

  • PHƯƠNG PHÁP GIÚP NGƯỜI HƯỚNG NỘI LÀM CHỦ MỌI CUỘC GIAO TIẾP

    Phương Pháp Giúp Người Hướng Nội Làm Chủ Mọi Cuộc Giao Tiếp

    “Mình đã cố gắng để kết nối với mọi người nhưng không thành công…”

    “Mình cũng muốn trò chuyện nhưng lại không biết nên chen vào lúc nào vì mọi người nói vui quá…”

    Tình cảnh này, bất cứ ai cũng đều có thể gặp phải, đặc biệt là nhóm người hướng nội - những người có xu hướng rụt rè và ngại ngùng hơn, và vì họ không dễ dàng tiếp cận người khác. Những lần như thế, rất nhiều người hướng nội cảm thấy bản thân không cách nào hòa nhập, một phần cũng lo ngại chính mình làm hỏng bầu không khí hoặc bị lạc lõng trong đó. 

    Nhưng trong thâm tâm, người hướng nội vẫn khao khát được giao tiếp, ngưỡng mộ những cuộc giao tiếp vui vẻ. Hãy cùng WeStudy đưa ra những phương pháp tốt nhất giúp người hướng nội nhé!

  • Từ Bỏ Hạnh Phúc Giả Tưởng: Tôi Sẽ Hạnh Phúc Khi…

    Từ Bỏ Hạnh Phúc Giả Tưởng: Tôi Sẽ Hạnh Phúc Khi…

    Khao khát về hạnh phúc của một người cơ bản sẽ diễn ra như sau. Ở tuổi 18, trong những ngày ôn thi vất vả mệt mỏi, bạn liền thốt lên “Mau mau kết thúc thôi, tôi sẽ hạnh phúc khi được vào đại học”. Ở tuổi 22, vội vàng chuẩn bị luận văn và hồ sơ tốt nghiệp, bạn mong đợi: “Tôi sẽ hạnh phúc khi được đi làm đúng ngành và kiếm tiền, tiêu tiền theo ý thích”. Ở tuổi 25, sau vài năm chăm chỉ làm việc, bạn lại mơ ước: “Tôi sẽ hạnh phúc khi có một căn nhà”. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng mình phải hạnh phúc sau khi đã đạt được một kết quả nào đó mang tính dấu mốc quan trọng của cuộc đời. Chuyển dòng thời gian đến khoảnh khắc nhận được đó, bạn chưa kịp tận hưởng thì lại bắt đầu nỗi lo lắng phải trải qua giai đoạn tiếp theo như nào, liệu đây có phải hạnh phúc không hay là một điều lớn hơn khác. Cứ thế, hạnh phúc trở nên le lói và mơ hồ trong thế giới của bạn. Và dù là một câu phổ biến, nhưng con người vẫn tìm kiếm muôn đời - Hạnh phúc là gì? - cùng WeStudy giải đáp nó nhé!!

  • Tuyệt Chiêu Giao Tiếp "Vô Thanh": Chữ “Tâm” Bên Trong Chữ “Thính”

    Tuyệt Chiêu Giao Tiếp "Vô Thanh": Chữ “Tâm” Bên Trong Chữ “Thính”

    Giọng nói, ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người. Trong bất cứ mối quan hệ nào, giọng nói và ngôn ngữ đều nắm giữ vai trò quan trọng có tính quyết định. Để thuyết phục thành công khách hàng, giọng nói của bạn phải rõ ràng nhưng mềm mỏng với ngôn từ uyển chuyển. Để phản biện trong thuyết trình, giọng nói của bạn phải rõ ràng dứt khoát không chần chừ, ngôn từ sắc bén, dùng những từ “đắt” để bài nói thêm phần ấn tượng. Thế nhưng, trong giao tiếp, để thực sự nắm bắt được trái tim của người nghe, bạn vẫn cần đến những “kỹ năng vô thanh” khác. 

    Trong chiết tự chữ “Thính” (聽 - nghe) của người Trung Quốc, chỉ một sự nghe nhưng cần tới 5 yếu tố: “Nhĩ” (耳 – tai), “Vương” (王 – vua), “Thập” (十 – mười), “Mục” (目 – mắt), “Nhất” (一) và “Tâm” (心). Đây chính là điều mà người xưa muốn gửi gắm trong giao tiếp, là những nguyên tắc quan trọng để những người tham gia giao tiếp cảm thấy mình được lắng nghe đúng nghĩa. Vậy, những nguyên tắc ấy thể hiện như thế nào và làm sao để đạt tới, cùng WeStudy tìm câu trả lời nhé!

  • Văn Hóa Đối Thoại Trên Mạng Trong Một Thoáng Suy Tàn

    Văn Hóa Đối Thoại Trên Mạng Trong Một Thoáng Suy Tàn

    Một thoáng là bởi nó chỉ diễn ra trong một không gian mạng, thoát ly khỏi không gian đó, những người tham gia đối thoại vẫn có thể thản nhiên sống một cuộc đời khác với một nhân cách, con người khác. Suy tàn là bởi họ đã lạm dụng cái sự không tồn tại như một thực thể của các cuộc đối thoại để thỏa mãn những cảm xúc cá nhân. Sự khác biệt của nhóm người tham gia đối thoại kiểu “được ăn cả ngã về không”, “sống chết mặc bay” này là không có tinh thần nhân văn như những người tham gia đối thoại vì một mối quan tâm sâu sắc trên nền tảng kiến thức vững vàng. Nếu bạn dạo một vòng trên “hớp ý trăng sao” - fanpage của những cuốn sách cũ - bạn sẽ thấy một bầu không khí đối thoại rất văn minh. Người ta không comment một cách bừa bứa, không dùng những ngôn từ độc hại, không để lại dấu chấm hay một dấu hiệu nào đó thường thấy của các fanpage giải trí. Đó chính là không khí của sự nhân văn. Vậy, rốt cuộc thì văn hóa đối thoại trên không gian mạng đã suy tàn đến đâu? Cùng WeStudy lắng nhìn điều đó nhé!!

  • Vô Cảm - "Căn Bệnh" Của Những Tâm Hồn Vụn Vỡ

    Vô Cảm - "Căn Bệnh" Nảy Mầm Từ Những Vết Nứt Văn Hóa

    Đạo đức nói về lòng trắc ẩn như một phẩm cách đặc trưng và cần thiết của con người. Trong những bài học đầu tiên khi đến với cuộc đời, chúng ta được dạy về chiếc lá lành đùm bọc chiếc lá rách, về nhiễu điều che phủ giá gương, về bầu bí họ hàng phải yêu thương lẫn nhau. Con người sinh ra trong yêu thương, lớn lên cùng yêu thương và rồi đem yêu thương dẫn tỏa đi muôn ngả. 

    Thế nhưng đâu đó, giữa một bầu xã hội ngày càng phức tạp, hạt giống của vô cảm đã nảy mầm. Quan hệ gắn kết xã hội rạn nứt, là biểu hiện của những vết gãy văn hóa, vết gãy tâm hồn. Trong khi người người lên tiếng phê phán “vô cảm”, thì họ lại quên mất phải đi tìm câu trả lời tại sao nó được sinh ra, tại sao người ta quan tâm đến vật chất, tại sao con người từ bỏ việc giúp đỡ lẫn nhau. Như từ “căn bệnh” gắn liền với “vô cảm”, nó đến từ những tâm hồn vụn vỡ. 

    Hôm nay, hãy cùng WeStudy lắng nghe những vụn vỡ ấy nhé!

Bài Viết Mới Nhất

Bài Viết Được Đọc Nhiều Nhất