“Sao em ít nói thế? Em có hiểu văn hóa doanh nghiệp không?”.

“Em có vẻ không hòa đồng với mọi người nhỉ?”.

“Sao bạn ấy lạnh lùng thế, chẳng nói chuyện mấy?”.

Đó chính là sự hiện diện của mâu thuẫn hướng nội và hướng ngoại. Khi đặt người có xu hướng hướng nội phần nhiều vào trong các môi trường mang tính cộng đồng, nhóm, số đông,... họ dễ gặp phải những phản hồi tương tự. Thực tế là, những người hướng nội không phải những người bài xích xã hội như cách mà nhóm định kiến hướng ngoại phân tích, phán xét về họ. Vì thế, hành vi đẩy những người có xu hướng hướng nội vào trạng thái tội lỗi vì chưa giao tiếp nồng nhiệt là một hành vi mang tính chất cực đoan và thường núp dưới danh nghĩa sự hòa đồng. Ngày nay, định kiến xã hội hướng ngoại len lỏi ở khắp mọi nơi và buộc mọi người phải chạy theo nó. Hãy cùng WeStudy bóc tách câu chuyện này và tìm ra cách xử lý dành cho những người hướng nội nhé!!

Định kiến xã hội hướng ngoại là hình thức bạo lực tinh thần

1. Định kiến xã hội hướng ngoại là gì?

Để hiểu rõ hơn về định kiến xã hội hướng ngoại, cần xác định chính xác thế nào là hướng nội, thế nào là hướng ngoại.

Nhà tâm thần học, tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Jung đã đưa ra luận thuyết về hướng nội và hướng ngoại vào năm 1920. Đây là hai yếu tố trong nhóm 8 phân loại về tính cách. Theo đó:

Extrovert - Hướng ngoại là phân loại để chỉ những người:

  • Thích một không gian luôn sôi nổi, nhiều năng lượng và có thể kết nối với những người khác. Đây là kiểu người thích hợp với cộng đồng, tham gia tình nguyện trong các sự kiện, các dự án có tính chất hoạt động nhóm cao như VietPride, Triển lãm giáo dục Hoa Kỳ, VietNam International Fashion Week,...Bạn bè vui vẻ kỷ niệm sự kiện cùng nhau
  • Dễ dàng bắt chuyện với người khác, ít gặp khó khăn trong việc tạo ra các cuộc giao tiếp với người lạ. Những người hướng ngoại thường giữ vai trò chủ động trong giao tiếp và có cách riêng để làm bầu không khí chạy theo tâm trạng của họ. Vì thế, họ dễ kết bạn hơn và có thể làm quen với tất cả mọi người. Kiểu người này giống như là “đại sứ ngoại giao”, và nếu trong lớp, họ sẽ là bí thư hoặc lớp phó đời sống. Còn trong câu lạc bộ, họ sẽ đảm nhiệm những vị trí khá cao không chỉ nhờ năng lực mà còn là tinh thần họ tạo ra cho cả nhóm. 
  • “Đây là tôi và tôi sẵn sàng để hòa nhập” - đó có thể coi là một tuyên ngôn của những người hướng ngoại. Họ hầu như không gặp khó khăn để trở thành điểm nhấn của bất cứ nhóm nào. Ngay cả khi họ đứng một mình, họ cũng sẽ kết nối được những người khác vào một nhóm. Vì thế, với những điều mới, họ cũng xu hướng dám thử, dám làm một cách mãnh liệt. 

Introvert - Hướng nội là phân loại để chỉ những người:

  • Khác với những người hướng ngoại, người hướng nội có xu thế khép mình hơn và giản lược các cuộc giao tiếp. Người hướng ngoại yêu kết nối thì người hướng nội thích sự độc lập và họ vui với sự cô đơn - tức là tận hưởng thế giới của bản thân. Điều đó không có nghĩa là họ tách biệt với mọi người, mà họ sẽ quan tâm đến bản thân nhiều hơn. Đồng thời họ sẽ cố gắng để mọi thứ ôn hòa và tránh xung đột.Khái niệm ở nhà
  • Người hướng nội cẩn thận và dành thời gian để cân nhắc mọi thứ. Từ việc đưa ra các ngôn từ trong giao tiếp cho đến quyết định làm một điều gì đó, bên cạnh việc cân nhắc lợi hại, họ cũng sẽ phân vân một chút về độ phù hợp, khả năng của bản thân. 
  • Người hướng nội thích lắng nghe, và họ nói khi đã nghe thật sâu sắc. Điều này khiến cho những người hướng nội đại diện cho sự tinh tế và nhạy cảm, luôn nhìn thấu những rung động nhỏ nhất của cảm xúc. Có lẽ vì thế mà khả năng sáng tạo của người hướng nội cũng vô cùng nổi bật vì sự nhạy cảm của họ với thế giới. 

Tham khảo: Cách người hướng nội làm chủ giao tiếp.

Có thể hình dung hướng nội và hướng ngoại cùng nằm trên một trục với điểm cân bằng ở chính giữa. Trong khi đó, hướng ngoại tiến về cực dương còn hướng nội lại dao động lại cực âm. Người hướng ngoại mang vầng Thái dương còn người hướng nội lại nhã nhặn như ánh sáng của Mặt trăng. Theo học thuyết của Carl Jung, không có ai chạy về phía 100% của hai đối cực này, mà họ sẽ dao động ở khoảng giữa, không hoàn toàn hướng nội và không hoàn toàn hướng ngoại, có thể cân bằng hoặc có thể chênh lệch ít nhiều. Quan điểm này được khẳng định lại một lần nữa bởi Tiến sĩ tâm lý học Laurel Steinberg. 

Tuy nhiên, do không đọc hiểu chính xác về học thuyết của Carl Jung và các nghiên cứu tâm lý khác liên quan đến hướng nội, hướng ngoại, định kiến xã hội hướng ngoại đã xuất hiện. 

Người ta cho rằng, chỉ có người hướng ngoại và hướng nội. Người hướng ngoại sôi nổi hoạt bát còn người hướng nội lầm lì, ít nói, nhút nhát. Từ đó, người hướng nội bị coi là nhóm yếu thế, là đối tượng “tẩy chay” khi kết bạn, khi phỏng vấn, khi đi làm,... 

Có rất nhiều bài viết về người hướng nội, và mọi thứ thì đều xoay quanh định kiến - người hướng nội nhỏ bé không dám làm gì cả. Đây chính là sự sai lầm khi tiếp nhận kiến thức nửa vời, dẫn tới hệ quả là hàng loạt tư tưởng bị đóng đinh bởi những từ “nhút nhát, khó gần, không hòa đồng” dành cho người hướng nội. Và người ta thống nhất với nhau rằng, xã hội thì phải hướng ngoại. 

2. Những tác động của định kiến xã hội hướng ngoại

Có rất nhiều người chỉ nghe giải nghĩa hai từ hướng nội và hướng ngoại và khẳng định mình là một trong hai loại tính cách này. Trên thực tế, con người là sự tổng hòa của nhiều định hình tính cách. Giống như bài toán có bao nhiêu số có hai chữ số từ các chữ số 2, 3, 4, 5. Có lúc 2 đứng đầu, nhưng có khi 5 đứng đầu, có số là 23, có số lại là 45. Những tổ hợp biến hóa cũng như những tính cách được phối lại với nhau. Định kiến xã hội hướng ngoại giống như một hình thức bạo lực tinh thần mới khiến cho những người thiên về hướng nội gặp phải tình trạng:

Cố gắng trở thành người hướng ngoại

Định kiến xã hội hướng ngoại muốn những người có phần thiên về hướng nội hoặc dao động giữa hướng nội hướng ngoại cố gắng để trở thành một người hướng ngoại tuyệt đối theo những luận điệu sai lầm.

Họ cố gắng hòa vào một đám đông sôi nổi bằng sự mệt mỏi và không mấy thích thú. 

Họ cố gắng tham gia những hoạt động đông người bằng tất cả sự không tình nguyện. 

Minh họa khái niệm lo âu

Hiện nay, vẫn có những trường học yêu cầu học sinh sinh viên tham gia ít nhất một câu lạc bộ. Mặc dù, việc tham gia câu lạc bộ sẽ giúp học sinh, sinh viên phát triển, nhưng nó cũng là rào cản đối với những người không thích hoạt động nhóm đông, không thích sự ồn ào và thích trải nghiệm cá nhân nhiều hơn. 

Điều này khiến trạng thái của họ không thể đạt tới sự hào hứng, không chỉ làm giảm chất lượng hoạt động nhóm mà còn khiến tinh thần của họ mệt mỏi, chán nản. 

Không dám thừa nhận bản thân

Với những người không có nhận thức đầy đủ về hướng ngoại hướng nội hoặc không có một tinh thần vững vàng sẽ rất dễ bị những lời nói phán xét xung quanh làm cho lay động. 

Họ có xu hướng chối bỏ bản thân, tự đánh giá thấp chính mình và dằn vặt vì đã khiến người khác không vui. Những suy nghĩ này là rào chắn khiến cho họ cách xa cơ hội của bản thân, cảm thấy tự ti và không dám làm gì hết vì tự cho rằng không bằng những người hướng ngoại. 

Trong quá trình học trở thành người hướng ngoại, họ cũng gạt bỏ luôn sự quan tâm, nâng niu những cảm xúc của chính mình, sống hối hả, vội vã để theo kịp những người hướng ngoại.


Không khó để thấy những điều này, khi người hàng xóm A khoe “Con tôi ngày nào cũng tham gia hoạt động của trường sôi nổi lắm, có ảnh chụp gửi tôi xem” thì những phụ huynh thuộc nhóm B tiêu cực sẽ trở về yêu cầu con em mình cũng phải tham gia hoạt động ở trường và phải giành thành tích. 

Minh họa khái niệm lo âu

Ở một góc nhìn đơn giản hơn, cưỡng ép hướng ngoại là khi bắt một người muốn ngồi một chỗ xem và uống nước phải đứng lên hát cùng, nếu không hát là không chơi với mọi người. 

Những hành vi đánh giá và yêu cầu người khác làm theo ý của mình và ý muốn số đông, đều xuất phát từ định kiến xã hội hướng ngoại. 

Những người có xu hướng hướng nội xoay sở thế nào?

Không có ai hướng nội 100% nhưng phần nhiều tính cách hướng nội và một phần thuộc hướng ngoại thì luôn luôn tồn tại. Vậy, để tránh khỏi những định kiến đó, người có xu hướng hướng nội cũng cần có những biện pháp riêng. 

1. Nhìn nhận chính xác về bản thân mình

Đọc hiểu những tính cách, cảm xúc, tâm lý thuộc về con người nói chung và bản thân nói riêng là cách tốt nhất để không đánh mất mình. Những người có xu hướng hướng nội bị ảnh hưởng bởi định kiến thường không hiểu rõ về bản thân, cho rằng mình thật sự yếu kém, hoặc không dám đứng ra biện luận về kiểu tính cách của mình. 

Việc nhìn nhận này cũng giúp bạn có thể phát huy những điểm mạnh của mình như sự tinh tế, sáng tạo vượt trội và đi tìm câu trả lời về yếu tố hướng ngoại của bản thân. 

Vẽ tay khái niệm chánh niệm với các ký tự

Khi bạn làm chủ bản thân một cách hoàn toàn, những lời phán xét chỉ là lời tham khảo mà bạn làm cũng được, không làm cũng không sao. Bởi vì, sự hòa đồng không đo bằng việc bạn nói nhiều bao nhiêu mà ở cử chỉ của bạn, trong mỗi hành động với người khác. 

2. Loại bỏ lạm dụng định kiến

Người ta không thể lạm dụng định kiến hướng ngoại đối với bạn nếu bạn từ chối dứt khoát trong lần thứ nhất. Việc bạn thừa nhận tính cách của bản thân và không thỏa hiệp sống khác theo những người yêu cầu hướng ngoại là cách để bảo vệ chính mình khỏi những sắp đặt về sau.

Ví dụ, công ty tổ chức kỷ niệm 10 năm, và yêu cầu bạn đi tập nhảy với các phòng ban. Đầu tiên, bạn thấy mình không có khả năng nhảy, thứ hai, bạn không cho rằng bản thân sẽ phối hợp tốt cùng mọi người, bạn hoàn toàn có thể từ chối với lý do chính đáng và chủ động nhận một công việc mang tính đóng góp, phù hợp với mình hơn. Như là khảo sát bảng giá, hỗ trợ tổ chức sân khấu, hoặc viết kịch bản dẫn chương trình, kịch bản trò chơi gắn kết thành viên công ty, hỗ trợ công tác truyền thông,... 

Dù ở môi trường nào, cũng hãy luôn nghĩ đến sự thoải mái của bản thân. Nếu những người chỉ trích bạn vẫn lặp lại, thì chính xác là bạn nên rời khỏi môi trường đó vì nó độc hại và không chịu thay đổi sau những nỗ lực chứng minh của bạn. 

3. Lên kế hoạch kết nối với hướng ngoại

Đã đến lúc bạn cần trò chuyện với con người hướng ngoại của mình, để biết bản thân là kiểu hướng ngoại thích chơi với nhóm bạn, đi đây đi đó, hay là kiểu hướng ngoại mạnh mẽ, muốn sự nghiệp riêng, cũng có thể kiểu hướng ngoại nhiệt huyết tại các sự kiện tình nguyện. 

Minh họa khái niệm sức khỏe tâm thần

Khi bạn kết nối được với nó, bạn mới mang được nó ra bên ngoài và phối hợp ăn ý với dáng vẻ hướng nội. Việc kết nối con người hướng ngoại không phải để trở thành hướng ngoại mà là để có một kế hoạch chinh phục những người xung quanh bằng sự tinh tế và thêm một phần nồng nhiệt vừa đủ.